- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những sợi tóc bạc và năm dòng kẻ trắng

15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101550)

pd1

  Nhạc sĩ Phạm Duy / Ảnh: Nhật Tấn


Nhạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về  cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.

Huỳnh Lê Nhật Tấn

 

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn (HLNT): Một đông lực nào để ông thành nghệ sĩ khi thân sinh ông là Phạm Duy Tốn là nhà báo, nhà văn, doanh nhân chí sĩ yêu nước trong nền văn học mới, người bạn thân của Nhà dịch thuật, cải cách Nguyễn Văn Vĩnh. Hay thường gọi (Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố). Và là người hủi tóc ngắn và mặc âu phục đầu tiên tại VN? Xin ông có thể kể lại vài hình ảnh đáng nhớ về thân phụ cũng như trong một gia đình thăng hoa?

 

Phạm Duy (PD): Tôi không có may mắn được sống với cha vì Người qua đời khi tôi mới 2 tuổi. Nhưng khi tôi lớn lên, được biết mình là con một nhà báo, nhà văn nổi tiếng thì tôi khởi sự tìm hiểu về ông. Và tôi biết rằng ông là một trong những người “tân tiến” (khác với cổ hủ) của thời đại. Tôi yêu qúy ông và muốn được như ông cho nên khi quyết định làm người nghệ sĩ, tôi muốn tiếp nối sự nghiệp “hướng về cái mới” (progressif) của ông. Trong gia đình, tôi có thêm người anh cả Phạm Duy Khiêm cũng là một nhà văn (Pháp ngữ) lỗi lạc… làm cho tôi càng muốn là một nghệ sĩ tiến bộ, khai phá, xung phong…

 

HLNT: Là một nhạc sĩ thời kỳ tân nhạc Việt Nam, khi ông cho ra đời cuốn sách đặc khảo dân nhạc Việt Nam ông kỷ niệm gì ? Đặc biệt là ca khúc Buồn Tàn Thu được ông phổ biến rộng rãi với kỷ niệm đáng nhớ. Văn Cao người bạn nửa thế kỷ tràn bao thời kỳ lịch sử khó quên với 2 bài hát như Suối Mơ, Bến Xuân (lời Phạm Duy, Nhạc Văn Cao)…

 

PD: Trong những ngày xa xứ, vào khoảng 1990, tôi viết bài đăng trên báo VĂN HỌC (Santa Ana CA, USA) và soạn những chương trình phát thanh cho Đài BBC Luân Đôn để nói về sự thành lập và phát triển của Tân Nhạc, trên dưới 50 năm nay, đã có mặt ở trong và ngoài nước, và nhất là ở trong lòng ba, bốn thế hệ người Việt Nam rồi. Đơn phương làm công việc của một tập thể (như một Hội Nhạc Sĩ Việt Nam chẳng hạn), chắc chắn tôi vấp nhiều khuyết điểm, nhưng vào lúc đó, tôi cứ phăng phăng làm và nghĩ rằng sẽ có ngày được hội luận với mọi người trong ngành rồi sẽ sửa sai, bổ túc. Tôi có cơ hội tiếp súc với những người đã thành lập nên nền Tân Nhạc, ví dụ: các cụ Nguyễn Văn Tuyên 86 tuổi, Lê Thương 83 tuổi, vào năm 1990 này, đang còn sống ở Saigon… Đó là chưa kể trong những năm tháng trước đó, tôi đã xin được khá nhiều tài liệu bực một (de première source) ở nơi những vị kỳ cựu trong làng Tân Nhạc hoặc sống lâu năm bên Pháp như Nguyễn Văn Cổn, hoặc di tản qua Hoa Kỳ như các nhạc sĩ Vũ Thành, Hải Linh, Thẩm Oánh… trước khi các vị đó qua đời. Tôi cũng đã gặp nhạc sĩ Văn Giảng ở Australia, các bạn đồng nghiệp khác hiện ở rất gần tôi như Nguyễn Hiền, Ngọc Bích v.v… để trao đổi ý kiến về lịch sử Tân Nhạc.

