- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Rồi sẽ tới

25 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 113379)
 dapvaomat

 (đoản khúc cho gót giày, mặt, biển đảo và nước mắt)

Gót giày đạp

 vào cái mặt một người

 một người yêu nước

 thân chăng bốn góc công an

 voi giầy

 ngựa xé

 chịu phận phanh thây

Chúng ta đang sống thế kỷ nào đây?

*

Kẻ ``canh cho dân ngủ``

 bằng dùi cui, roi điện

 ngủ đi

 ngủ yên

 ngủ đến độ chẳng bao giờ mở mắt

 ngủ đi, ngủ triền miên

 giấc cuối cùng không ai cần mộng mị

*

Trong khi những con sâu tràn qua biên giới

từ Cao, Bắc

 đến Tây Nguyên

 chúng lẳng lặng lẩn vào cơ thể mẹ hiền

 chúng phục xuống ẩn sâu trong não tủy

 chúng o bế đám tập đoàn kinh tế

 chúng đầu tư xây những nhà máy nhiệt điệt lỗi thời

 chúng mua tài nguyên và bán của chợ trời

 loại hàng tiêu dùng mạt hạng

 chúng rắp tâm bới lòng sông Hồng móc lấy than

 chúng đấu thầu những công trình, giá rẻ

 trúng thầu rồi nhưng để đó không làm

 chúng toa rập cướp đất dân oan

 chúng bắt ngư dân, sang đoạt thuyền bè, bằng đầu dao mũi súng.

 *

 Bây giờ,

 chúng đã rải hàng trăm hàng ngàn mầm mống

 gây căn ung thư toàn bộ

 từ óc xuống đến chân

 Những bộ óc nhão nhoét lương tâm

 Và những bàn chân mang giày

 đạp vào mặt người

 người yêu nước

 Những con người chỉ một niềm ao ước

 là giữ lấy quê hương

 ông cha mình để lại

 *

 Bây giờ,

 giờ chẩn bệnh

 Trái tim quê hương ta lỗ chỗ

 U ác vây U lành

Máu đen như cuồng lũ

 Còn máu đỏ?

 Lạnh tanh?

 U vô cảm đã lùa vào chân răng kẽ tóc?

 *

Bây giờ,

 đã qua chưa cái thời xin mưa móc

 xin thánh đế hồi tâm

 xin quí quan mở lượng thi ân

 đừng bán chui đất nước?

 *

 Bây giờ,

 nước mắt biển Đông mặn chát

 cái lưỡi bò liếm láp bước chân ta

 Thì anh ơi,

 chính anh phải giơ chân lên đạp

 không phải vào một khuôn mặt người yêu nước

 mà là đạp thẳng vào miệng lưỡi cường quyền

 Ta đừng hát khúc con Rồng cháu Tiên

 hát vui miệng và rồi quên quá khứ

 Ta đã từng có một lịch sử oai linh

 chẳng thể để lũ sâu vào đo đạc đất nước mình

 trồng trụ đồng Mã Viện

 trấn yểm phép Cao Biền

 Ta phải đạp nát đất đường qua Ba Đình

 đến thẳng dinh quan Thái Thú

 cùng nhau hô vang

 Việt Nam Việt Nam

 *

 Hà Nội ơi,

 chủ nhật ngày mai là lần thứ tám

 và tất cả những chủ nhật về sau

 Ta cùng đi

 bất chấp lũ kiêu binh

 Chúng đi giày

 chúng có đạp

 ta chỉ coi khinh

 ngửng cao đầu

 vững bước cùng nhau

 Ta đi tới

 *

 Các em ơi! Các anh ơi!

 và nhân loại công chính này ơi!

 Chúng ta lên đường

 Chúng ta cùng đi

 ta rồi sẽ tới!

 Ta đi tới,

 Vì ngày mai

 Ta đi tới

Nam Dao

23-07-2011

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34095)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…
17 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 38723)
t huở ấy tự đỉnh chiều áp thấp mỏm vực mưa ai đó gieo mình một màu sắc nhọn như đinh trổ vào lênh loang nhớ
14 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36797)
K hác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp. Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ.
12 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 33890)
C hập chùng đồi núi mây vô ngại Thênh thang trang giấy nốt nhạc trầm Bùn sen ngan ngan trăng đại hải Cánh cửa xuân thì đương mưa râm.
11 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 38546)
T ôi luôn nhớ cái cách Peter áp sát vào người tôi, rối rít, cuồng si, dịu dàng, hung bạo và cho tôi một cảm giác kích thích chưa từng có. Cái cảm giác đó vượt qua tất cả, nó như mách bảo rằng hãy yêu, hãy đánh đổi hết, cả công việc, cuộc đời, tương lai, giá trị đạo đức cũ rích của loài người, để ôm trọn vẹn Peter vạm vỡ trong tay, để cảm thấy Peter trong người mình, cảm thấy sự sẻ chia ngọt ngào, đau đớn, điên cuồng, lạ lùng của một tình yêu vượt thoát trên mọi lý lẽ…
08 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34393)
t rời đương nắng xin đừng ra bửa củi sợ mưa về kéo rụp cả chân mây trời hết nắng. thôi đừng ra sân nữa để ôn nhu còn đậm nét chơn mày
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36718)
T uần rồi, nhân kỷ niệm 70 năm ngày 6 tháng 6 năm 1944 khi quân Đồng Minh đổ bộ chiếm bờ biển Normandy để từ đó tiến vào giải phóng Âu Châu đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, hệ thống truyền hình PBS chiếu một loạt phim tài liệu liên hệ, trong số đó tôi có dịp xem hai phim, đó là “D-Day 360” do Windfall Films của Anh Quốc sản xuất dưới quyền đạo diễn của Ian Duncan; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” do NOVA thuộc PBS thực hiện.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36437)
D ohamide là một tên tuổi quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản năm 2000: “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn”. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ. Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 33305)
e m đừng hỏi tôi một thứ tình yêu mỏng như giấy kẹp thời buổi lơ mơ hàng họ giấy má tái sinh hầm cầu những khuôn mặt người từ đâu hoang mang đại để kim rãi đường mũi dùi cắm sâu vào họng nựng nịu lũ đầu têu hí hửng cá độ hung tàn
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 28258)
...nhắc đến cuộc vượt thoát của những cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn, người ta không khỏi bồi hồi nhớ lại những cái chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ mới hai tháng trước. Ngày 18/4 năm 2014 đã có những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, tuyệt vọng tự sát tại cửa khẩu Quảng Ninh. Hình ảnh thi thể của họ bị vất nằm ngổn ngang trên những chiếc xe lôi đã đem đến cho chúng ta cái cảm giác bất nhẫn, thương tâm.