- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TỪ TẠP CHÍ VĂN SỐ CUỐI CÙNG TRƯỚC THÁNG 4/1975

28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 98329)

 



van3-75-content 

Tôi và nhà thơ Trần Hữu Dũng hiện lưu giữ khoảng 200 số tạp chí Văn, nói không phải “khoe”, đó là một số lượng không phải nhỏ. Có người gạ mua với giá cao, nhưng tôi không bán, bạn tôi tiến sỹ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu yêu đồ cổ nói bán làm gì; dĩ nhiên có thể copy lại để lưu giữ, tuy vậy đọc bản chính vẫn sướng hơn.

 Với số lượng tạp chí nhiều như thế, sẽ không điểm hết, nên tôi chọn số phát hành 26/3/1975 ( tập chí này không có số thú tự, vì thời điểm ấy chế độ miền Nam, chỉ cho xuất bản Giai Phẩm ), trước để biết dấu ấn về tọa độ thời gian, sau tò mò xem các tác giả bày tỏ gì trong ấy; đây là số cuối cùng mà Văn đã bị làm xong nhiệm vụ lịch sử. Bìa 1 trình bày toàn chữ rất đơn giản rõ ràng, màu thời gian tác động lên bìa sách chữ còn chữ mất, chữ đỏ phần đặc biệt Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Ở Hải Ngoại khiêm nhường, không biết cố ý phong cách hay dự báo vội vã.

 Nơi bìa trang 2 ghi : Sáng lập : NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG; Chủ trương: MAI THẢO; Quản lý: NGUYỄN THỊ TUẤN ( lúc này nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thôi làm thư ký tòa soạn ). Ở phần mục lục: Phần Đặc Biệt về Văn Học Nghệ Thuật VN ở Hải Ngoại: Phỏng vấn giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, nữ ký giả Minh Đúc Hoài Trinh, nữ sỹ Mộng Tuyết, họa sỹ Trần Đình Thụy; Phần Văn Xuôi có văn của Mai Thảo, Võ Phiến, Trùng Dương, K.T. Mohamed, Lê Huy Oanh, Mường Mán; Phần Thơ có thơ của Nh. Tay Ngàn, Bùi Đức Long, Trần Hồng Châu, Ngô Cang, Tạ Hiền ( tôi chú ý tới tay viết mới này); và các phần Sinh hoạt văn nghệ, Hộp thư, Ấn phẩm mới. Ở phần văn xuôi là Nhật Ký của Mai Thảo ghi mềm mại những sự việc từ 15.2.75 đến 20.3.75, đọc lại vẫn bùi ngùi, bút pháp đằm thắm đầy lãng mạn, xin trích phần cuối của nhật ký “…Đêm vẫn còn là nhiều so với thời kỳ giới nghiêm sau tết Mậu Thân. Hệ thống kẽm gai cấm đường ném chi chit trên những mặt nhựa Sài Gòn hồi đó từ 6 giờ chiều. Phố xá vắng ngắt lúc chưa tàn nắng…”. còn Võ Phiến tiếp tục loạt bài Chúng Ta Qua Tiếng Nói với tiêu đề Tiếng Nói, Một Phương Tiện ? Võ Phiến bao giờ cũng vậy, kỹ lưỡng, câu chữ chắc chắn chi tiết chắc lọc; nhà văn Trùng Dương có truyện ngắn Ngoài Bãi, bây giờ nữ văn sỹ đã ở ngoài bãi bên kia Thái Bình Dương; nhà văn Ấn Độ K.T. Mohamed với truyện ngắn Đôi Mắt Mùa Xuân do nhà thơ Hoàng Trúc Ly chuyển ngữ; nhà văn Lê Huy Oanh nhận định Bùi Gáng Nguồn Cảm Hứng trong Thơ Việt ( sau khi đã nhận định hai cõi thơ Nguyên Sa và Nhã Ca ): “ Bùi Giáng đập phá bằng cách đùa cợt những tư tưởng cổ truyền, bằng cách đùa cợt chính ông, bằng cách bôi lem thơ, làm xô lệch ngôn ngữ…”; và truyện ngắn Mùa Sẽ Còn Dài của “nhà văn trẻ “ Mường Mán, bây giờ nhà văn không còn trẻ nữa ấy vẫn tiếp tục cầm bút lại cầm thêm cọ vẽ kiêm chủ quán món Huế tại Phú Nhuận. Ở Phần Thơ thì khởi đầu là thơ của Nh. Tay Ngàn trải những bài thơ tự do dài viết ở Paris, vẫn ám ảnh hình bóng Liên Mà thương quá em Liên, năm 1988 Phạm Công Thiện viết cuốn Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất nói bạn tôi ( tức Nh. Tay Ngàn ) mất tháng 1/1978 tại Paris, bây giờ sau 33 năm Thiện cũng ra đi khỏi trần ai , không biết có “Đi cho hết một đêm hoang trên mặt đất “ tại thế để vào cõi khác không? Có thể rời Ngày Sanh Của Rắn tiến hóa ngự trên mình Rồng vu vi vào cõi vô thường thời gian không? Ngày 8/3/2011 Phạm Công Thiện đi, tôi có mấy dòng:

