- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Trương Văn Vĩnh

21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107420)


truongvanvinh_dn_2011-content 

 Trương Văn Vĩnh_ Đà Nẵng 2011


LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Trương Văn Vĩnh sống và làm việc tại thành phố Đà Nẵng.

TCHL


MIẾNG MỒI GIÁ TRỊ

Tôi bật bếp ga
lửa rừng rực nóng cái chảo dầu sôi sùng sục
rồi cho tất cả các “giá trị” còn lại vào
những giá trị của tôi còn tươi roi rói máu
đảo qua đảo lại
(medium, or well-done)
đem ra nhậu với ly rượu phế tích chiều nay

Cái loại “giá trị chín vừa” là mồi nhấm khi tỉnh
Cái loại “giá trị chín kỹ” là mồi nhấm khi say

Té ra lâu nay còn có một miếng mồi ngon đến vậy để nhậu với loại rượu cay đến vậy mà tôi không hay biết
và nay tôi đã biết rồi
biết để mà say
say
tôi say
say man dại với “giá trị chín vừa”
man dại với “giá trị chín kỹ”
man dại với ly rượu phế tích

Vâng, tôi say
say như vậy đấy bạn bè ơi!

(Đà Nẵng 12/2009 )

MỘT NGÀY CHẲNG RA GÌ

G là kiến trúc sư
anh ta nói với tôi rằng:
Kiến trúc là một loại âm nhạc vĩnh cửu
khi mà thế giới của loài người quá dị hợm
thì kiến trúc đã cho anh cảm hứng
tồn tại vượt thời gian
Tôi nói với anh ta rằng:
Chưa hẳn đã như vậy
thế giới của loài người đang rất gấp gáp
mọi thứ đều có thể banh xác trong tích tắc
vì lòng đố kỵ và tàn bạo của chính con người
Rạng sáng mai quả đất sẽ nổ tung
nếu như đêm nay không còn một bàn tay người nào đó kìm hãm
đó là lý do
chẳng có khái niệm vĩnh cửu nào
G và tôi đã cãi vã với nhau một trận tơi bời đến điên loạn
và tận cùng của sự điên loạn ấy
chúng tôi rất tỉnh táo
tỉnh táo trong một ngày chẳng ra gì.

 

Đà Năng, 2010

T.V.V

 

 

XÁCH NGƯỢC

Phố xách ngược bàn chân anh từ hôm qua
Ngay khi gió xách ngược tiếng chim
Dưới bầu trời
Dưới vòm lá
Ngay khi nắng xách ngược ngày vào đêm
Ngay khi những khoảng lặng
Thời gian
Không gian
Xách ngược ánh sáng vào vùng
Tối
Đen
Đặc quánh
Không cho phép con đường lối đi nào
(những con đường bây giờ không có lối đi)
Ở đó
Loài rắn độc rực sáng đôi con mắt độc dược
Tiêm nọc độc vào tiếng chim
Chết
Tiêm nọc độc vào bàn chân anh
Khằng khụa
Trong sự hỗn loạn gần chết ấy
Anh đi theo lối di trú của ruồi
Anh
Theo
Gặp
Sống
Cùng những số phận ruồi bu
Này em
Chìa tay ra, dù muốn hay không...

Đà Năng, 2010

T.V.V

 

 

LỐI ĐI KHÔNG MÀU

dấu vết bàn chân trên lối đi không màu
nhiều nỗi buồn trong anh đã nhập viện
không có chỗ nằm
sao nỗi buồn không chết ngay trên đường nhập viện
mà đòi theo cái chết khốn nạn đời anh

rồi niềm tin cũng bước trên lối đi không màu
niềm tin trong anh nhập viện
một bệnh viện không bò, đứng, ngồi, lết . . . nằm không mơ
anh cởi niềm tin trong chiếc áo đẫm mồ hôi
chiếc áo cởi niềm tin khổng thể cởi
niềm tin chết
không lần điều trị đầu tiên hay cuối cùng

còn có ước mơ lội trên lối đi không màu
ước mơ trong anh nhập viện
ước mơ bò lê lết
bệnh viện khóc
nước mắt đổ dài
ước mơ nhiễm bệnh

trong lần hấp hối duy nhất cuộc đời
anh
nhìn
nghe thấy
vô số kể
những
nỗi buồn
niềm tin
ước mơ
chăn chân đi tìm bệnh viện
trên rất nhiều lối đi không màu
chết
trên đường
bệnh viện
có còn sự kiện cấp cứu nào không?

