- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI VÀ SÀI GÒN NGÀY 5 THÁNG 6 DIỄN RA THÀNH CÔNG BẤT NGỜ

06 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 99172)


sgjune5-content

Tin Việt Nam - Lời kêu gọi tuần hành phản đối ôn hòa cho sự kiện Trung Cộng ngang ngược trên biển Đông, xua đuổi ngư dân Việt Nam đã diễn ra thành công đến mức khó tin. Lời kêu gọi xuống đường tập hợp nhiều thành phần, biểu thị thái độ phản đối ở Saigon và Hà Nội vào ngày hôm qua, một lần nữa người ta chứng sức mạnh của giới trẻ và lòng yêu nước đã không thể nào ngăn chận nổi dù bị hăm dọa và trấn áp như thế nào.

 

Theo phỏng đoán, ở Hà Nội đã có khoảng hơn 400 người vào thời điểm nóng bỏng nhất, còn ở Saigon gần 5000 người đã tuần hành và hô khẩu hiệu nhiều lần quanh tòa tổng lãnh sự Trung Cộng. Những người biểu tình đã xông vào khu vực trước tòa tổng lãnh sự Trung Cộng ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 Saigon, mặc dù các nhân viên an ninh thường phục lẫn sắc phục đã tìm cách ngăn cản. Đáng ngạc nhiên rằng hoàn toàn khác với cuộc biểu tình vào tháng 12 năm 2007, người nhìn thấy hoàn toàn không có những nhân tố mang tính đại diện để đi đầu, mà hoàn toàn là một lời hẹn của những người trẻ tuổi không hề quen biết nhau trước đó. Tuy nhiên vào khoảng 10 giờ sáng, có một số trí thức, văn nghệ sĩ vượt thoát được sự kiểm soát của công an ở nhà riêng cũng đã có mặt tham gia. Người ta không thấy blogger Người Buôn Gió và Blogger Mẹ Nấm trong cuộc biểu tình sáng Chủ nhật này, có lẽ họ vẫn chưa được trả tự do, cũng như nhiều người khác cho biết họ bị kểm giữ không thể tham gia dù hết sức sốt ruột trước tình hình. Ở Hà Nội, người dân tụ tập thưa thớt và e dè, nhưng mạnh mẽ từ lúc bắt đầu bị giới an ninh xua duổi không cho đứng trước cửa tòa đại sứ Trung Cộng ở đường Hoàng Diệu, Hà Nội. Lúc đó vào khoảng 8 giờ 40 phút, đám đông đã tụ tập nhanh và nhiều hơn, tuần hành qua nhiều con đường Tràng Thi, bờ hồ Hoàn Kiếm, Hàng Bông. Nhiều gương mặt của giới trí thức Hà Nội cũng xuất hiện trong đoàn biểu tình. Ở Saigon, các nhóm thanh niên và sinh viên đã tụ tập tử sáng sớm, giả làm những nhóm uống cafe sáng gần khu vực tổng lãnh sự Trung Cộng. Đến khoảng 8 giờ những nhóm này bất ngờ tràn vào khu vực đối diện tòa tổng lãnh sự mỗi lúc càng đông. Giới an ninh thoạt đầu cũng tìm cách không cho tụ tập đông hơn nhưng rồi cũng đành đứng nhìn số lượng người tăng dần nhanh chóng. Nhiều nhân sĩ trí thức kể cả các viên chức chính quyền cũng có mặt, tạo nên một khí thế hùng mạnh bất ngờ. Thú vị nhất là Hà Nội và Saigon liên tục gọi cho nhau thông báo tình hình và các phương thức biểu tình ôn hòa, nhằm tránh các vụ khiêu khích của giới an ninh thường phục, không để bị bắt bớ hay xung đột xảy ra. Ở Hà Nội, cuộc biểu tình kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa. Còn ở Saigon, khoảng 1 giờ rưỡi trưa những người cuối cùng của cuộc tuần hành cũng ra về. Nhiều người chứng kiến thái độ của giới an ninh cho biết rằng cuộc biểu tình này đã được thả lỏng để tránh sự tức giận của dân chúng chuyển sang Nhà cầm quyền, nhưng đồng thời mọi thứ được tăng cường tối đa nhằm cô lập cuộc biểu tình ở trong những nhóm nhỏ và sớm tàn. Nhưng mục tiêu thứ hai này của giới Công An hoàn toàn thất bại.

 

Không có một bài báo nào, dòng tin nào của báo chí Nhà nước Việt Nam đá động gì về sự kiện đáng tự hào vào ngày 5 tháng 6 này. Môt nguồn tin khác trong nội bộ, cho biết rằng đã có những tranh cãi gay gắt gữa các quan chức đương quyền về việc có nên cho hay không các cuộc biểu tình này, nhưng cuối cùng phía ủng hộ biểu tình chống Trung Quốc đã thắng thế.

SBTN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 29083)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31271)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29898)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32611)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35461)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37877)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32377)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32455)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.
27 Tháng Giêng 20159:03 CH(Xem: 33794)
Có người chỉ đọc vì mê cái bìa sách đẹp. Có người đọc vì thích sưu tập sách. Hảy tìm người đàn ông biết đọc mình, từ trang đầu tới trang cuối...
26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33567)
Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh Em chạy đuổi tuổi mình Mãi miết Phía bên kia bờ phù du Có gì là bất diệt? Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?