 Tự nhận thiên tài đôc nhất của Việt Nam

 không ai cạnh tranh

 dám giao cấu mặt trời thủ dâm thượng đế

 đám đông mở toang cánh cửa háo hức đứng nhìn

 đập vỡ đôi kính cận thầy mô phạm khoa bảng

 đọc Heidegger bằng máu và nước mắt

 ta bà qua sông tìm vô ngã

bảy mươi mốt tuổi trẻ không về

 bởi đó Phạm Công Thiện

 

 ( Thi Vũ cũng cho biết Tay Ngàn mất vào tháng năm ấy, có làm bài thơ tiễn : Tay Ngàn/Khua nhịp về đâu/Rừng thiêng vỡ một/ngấn/sầu/rụng/hai/Nay theo bước nhỏ còn ai/Ta hơ tro cũ/tay dài dìu em, không biết nơi vô cùng Ngàn có ngàn trùng đi tìm Nỗi Liên đen tối vô cùng không? ), kế đến là mười câu thơ lục bát của Bùi Đức Long, bài thơ này sau được tác giả chọn vào tập thơ in riêng; còn Trần Hồng Châu là một bài tự do dài đầy nhịp điệu liên kết với thơ vần, mang dáng dấp cổ phong Em đi đến uyển chuyển mộng vân đài; với Ngô Cang ( nhà thơ gốc Huế, hiện nay đang lận đận sinh kế ) cũng mười câu lục bát; và sau hết là một giọng thơ mới TẠ HIỀN, giới thiệu sáu bài thơ tự do, tôi rất thích và đồng ý với nhận định lời mở rất trân trọng của nhà văn Mai Thảo dành cho người viết mới: Những người trẻ tuổi bắt đầu làm thơ nên bắt đầu ngay bằng thơ tự do.Nghĩa là một bắt đầu mạnh bạo, đường hoàng, ở ngoài mọi kiến trúc tiền chế, hay là do tôi làm thơ tự do nên đồng cảm, bây giờ không biết Tạ Hiền ở đâu, xuất hiện sau loạt thơ đó thì biến mất; xin trích một bài trong số sáu bài thơ:

 

 THỊ DÂM

 

 (Ai nhìn phụ nữ mà ước ao phạm tội thì đã tà dâm trong lòng rồi – Matthieu )

 

 Buổi trưa chuông nhà thờ âm a

 Ly la ve phù du sùi bọt hiện ngã

 Người con gái co quắp một phần tư quần lót

 

 Ta nhắm mắt cơn say lên đến óc

 Ghế bàn chồm tới đòi làm quen

 Người con gái vẫn hở hang một góc

 

 Buổi lễ dâng lên cặp đùi hồng mơn trớn

 Em kiêu căng biểu dương thịt da

 

 Rồi

 Các linh mục hiền hòa thiển cận

 Những tín đồ đi nhà thờ ngoạn cảnh

 Cũng như em đang đưa phía trên đùi ra

 Tất cả sẽ không bao giờ hiểu

 Tác dụng của hơi men trên ta

 Hay nỗi tuyệt vọng của những tinh trùng

 Chạy đua trong cõi tối

 ( Tạ Hiền )

 

 

 Phần Sinh hoạt văn nghệ: Thông tin Trùng Dương viết truyện phim; triển lãm tranh Đinh Cường tại Viện Văn Hóa Pháp Sài Gòn; đề cập đến cuốn Quần Đảo Gulag của nhà văn Nga Solzenitsyn bị trục xuất khỏi đất nước mình, và hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan hồi ức chiến thắng cuộc chiến 6 ngày tại Trung Đông tháng 6-1967 cùng thất bại chua chát của Do Thái trong cuộc chiến 10-1967; tường thuật việc Duyên Anh, Hoài Bắc, Mai Thảo ra Đà Nẵng; giới thiệu đêm nhạc và thơ tại Cần Thơ. Phần Hộp thư, chú ý thấy dòng trả lời bạn mình “ Trần Hữu Dũng: sẽ đăng một phần “, nhưng cái gọi một phần ấy không bao giờ xuất hiện, vì sau cái ngày cuối tháng 4/75 tạp chí Văn không hiện hữu, mới đây hỏi Trần Hữu Dũng có giữ bài thơ làm kỷ niệm chăng ? Dũng nói mất rồi; ngược lên trên thấy câu trả lời “ Trần Hoài Thư : Nhận được báo và nhuận bút rồi chứ ? Mùa Luân Lạc đã tới”, nhưng luân lạc tới đâu rồi hở Trần Hoài Thư ? Trong Phần giới thiệu Ấn Phẩm Mới thấy có giới thiệu Tập san văn nghệ Vỡ Đất do hai nhà thơ Nguyễn Thái Dương và Ban Bội Bỗng chủ trương, số 2 và đương nhiên là số cuối cùng, với sự góp mặt của nhiều tên tuổi : Trần Hoài Thư, Lương Thái Sỹ, Mang Viên Long, Đặng Tấn Tới, Mịch La Phong…Giới thiệu Vỡ Đất chợt nhớ ở mục Ấn Phẩm Mới số tháng 3/1973 có giới thiệu: “ THƠ VŨ TRỌNG, thơ của Vũ Trọng Quang, Văn Nghệ Động Đất xuất bản, sách in roneo dày 50 trang, không ghi giá “, nghĩ hồi ấy mình hồn nhiên sáo ngữ và sáo rỗng, lấy tên xuất bản cho kêu, giờ bàng hoàng thảm họa động đất sóng thần vừa qua ở đất nước mặt trời, khủng khiếp quá. Và ủa lạ vậy ? tại sao chỉ có Thơ Vũ Trọng mà thiếu chữ Quang, không biết do người phụ trách sơ sót viết thiếu hay do thợ sắp chữ sắp đặt lơ đễnh lơ là, thấy cũng vui vui.