 
02/6/2010


Con tàu ngang ngạnh


Ngang ngạnh như thế là đủ rồi con tàu ơi
nằm trên thi thể ngày như thế thì cũng ruỗng mục thôi con tàu ơi
dừng lại để ngắm cõi người như thế là cũng thấu hiểu rồi con tàu ơi

Thức thách thời gian ư?
Thức thách lòng người ư?
Sai rồi
chỉ có thể bào mòn những cái hốc mắt nhạy cảm mà thôi
Nghe lời ta nói đây!
hãy về với biển đi
hãy về với cái thân phận lênh đênh của mình đi
hãy vượt sóng cùng những ước mơ đi
đời đang cần lắm
Hãy làm vậy đi!
rồi đời sẽ khác

Sao không về với biển đi
Hay là!
hay là không tin biển nữa
hay là biển gầm gừ lời của những tên cướp biển
hay là hành động man rợ của bọn người kia
hay là sự xua đuổi bắt cướp trắng trợn

Thôi, về với biển đi
khôi phục lại niềm tin đi
rồi đời sẽ khác
Về với biển đi
ta thương cho sự ngang ngạnh của mày quá
về với biển đi
đừng ngang ngạnh nữa
Tàu ơi!

(*)viết bên con tàu trên bờ biển Thuận Phước
Đà Nẵng 01/01/2010


TÔI THẤY RÕ NỖI CÔ ĐƠN RỜI RẠC CỦA TÔI

1. chiều đi qua tay biết bao nhiêu người mà tôi dại khờ chi ôm hết như chiều của riêng tôi để rồi chiều chết dần trong tầm tay thì tôi về với đêm đen mà lòng cô đơn trơ trọi như miền giông gió

2. gió ơi gió chơi trò ú tim với mái tóc dài của người thiếu nữ mà chi để rồi lẻn vào tim tôi đánh thức tình yêu không tuổi trỗi dậy vô hướng như một gã du mục mãn đời lang thang

3. mưa! mắt tôi mơ loang bóng mưa, từng sợi mưa dài chia ba khúc, khúc đầu trôi về quá khứ, tôi sống thời đang sống khúc giữa, khúc cuối chạm đất là tương lai đầu thai về làm bụi bặm bám rát mặt người

4. tôi nhặt từng lóng tay mình trong ma thuật ngón của trần tuấn và ngồi đối diện với mười ngón tay của mình chợt rùng mình khi biết chính tôi là kẻ chăn bò trong thành phố suốt đời đi tìm vạt cỏ lưa thưa mà ngóng đôi mắt buồn về thảm cỏ xanh rì thèm được như kẻ chăn bò ở quê mà không dám quay về vì đã lỡ dán lên mình cái model thành phố

5. chiều nhìn về phía nghĩa trang mù khói buồn những âm a của phạm phú hải xuôi về miền cực lạc sống dưới khe nước ngầm chảy từ trong đá mấp mem miền hoang cát mà mấy ai nhớ nhớ quên quên!

6. đêm co cụm bó gối ngồi chờ từng cơn lạnh đi qua! cái buốt lạnh viên hồn tôi thành viên đá nhỏ rơi tõm vào núi đá chôn vùi thoi thóp từng khúc thở sau cùng rồi chết, chết không lối thoát như những vần thơ của gã nguyễn lãm thắng hiện thời, và chết như ai đó đã viết về cái chết của kẻ làm thơ

7. đời nó dạy (mất dạy?) cho tôi những cái nhìn phiến diện mà chả có cái phiến diện nào ra cái phiến diện nào, thôi thì phiến diện tôi hay phiến diện đời hay là gì, gì, gì đó nữa thì trong tôi là sự cô đơn rời rạc như một kẻ chán đời cởi niềm tin trong chiếc áo đẫm mồ hôi.

8. vâng! rạc rời, rời rạc, rạc rời, rời rạc... phần tôi!

Đà Năng, 2010

T.V.V

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88610)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105165)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88592)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101189)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96160)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89091)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118389)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 104904)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 103186)
T in Stockholm - Thi sĩ Tomas Transtromer của Thụy Điển đã được chọn trao giải Nobel Văn chương. Đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm giải Nobel Văn chương được trao cho một người Bắc Âu.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112319)
T in Stockholm – Thi sĩ nổi tiếng Tomas Transtromer đã được chọn trao giải Nobel Văn chương sau khi bị đứt mạch máu não cách nay 20 năm. Tai biến đã làm giới hạn khả năng nói chuyện của thi sĩ, nhưng không làm giảm khả năng viết lách.