Tôi không dám nuôi và thực hiện một tham vọng quá lớn lao là viết một lược sử âm nhạc đương thời (contemporary music) trong 50 hay 60 năm chuẩn bị, thành lập và phát triển. Tôi chỉ xin đóng khung sự thành hình của Tân Nhạc trong khoảng một giai đoạn trên dưới 10 năm, nghĩa là từ 1935 cho tới 1945, một giai đoạn mà tình hình đất nước đang chuyển mình rồi về sau sẽ luôn luôn bị phân chia cho nên lòng người bị phân tán, sự thật về một ngành nghệ thuật có thể bị che lấp bởi chiến cuộc liên miên.

Lẽ dĩ nhiên tôi sưu tầm nhạc Văn Cao và kê khai toàn bộ nhạc phẩm của ông ta… trong đó có nhắc tới bài Buồn Tàn Thu mà tôi đem đi hát khắp nơi… và vài bài tôi soạn chung với ông.

 

 pd2

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt người chơi Hạ Uy Cầm đến thăm Nhạc sĩ Phạm Duy tại tư gia (Saigon 2009) (Ảnh: Nhật Tấn)

 

HLNT: Từ ngày đầu về Việt Nam đã có một bài thơ “Về thôi” nhà văn Lưu Trọng Văn có đề tặng Phạm Duy và ông đã phổ với tựa đề “ Trăm năm bến cũ.” Và năm 2001 ông đã thực hiện điều đó. Xin Nhạc sĩ cho biết tâm tình con người Việt với mảnh đất Việt?

 

PD: Vào năm 1994, lúc tôi đã có ý định trở về sống chết tại quê hương thì tôi nhận được một bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Văn, con trai của người bạn cũ mà tôi rất yêu quý là Lưu Trọng Lư, đăng trên báo Lao Động ở Saigon với nhan đề “Về Thôi, tặng: người tình già.” Bài thơ có những câu:

 

Làm gì có trăm năm mà đợi 
Làm gì có kiếp sau mà chờ…
 
Đất Mẹ – Đất Nàng
 
Con sáo sang sông tha cọng rơm vàng
 
Lót ổ
 
Mười chín năm bến cũ
 
Người tình già ơi! nhớ không?

đi kèm với những câu:

Trăm năm bến cũ, có còn đó không? 
. . . . . . .
 
Cây da bến cũ còn lưa,
 
O đò năm trước đi mô không về…

… để gọi một người trong nòi tình thì — dù tôi không còn cái thú soạn ca khúc nữa — tôi đã phổ nhạc nó ngay.

Rồi tôi không ngần ngại gì nữa, vào đầu năm 2000, khi có cơ hội được hồi hương… tôi đáp máy bay về Việt Nam, có lẽ cũng chỉ vì có tiếng gọi tha thiết của một thi sĩ, tiếng gọi mơ màng của một o đò, tiếng gọi nồng nàn của tình yêu…

 

HLNT: Nhìn lại chuỗi sáng tác chạy ngang dọc với nhiều thể loại trong đó có thể theo xu hướng xã hội đương đại thì đặc bit tục ca, vỉa hè ca như hỗn hợp và thích ứng nhu cầu phát triển tại Việt Nam trong tương lai. Xin  nhạc sĩ kể rõ về cách nhìn “đi trước thời đại” và bị nhiều người phản kháng, ca sĩ thì không hát, nay bị thất truyền?

