- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cuộc hội ngộ của các phóng viên chiến trường trong Triển lãm ảnh về Việt Nam tại Paris

25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94203)

trienlamanhhenrihuet-content

Trên trang văn hóa báo Le Monde có bài giới thiệu về một cuộc triển lãm ảnh của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Henri Huet về cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ qua bài viết: "Chiến tranh Việt Nam : Những hình ảnh, bạn hữu và cái chết".

 

Hôm mùng 8 tháng Hai vừa qua, tại Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu tại Paris, đã mở cửa triển lãm ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Henri Huet, phóng viên chiến trường của hãng tin Mỹ AP. Ông đã bị quân đội Bắc Việt Nam bắn chết khi đang tác nghiệp trên chiến trường tại Lào cách đây đúng 40 năm.

 

Trong bầu không khí khá xúc động ngày mở cửa, cuộc triển lãm đã hội tụ về một số các gương mặt phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng, từng ghi lại những dấu ấn của cuộc chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam. Người ta thấy có mặt Nick Út, phóng viên đã nổi tiếng khắp thế giới với tấm ảnh chụp năm 1972 một cô bé bị bom na-pan đốt cháy, mình trần chuồng chạy hoảng loạn, hay như Christine Spengler, một trong số nữ phóng viên chiến trường rất hiếm hoi, đưa tin về chiến tranh Việt Nam.

 

Trước những bức ảnh chụp cảnh chết chóc, đau đớn mệt mỏi của những người lính trên chiến trường, các phóng viên chiến trường thời đó đều có chung một hồi tưởng là: « chưa có một cuộc chiến tranh nào để lại dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp của họ mạnh mẽ như cuộc chiến tranh Việt Nam ».

 

Trước hết đối với riêng các phóng viên ảnh chiến trường này thì đây là cuộc chiến đẫm máu. Có khoảng 135 phóng viên chiến trường của cả hai bên bị chết trong cuộc chiến này. Bản thân phóng viên Nick Út đã thoát chết, khi chiếc trực thăng định mệnh bị bắn rụng cùng với Henri Huet và ba phóng viên khác.

 

Anh kể lại : « lẽ ra tôi đã có mặt trên chiếc máy bay đó, nhưng vì chúng tôi đã dàn xếp với nhau nên Henri đã thay chỗ tôi, và ông là người bị chết ». Bản thân Nick Út cũng có một người anh cũng là phóng viên cho hãng AP, đã bỏ mạng trong cuộc chiến này.

 

Ông Richard Pryne, từng làm trưởng đại điện của hãng tin AP tại Sài Gòn từ năm 1968 đến 1973 kể lại : « Chúng tôi được hoàn toàn tự do xâm nhập vào chiến trường. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến duy nhất của người Mỹ không kiểm duyệt (báo chí) ». Tại thực địa, các phóng viên được quyền đi bất cứ đâu, được quân đội tạo điều kiện để tác nghiệp, được tham dự vào đời sống thường nhật của các binh lính và họ cũng bị nguy hiểm như những người lính, cũng phải hứng chịu các cuộc tấn công của đối phương…

 

Theo Le Monde, những bức ảnh của Henri Huet đã ghi lại nét chân thực nhất của cuộc chiến tranh này. Ông đã ghi lại những khó khăn của người lính, cảnh những người bị thương nặng hấp hối, những túi xác chết chờ được chuyển về nhà. Một bức ảnh nổi tiếng của ông chụp năm 1966, ghi lại cảnh một bác sĩ quân y đang cố chăm sóc cho một người lính, trong khi bản thân ông cũng bị thương nặng.

 

Christian Simonpietri, từng là phóng viên của hãng tin Cuba Gramma tại chiến trường Việt Nam khẳng định : « Sau Việt Nam, mọi thứ đã thay đổi. Người Mỹ đã nhận thấy tác động của các hình ảnh. Vì thế mà những cuộc chiến sau đó báo chí đều bị kiểm duyệt chặt chẽ ».

 

Đối với phần đông các phóng viên có mặt tại chiến trường Việt Nam hồi đó, hồi tưởng lại đều nhận thấy : dẫu gì thì cuộc chiến tranh Việt Nam là những trải nghiệm có một không hai trong cuộc đời của họ. Ông Richard Pryne của hãng AP nói : « những bài viết hay nhất, những kỷ niệm sâu sắc nhất của chúng tôi đều liên quan đến Việt Nam. Và những người bạn tốt nhất tôi cũng tìm được ở đấy ».

