- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 113

07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79017)

lg_thutoasoan-thumbnailTrong thời gian vừa qua có nhiều biến động trên thế giới. Từ các cuộc cách mạng tại Trung Đông và Bắc Phi bởi khát vọng Dân Chủ-Tự Do của khối đông quần chúng, đến thiên tai xẩy ra trong ngày 11 tháng 3 tại tỉnh Sendai của Nhật.
Thiên tai kinh hoàng tại xứ Phù Tang khiến người Việt liên tưởng tới nguy cơ đang đe dọa quê hương với kế hoạch khai thác bâu-xít mà giới chuyên môn khoa học kỹ thuật, và dư luận cả nước đã đồng loạt báo động. Bên cạnh đó, là kế hoạch xây dựng những nhà máy điện nguyên tử trong những ngày sắp tới tại Ninh Thuận và một vài nơi khác; trong khi Việt Nam chưa có một đội ngũ chuyên viên về kỹ thuật nguyên tử để điều hành nhà máy. Trong trường hợp bị bùng vỡ, bốc cháy, phóng xạ như hiện nay ở Nhật. Việt Nam sẽ đối phó với như thế nào... nếu tai họa nguyên tử xẩy ra?!
Việt Nam đã trải qua cuộc chiến dài và tàn khốc để thống nhất đất nước với nhiều triệu sinh mạng đã chết của cả hai miền Nam Bắc. Tuy nhiên, 36 năm sau chiến tranh, những di chứng vẫn chưa phai mờ trong tâm khảm nhiều người. Và, đất nước đã thống nhất, đã “độc lập”, nhưng những quyền “tự do căn bản” vẫn là giấc mơ của người dân Việt...
Qua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử. Và sự thật lịch sử đã chứng minh, triều đại nào rồi cũng qua, chỉ có dân tộc là trường tồn.
Hợp Lưu 113 được mở đầu bằng bài khảo cứu “Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945: Đế Quốc Việt Nam (3-8/1945)” được trích từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 2/1984 của Sử gia Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu. Do chính tác giả chuyển ngữ và hiệu đính từ nguyên bản tiếng Anh.
Hợp Lưu 113 phần nhận định với bài viết “Nỗi niềm thế hệ trong ký và tự truyện của Văn học Di dân Việt Nam” của Nguyễn Hạnh Nguyên, một người viết trẻ, sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, nhìn về quá khứ xuyên qua tâm tư của thế hệ sinh trưởng trong thập niên 60 ở miền Nam, từ sau biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Và Lê Quỳnh Mai với bài phỏng vấn nhà phê bình văn học Thụy Khuê, dành riêng cho Hợp Lưu.
Hợp Lưu 113, chúng tôi xin dành gần một phần ba số trang đặc biệt để đăng những bài viết về nhà văn Cao Xuân Huy, đồng thời trích đăng một số sáng tác trong hai tác phẩm “Tháng Ba Gãy Súng” và “Vài mẩu chuyện” của Cao Xuân Huy như một nén hương thân kính gởi đến anh thay lời từ biệt.
Ngoài ra là những sáng tác mới nhất của các văn thi hữu khắp nơi. Và sau cùng là các mục thường xuyên, Phiếm Luận với Song Thao, Mạn Đàm Văn Học với Trần Thiện Đạo...Kể từ số nầy, Vũ Thúy Vi vì bận việc riêng, xin tạm ngưng phụ trách mục Tin Sách một vài kỳ... Hợp Lưu xin cảm ơn những nhiếp ảnh gia và hãng thông tấn American Press về những tác phẩm ảnh mà Hợp Lưu mạn phép dùng trong số nầy.
Khi báo sắp lên khuôn, chúng tôi được tin nhà văn Phạm Công Thiện và nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã vĩnh viễn ra đi, Tạp Chí Hợp Lưu và văn thi hữu trong ngoài Việt Nam xin kính gởi đến tang quyến lời thành kính phân ưu.

Kính chúc quí độc giả và văn hữu có những ngày tháng yên lành và nhiều sức khoẻ.

Tạp Chí Hợp Lưu




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 103153)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93119)
AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 113288)
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 102943)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.
22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 93688)
N ếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được. NGÔ THẾ VINH
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108036)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 95405)
N hìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 101215)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 116363)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91382)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...