 

PD: Trong quá trình sáng tác của tôi, có những lúc tôi vui vì nước tôi đang tiến tới sự hưng thịnh thì tôi xưng tụng bằng những “quê hương ca” ngọt ngào, cao sang, hoành tráng… Khi tôi cảm thấy quê hương tôi đang lâm vào cảnh rối loạn thì tôi buồn giận và soạn ra những “xã hội ca” trần trụi, tối ám, thê lương. Nghệ sĩ vốn là loại người bén nhậy cho nên hãy cho phép tôi được “khóc cười theo mệnh nước”…

Nhưng nếu tôi chú trọng tới việc quảng bá mạnh mẽ những “quê hương ca” thì tôi không muốn truyền bá “xã hội ca,” chứng cớ là “tục ca, vỉa hè ca” không in được in ra và hát lên (nếu cần thì tôi cũng sẵn sàng khai tử chúng). Cũng có thể trong tương lai, khi lòng người VN rộng rãi hơn là khi chúng ta vừa ra khỏi thời tao loạn… thì “xã hội ca” sẽ được công nhận chăng?

HLNT: Từ những thập niên 60 một số anh em nghệ sĩ thời bấy giờ có câu: “Bài thơ nào mà nhạc sĩ phổ nhạc thì nổi lên…” kể ra như thơ của Huy Cận, Lưu trọng Lư, Hoàng Cầm, Vũ Hữu Định… Tại sao lại có sự họa nguyện đó về tư chất người nhạc sĩ sáng tác.

 

PD: Trong quá khứ đã có “truyền thống hát thơ” : Truyện Kiều của Nguyễn Du là một lối hát gọi là “kể kiều” (nghĩa là “ngâm” cũng thế), truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đẻ ra lối “nói thơ Vân Tiên,” dân ca VN là các lối hát phong dao, đồng dao, ca dao v.v… Tôi nghĩ khi mình phổ nhạc những bài thơ mới là mình đã đi theo truyền thống cũ vậy. Đừng cho rằng bài thơ nào mà tôi phổ nhạc cũng hay, có những bài dở ẹc!

 

HLNT: Xin ông kể vài kỷ niệm giai thoại đáng nhớ về những tác phẩm thơ phổ nhạc thành công nhất của ông ?

PD: Tôi khởi sự sáng tác bằng việc phổ nhạc một bài thơ hay : bài Cô Hái Mơ của Nguyễn Bính. Từ đó, tôi sống trong một thời thơ mới Việt Nam nổi bật với rất nhiều thi phẩm đặc sắc và ngoài việc soạn ca khúc của mình, tôi phổ nhạc rất nhiều bài thơ hay của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Hữu Loan, Bích Khê, Phạm Thiên Thư, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Tất Nhiên v.v… Các nhà thơ đó có gửi lời cám ơn tôi, nhưng thật ra tôi phải cám ơn các thi nhân đó chứ !

 

HLNT: Xin chân thành cảm ơn Nhạc sĩ Phạm Duy.