 

Tại cuộc triển lãm này, người ta cũng có thể thấy lại những bức ảnh nổi tiếng, mà các đồng nghiệp nổi tiếng của Henri Huet chụp trong chiến tranh Việt Nam, như của các phóng viên Nick Út, Eddi Adams, Dana Stone hay Lary Burows ... Tác giả bài báo kết luận, đó là những hình ảnh của nỗi khổ đau, của sự chết chóc và của tình bạn, cứ như chỉ có Việt Nam là nơi duy nhất sản sinh ra nó.

 

Trưng bày ảnh chiến tranh Việt Nam tại Triển lãm Nhiếp ảnh Châu Âu - Paris. Theo Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu (MEP)

 

Anh Vũ - RFI

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 90851)
B a mươi năm là thời gian tối thiểu cho phép giới nghiên cứu và phê bình có thể dòm thấy, trong một nền văn học có truyền thống lâu đời bắt nguồn từ thời trung đại, những biến chuyển nội tại mà nền văn học Pháp đã và đang trải nghiệm. Qua chính nội dung và hình thức các tác phẩm của thế hệ viết văn ‘’ trẻ ‘’, mới và khác trước. Dưới đây, chúng tôi sẽ phác họa hiện tình, vạch ra những nét chánh, nhận thấy trong số tiểu thuyết khổng lồ xuất bản hằng năm từ 30 năm nay...
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 105911)
T ôi ở ngay Montreal mà cũng không biết là nhạc sĩ Lê Trạch Lựu cùng ở chung thành phố với tôi. Cho tới khi đọc được bài viết về ông trên báo Thanh Niên Online ở trong nước tôi mới biết ông là đồng…tỉnh với tôi! Ông là tác giả của bản nhạc “Em Tôi” mà hầu như mọi người đều biết. Ấm ớ về nhạc như tôi mà lúc nào cũng có thể nghêu ngao em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh / mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ được. Hứng từ nàng…nhạc nào đã khiến ông sáng tác được bản nhạc bất hủ này vào năm 1953?
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 117571)
LTS: Phương Lan là bút hiệu của cô sinh viên trường đại học Văn hóa TP. HCM. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện ngắn “Bà điên” của Phương Lan đến với quí độc giả và văn hữu Hợp Lưu. Tạp Chí Hợp Lưu
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 106152)
C hiến tranh đồng nghĩa với bom đạn, với súng gươm, với giết chóc, với gian lao, khổ ải, với tàn phá, hủy diệt, ... mà lại nói tới lãng mạn, hay dù hẹp hơn, tới thi ca lãng mạn là một điều hoàn toàn nghịch lý, khó có thể tưởng tượng được. Nhưng đối với những người Việt Nam đã từng sống trong cuộc chiến ba mươi năm vừa qua, đây lại là một sự thực, một sự thực có bằng chứng hẳn hoi mà người tìm hiểu khó có thể chối cãi.
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 166881)
t háng sáu tàn sen rụng rơi mang theo mùa hạ tím đẩy cánh diều bằng lăng lên không trung cao xanh thế làm sao ta biết được nhúm thẳm sâu le lói mặt đầm lầy
06 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 136868)
M ấy năm trước anh về em dẫn người yêu đến gặp anh Mấy năm sau anh về em đưa em bé đến chào anh Thời gian đi qua đi qua Anh với tuổi già ngồi lại
01 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 114759)
Theo nguôn tin từ RFI - Đầu tháng Tư vừa qua, có một sự kiện văn hóa quan trọng. Đó là tác phẩm "Biển và Chim bói cá " của nhà văn Bùi Ngọc Tấn được trao giải thưởng mang tên nhà văn Pháp chuyên viết về biển Henri Queffélec (1910 - 1992), nhằm tôn vinh những tác phẩm viết về biển trên thế giới.
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 135777)
đ ừng nhìn em như thế hãy để em ở cạnh anh theo cách của mình hãy để em yêu anh theo cách của mình ừ
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 120161)
N ăm đầu tiên Sài Gòn sập, tôi không nhớ được TV, Radio, và báo chí, có những gì nói những gì. Cả ngày quần quật, hết cái loa phường thét vào tai lại đến học tập chính trị ở trường, hội họp ở tổ dân phố và đi mít tinh (là cái gì cũng chưa hiểu hết). Ngoài đường thì vù vù xe Honda với băng đỏ trên cánh tay của bọn cách mạng 30, và cờ đỏ bán tràn lan tứ phía. Đêm về, cả nhà nhìn nhau lặng lẽ.
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 103538)
Mặt Trận Ở Sài Gòn’ sẽ tạo mối xúc động hay chú tâm cho những ai còn tha thiết tới số phận của Việt Nam. Nó cũng sẽ gây ngạc nhiên cho những ai ít hiểu biết về tâm trạng phức tạp của người dân miền Nam đối với cuộc chiến tranh mà cho đến nay vẫn còn để lại những hậu quả và ảnh hưởng trên số phận của họ.