Vòng xoay nứt đôi dấu chấm chiếc túi chở đầy ngữ nghĩa thiên địa xẻ hàng ngang ngũ vị chua cay sinh khắc khí bay lên biến thể thập chi kết thành dòng tám phương định vị
I. dòng chảy uốn khúc phân tán mạch nguồn đại can long thủ phủ vòm trời rồng đã bay nghìn năm cũ tam nguyên cửu vận chu kỳ quái đồ lập lại vạch ngang đứt đoạn xếp chồng tượng đồ úp ngửa khảm địa ẩn mình linh vật tây trạch bùn đen kết dính đạp đầu ngữ âm rỗng gió chở hơi sương giãy giụa màu xanh nhẫn nhịn nơi góc hẹp bật dậy ngoài đêm tiếng rên hồi chuông quốc tự sữa phù sa mắc cạn những con diều gãy khúc ngôi nhà tẩm liệm càn tam liên ngôi cửu ngũ bật thang viễn vọng đài cưỡng bức hôn mê ném xuống địa ngục bịt mắt cơn đau lở loét trâng tráo giọng cười ngạo mạn
II. chi long xẻ cành chiếm hữu rừng rựng màu mây khóc đông nam chia cắt mùa trăng phủ đầu rồng nằm ngủ bảy ngàn đêm đau đáu hành thổ tiếng pháo dòn tan quất vào da thịt màu hồng pha loãng máu tươi ly trung hư khói bay rực lửa tầm bắn chĩa vào nhau dòng chày loang lổ ửng đỏ móc sắt chụp vào ước mơ không ngủ ngọn đuốc sống trần truồng ngõ phố miếng vải nhuộm máu trường ca hận đoài thượng khuyết còn trong mộng mị tôi thấy gì đâu? trong bước đi khập khiễng kẻ đứng người ngồi chồm hổm trưng cầu khảm sung mãn hất tung chiếc mông nhún nhảy nắn bóp đầu lưỡi dân quyền
III. nhịp địa tầng kêu cứu cấn phúc uyển ly thân màu đất gót chân ma quỷ dẫm vào xương con số nhún nhảy lên thềm kẻ đồng tính bệnh hoạn tầm nhìn nông nổi bờ môi đức hạnh khí dũng ngụp lặn theo thời phong hóa màu tri giác thấp thỏm trên bàn tính vạch trần màu mắt đen vu cáo tình nhân lũng đoạn kết án phân bua niềm vui ngớ ngẩn thách thức cơn điên trí tuệ lóng phèn giai cấp định tuổi nhiễm xạ uống cạn ký ức trước giờ hấp hối tam nguyên cửa vận thập niên còn cái tên đợi hành quyết
Những tác phẩm do TẠP CHÍ HỢP-LƯU xuất bản:Hiện có bán qua hệ thống Amazon phát hành toàn cầu. Và SÁCH MỚI CỦA NXB TẠP CHÍ HỢP-LƯU 11-2019
Hiện có bán qua hệ thống phát hành LuLu.com.
Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục tổng quát nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]),[1] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
Với đại đa số người Việt đương thời, chẳng có gì quí hơn một cuộc sống no đủ, yên lành. Luật sinh tồn là khuôn thước có hàng ngàn năm lịch sử. Giấc mộng độc lập, tự chủ người Việt nào chẳng thầm mơ ước. Nhưng những người có viễn kiến không thể không nhìn về giai đoạn hậu-thuộc-địa. Một nước “độc lập” trên giấy tờ, truyền đơn, khẩu hiệu—nhưng thực chất độc tài, chuyên chế, nghèo khổ, lạc hậu, người cầm quyền trở thành những kẻ cướp ngày, công khai có vũ khí và được “luật pháp” bảo vệ—chưa hẳn đã đáng mong ước, trông đợi hơn một chế độ lệ thuộc ngoại nhân. Đó là chưa nói đến hiểm họa đời kiếp từ phương Bắc.
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc
Việt Nam
trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời
chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng
Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người
Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ
Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng
3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
anh sẽ không nhận ra em /
gặp nhau bên ngoài thư viện /
đơn sơ, blue jeans T shirt không son phấn /
một cuốn sách mở, anh sẽ đoán /
dù mọi người đang viết tiểu thuyết bí ẩn. đời mình
thành phố tan hoang mảnh vụn /
phố nhà, cao ốc, bệnh viện vỡ tung /
thây người la liệt /
khói lửa ngút trời /
từ đâu niềm hung ác của kẻ láng giềng thô bạo /
mới hôm qua là anh em ?
Xin mượn tạm tên tập thơ của thi sĩ họ Chế để miêu tả cảnh tượng cơ quan cũ của tôi trong ngày 30 tháng 4 lịch sử, cùng tâm trạng chung của nhiều cô bác, anh chị em từng làm việc tại đây: Hãng phim truyện VN, 4 Thụy Khuê Hà Nội, cơ sở làm phim truyện lớn nhất nước - mặc dù tính chất Điêu tàn mới chỉ nói được phần nào cái vẻ ngoài của hiện tượng cũng như bản chất sự việc… / ... Nền điện ảnh đàn em, sinh sau đẻ muộn ở ta tuy không mắc căn bệnh ung thư tới độ trầm trọng như sự miêu tả của Bondarev, song lại không có đủ nội lực để tự vượt thoát và tự “xạ trị” như “ông lớn Mosfilm”, nên đã bị “đầu độc” một lần tới gần chết vào đầu những năm 90 thế kỷ trước - khi Liên Hiệp Điện ảnh VN đã có chủ trương hãm hại nó bằng nhiều phương thức khá tàn độc - trong đó có việc xóa bỏ tất cả các rạp chiếu phim và chuyển chúng thành quán bia, vũ trường, các kinh doanh văn hóa lặt vặt không dính líu gì tới Nàng tiên thứ Bảy… Hãng phim, cùng cả nền ĐA dân tộc chết lâm sàng từ đó...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.