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn thực hiện

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 20238:36 CH(Xem: 6039)
Dáng đi cô gái làm tôi bâng khuâng ngưỡng mộ như chứng kiến một tuyệt tác tạo hóa vừa ban tặng cho nữ giới. Vóc người cao cao, thanh mảnh với những bước chân bắt chéo uyển chuyển, nhẹ nhàng. Điều tôi muốn lưu ý: Cô ấy đi rất tự nhiên, không như các cô người mẫu luôn luôn sượng sùng vì cố phô trương những điều khác, hơn các bước đi được mẹ thiên nhiên ban tặng...
04 Tháng Chín 20238:30 CH(Xem: 5895)
Trong ngót hai chục phim truyện điện ảnh tham dự tranh Giải Cánh Diều năm nay của Hội Điện ảnh VN, có thể nói “Em & Trịnh” là một tác phẩm hoành tráng bậc nhất. Và cũng cần phải thẳng thắn điều này: những người làm “Em & Trịnh” đã rơi vào cả hai tình huống đặc biệt của Điện ảnh: a. thực hiện một bộ phim chân dung vốn đầy thử thách, b. đặc biệt là phim ca nhạc sẽ cực kỳ khó khăn về các yếu tố kỹ thuật!
15 Tháng Tám 20237:29 CH(Xem: 6097)
kiếm điểm / giật / mình / nghìn trang đã giở tới / hình thiên chương / viết như thuyền say độ đường / thước chim /
15 Tháng Tám 20237:13 CH(Xem: 6813)
anh không phải là con chim / cánh mỏi đường bay … / nhưng giọt lệ Người đã chảy thành đại dương / mà tiếng sóng không nguôi vỗ buồn trong trí nhớ…
15 Tháng Tám 20236:52 CH(Xem: 6345)
Chẳng biết tôi có tưởng tượng hay không, nhưng hôm nay rõ ràng là mặt biển nhìn cao hơn bờ, dù hãy còn thấp thoáng từ xa lắm. Trời trưa nắng gắt, lối đi dẫn xuống bãi biển dường như cứ tiếp tục trải dài thêm theo từng bước chân của tôi. Chưa thấy nhà của ông Morpheus ở đâu cả. Hai bên đường là những cụm xương rồng tua tủa trông dữ tợn, nhưng lại lác đác điểm những bông hoa màu sắc rực rỡ. Gió biển khô khốc, nồng nồng trong mũi tôi. Tiếng sóng vỗ nghe chập chờn từ tít ngoài xa. Tôi cố nhìn xem có những dấu hiệu gì đặc biệt hai bên đường để khi quay về có thể lần theo ra lại đường cái. Toàn là xương rồng và xương rồng, không có lấy một cái cây cao hay một mỏm đá. Dưới chân tôi là cát trắng lẫn vào sỏi đá, khiến đường đi thấy gập ghềnh, không mời gọi.
15 Tháng Tám 20235:39 CH(Xem: 6236)
Trước sân anh thơ thẩn / Đăm đăm trông nhạn về / Mây chiều còn phiêu bạt / Lang thang trên đồi quê / In the yard I was pacing / Longing for faraway news / Whilst the clouds kept wandering / High above the rural hills /
05 Tháng Tám 20239:50 CH(Xem: 6038)
“Khi người ta 19 tuổi, người ta là bà hoàng” - đó là một câu trong bộ tiểu thuyết sử thi “Con đường đau khổ” của nhà văn Nga A. Tolstoy mà bố từng lấy làm đề từ cho bài cảm ngôn “Viết dành cho con gái năm con 19 tuổi” từ những năm bố còn là một chàng trai mơ mộng lang thang trên những nẻo rừng Tây Bắc. Vài chục năm sau, vào lúc con đọc những dòng này của bố, khi con chuẩn bị bước vào năm thứ hai đại học, cũng là lúc cả xã hội ta đang trong một cơn xáo động kinh hoàng với bao giá trị đảo lộn quay cuồng khiến những cô cậu sinh viên quen sống trong vòng tay gia đình che chở như con phải hoang mang, ngơ ngác, hoảng sợ…
04 Tháng Tám 20236:06 CH(Xem: 6683)
Ta về dỗ giấc chiêm bao / Lặng nghe bao tiếng thì thào của đêm / Ta về dỗ giấc mơ em / Dỗ cho giấc mộng cũ mèm, mới ra
04 Tháng Tám 20235:53 CH(Xem: 6586)
Từ bao giờ thấy 'mọi sự không là gì cả' / rồi giật mình, nói ra e hố / từ bao giờ biết 'nhiều sự không là gì cả' / rồi giật mình, nói ra e thừa / từ bao giờ thấy không nên nói chi nữa/ rồi giật mình, ồ mình thành cục đất rồi / từ bao giờ / đất có trên đời?
04 Tháng Tám 20235:45 CH(Xem: 7078)
Em hong tóc mùa nắng vàng / Thoảng lên ngày Hạ nồng nàn vai thơm / Gió đùa hôn ngọn tóc vương / Đong đưa nhánh phượng rơi hương bên thềm