 Từ giai phẩm Văn trước tháng 4/1975 tôi lại lan man chuyện nọ xọ chuyện kia suy nghĩ hội tụ về hiện tại, dòng sông thời gian có thể dài dòng thời gian vật lý tích tắc, kéo theo dòng chảy chuyển biến lịch sử , nhớ câu thơ của Chinh Yên “ Cách nhau mỗi ngày là mỗi lạ ”; có những việc không tưởng tượng nổi trục trái đất chao đảo trong vũ trụ giật mình, thảm họa tại Nhật Bản;văng vẳng câu nói của Jean Paul Sartre “ Trước cái đói của trẻ em Phi Châu, cuốn Buồn Nôn của tôi vô nghĩa ”; trước sự việc địa chấn chấn động thế kỷ, những dòng này hạt cát nhỏ bé, rất vô cùng nhỏ bé.

 

Vũ Trọng Quang

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34087)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…
17 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 38713)
t huở ấy tự đỉnh chiều áp thấp mỏm vực mưa ai đó gieo mình một màu sắc nhọn như đinh trổ vào lênh loang nhớ
14 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36784)
K hác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp. Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ.
12 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 33876)
C hập chùng đồi núi mây vô ngại Thênh thang trang giấy nốt nhạc trầm Bùn sen ngan ngan trăng đại hải Cánh cửa xuân thì đương mưa râm.
11 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 38535)
T ôi luôn nhớ cái cách Peter áp sát vào người tôi, rối rít, cuồng si, dịu dàng, hung bạo và cho tôi một cảm giác kích thích chưa từng có. Cái cảm giác đó vượt qua tất cả, nó như mách bảo rằng hãy yêu, hãy đánh đổi hết, cả công việc, cuộc đời, tương lai, giá trị đạo đức cũ rích của loài người, để ôm trọn vẹn Peter vạm vỡ trong tay, để cảm thấy Peter trong người mình, cảm thấy sự sẻ chia ngọt ngào, đau đớn, điên cuồng, lạ lùng của một tình yêu vượt thoát trên mọi lý lẽ…
08 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34386)
t rời đương nắng xin đừng ra bửa củi sợ mưa về kéo rụp cả chân mây trời hết nắng. thôi đừng ra sân nữa để ôn nhu còn đậm nét chơn mày
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36712)
T uần rồi, nhân kỷ niệm 70 năm ngày 6 tháng 6 năm 1944 khi quân Đồng Minh đổ bộ chiếm bờ biển Normandy để từ đó tiến vào giải phóng Âu Châu đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, hệ thống truyền hình PBS chiếu một loạt phim tài liệu liên hệ, trong số đó tôi có dịp xem hai phim, đó là “D-Day 360” do Windfall Films của Anh Quốc sản xuất dưới quyền đạo diễn của Ian Duncan; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” do NOVA thuộc PBS thực hiện.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36431)
D ohamide là một tên tuổi quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản năm 2000: “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn”. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ. Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 33294)
e m đừng hỏi tôi một thứ tình yêu mỏng như giấy kẹp thời buổi lơ mơ hàng họ giấy má tái sinh hầm cầu những khuôn mặt người từ đâu hoang mang đại để kim rãi đường mũi dùi cắm sâu vào họng nựng nịu lũ đầu têu hí hửng cá độ hung tàn
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 28249)
...nhắc đến cuộc vượt thoát của những cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn, người ta không khỏi bồi hồi nhớ lại những cái chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ mới hai tháng trước. Ngày 18/4 năm 2014 đã có những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, tuyệt vọng tự sát tại cửa khẩu Quảng Ninh. Hình ảnh thi thể của họ bị vất nằm ngổn ngang trên những chiếc xe lôi đã đem đến cho chúng ta cái cảm giác bất nhẫn, thương tâm.