- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ VŨ TRỌNG QUANG

29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 110728)


vtquang_hl113

VÀI DÒNG VỀ VŨ TRỌNG QUANG

 

Quê quán : Tam Kỳ - Quảng Nam

Hiện sống & làm việc tại Sài Gòn

 

Đã ấn hành:

- Nỗi buồn của chúng ta (1970)

- Đã hết giờ của Lọ Lem (1994)

- Hôm qua hôm nay hôm sau (2010)

 

Chủ biên:

- Tuyển tập Văn Chương (Sau 1975)

- Thơ tự do (1999)

- Thơ hôm nay (2003)

- Bông & Giấy

 

 Thơ Vũ Trọng Quang

 

 Ngôi nhà

 

 Một tay ôm con một tay ôm đàn

 không còn tay nào mẹ vẫy chào khu rừng lãng mạn khói lửa

 tôi bắt đầu tôi dưới chân cầu

 thở mùi tanh của cá

 tắm dòng sông nước đen

 từ tiếng rao bán báo tôi lớn lên

 từ tiếng gõ vào thùng đánh giầy tôi lớn lên

 em dậy thì bên kia sông

 tôi tỏ tình bằng im lặng

 Cha bỏ xác trên rừng

 mẹ ngồi đan áo mũi kim đâm vào đầu ngón tay

 nước mắt rơi xuống hai chữ anh hùng

 tôi tiếp tục cầm súng đi ngược chiều Trường Sơn

 mở khóa an toàn bắn chỉ thiên

 cuộc chiến khốc liệt đã kết thúc

 tôi và em bày ra một xung đột khác

 

 Mẹ không ngồi đan áo

 ngón tay còn nhỏ máu

 ngón tay bấm vào dây đàn

 nốt nhạc rơi xuống hai chữ anh hùng

 

 Con tôi vẽ chân dung tôi

 không rõ nét

 

 Như mới đây

 

 Người thanh niên hôm kia trong gương vẫy gọi

 vỡ ra đám đông vượt giấc mơ

 vượt cái thời siêu âm vào lý lịch

 tôi thấy tôi trong biển động

 vận mệnh trải dài vận tốc chớp mắt.

 

Con đường

 

 Tôi vẫy tay chào chia tay tôi hôm qua

 trở lại làm gì con đường mòn xưa cũ

 hối tiếc làm gì lời nhàm chán con ngựa chân mỏi

 nhiều bàn tay trăm tuổi kéo từ phía sau lưng

 không chùn bước tới

 

 Tôi chào mừng tôi hôm nay

 cắt băng khánh thành con đường thênh thang mới

 ngôn ngữ quay trong không gian nhiều chiều

 vẫn còn hai hàng cây

 nụ hôn ban ngày mãnh liệt bình thường

 vẫn còn em

 

 Tôi sẽ đợi tôi suốt chiều dài

 ví dụ ai đó mai này mở nhiều đại lộ hơn

 nhiều ngả đường giao nhau hơn

 xin giữ lại xin giữ lại

 hai hàng bóng mát

 tôi muốn vậy.

 

 Sự thật

 

 Tôi biết có nhà thơ làm thơ yêu thương mẹ vô cùng

 tôi biết có nhà thơ làm thơ ca tụng mẹ tận mây xanh

 về nhà quát tháo mẹ bởi bữa cơm dọn muộn

 về nhà quát tháo mẹ bởi ly cà phê thiếu đường

 tội nghiệp cho người mẹ

 tội nghiệp cho thi ca.


Người cũ

 

Nỗi nhớ rủ tôi tìm lại dấu vết cơn địa chấn

lâu rồi tiếng dương cầm vẫn nhịp nhanh tức giận

mùa đông ngủ triền miên trong ngôi nhà có em khóa cửa

 

Chiều tím ấn tôi ngồi xuống vỉa hè với ly rượu cùng đợi chờ sám hối

tiếng cầu kinh vây quanh đây

hình như em còn đội khăn đẹp cho cuộc tình đã chết

 

Một lần tay chạm mạnh vào mặt nhau

bao năm chưa phai vết hằn ê ẩm

một lần lời nặng nề với nhau

bao năm chưa nguôi ngoai cơn giận

 

Men say xui tay gõ cửa liên hồi

trái tim xưa vẫn đóng.

 

Design

 

chính em từ chối thơ tôi khó chịu

 chính em từ chối thơ tôi khó

 chính em từ chối thơ tôi

 chính em từ chối thơ

 chính em từ chối

 chính em từ

 chính em

 chính

 chí

 c

 .

 

Vũ Trọng Quang

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 59273)
Lưu manh hay nghĩ mình là thi sĩ Bằng những vật vã ngu si Hay tưởng mình là nhà độc tài Không cho ai nói ngược
09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 57694)
Em đang chống bão Giấc mơ đêm như những ngôi sao Băng qua chiêm bao về ngang phố nắng Nhà em nước lội như sông
07 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 60698)
Thực ra, Lansdale dường không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô. Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 46135)
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người tưởng nghĩ.
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 55053)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này...
29 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 69769)
LTS: Giáo sư/Tiến sĩ Sokolov là một nhân vật quen thuộc với giới nghiên cứu và văn gia Việt Nam. Ông từng nghiên cứu ở Việt Nam từ đầu thập niên 1970, và sau đó trông coi phần Việt ngữ của nhà xuất bản Sự Thật [Pravda]. Trong số những tác phẩm được biết nhiều nhất của ông có tập Quốc Tế Cộng Sản và Việt Nam, được dịch in tại Hà Nội–công bố nhiều tài liệu quí về Đại Học Phương Đông, nơi hơn 50 học viên Việt đã được huấn luyện trong hai thập niên 1920-1930.
21 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 50920)
LTS: Mời quí bạn đọc những bài thơ của Trương Bình Minh, đây là những bài thơ anh viết vào những tháng sau cùng của cuộc đời anh, từ tháng Bảy đến cuối tháng Chín năm 2013. Bình Minh là một thân hữu đại diện cho Hợp Lưu tại Georgia, Hoa Kỳ. Những bài thơ như những giòng nhật ký anh gởi lại cho cuộc đời đầy mộng ảo và phù du. TCHL
20 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 39677)
Được tin Thân hữu đại diện Hợp Lưu tại Georgia: Ông Trương Bình Minh, Pháp danh Nhuận Quang Đã tạ thế ngày 17 tháng 10 năm 2013 tại Pasadena, California - Hoa Kỳ. Hưởng dương 58 tuổi.
15 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 56749)
Chỉ có những “sử gia nhân dân,” mới ca ngợi Giáp là anh hùng dân tộc, ngang hàng những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo hay Quang Trung. Họ không phân biệt nổi rằng trên thực chất ba vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Huệ dạy cho vua quan Tống, Nguyên và Thanh những bài học quân sự chua cay, trong khi Võ Giáp chỉ có công đứng ra nhận chiến công đả bại Pháp của Trần Canh và Vi Quốc Thanh.
10 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 44514)
Tin Stockholm - Nhà văn Alice Munro của Canada đã được trao tặng giải thưởng Nobel Văn Chương. Những câu chuyện về tình yêu, bi kịch, tranh giành của phụ nữ tại một thị trấn nhỏ ở Canada đã giúp nhà văn đoạt giải.