- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cuộc hội ngộ của các phóng viên chiến trường trong Triển lãm ảnh về Việt Nam tại Paris

25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94619)

trienlamanhhenrihuet-content

Trên trang văn hóa báo Le Monde có bài giới thiệu về một cuộc triển lãm ảnh của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Henri Huet về cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ qua bài viết: "Chiến tranh Việt Nam : Những hình ảnh, bạn hữu và cái chết".

 

Hôm mùng 8 tháng Hai vừa qua, tại Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu tại Paris, đã mở cửa triển lãm ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Henri Huet, phóng viên chiến trường của hãng tin Mỹ AP. Ông đã bị quân đội Bắc Việt Nam bắn chết khi đang tác nghiệp trên chiến trường tại Lào cách đây đúng 40 năm.

 

Trong bầu không khí khá xúc động ngày mở cửa, cuộc triển lãm đã hội tụ về một số các gương mặt phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng, từng ghi lại những dấu ấn của cuộc chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam. Người ta thấy có mặt Nick Út, phóng viên đã nổi tiếng khắp thế giới với tấm ảnh chụp năm 1972 một cô bé bị bom na-pan đốt cháy, mình trần chuồng chạy hoảng loạn, hay như Christine Spengler, một trong số nữ phóng viên chiến trường rất hiếm hoi, đưa tin về chiến tranh Việt Nam.

 

Trước những bức ảnh chụp cảnh chết chóc, đau đớn mệt mỏi của những người lính trên chiến trường, các phóng viên chiến trường thời đó đều có chung một hồi tưởng là: « chưa có một cuộc chiến tranh nào để lại dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp của họ mạnh mẽ như cuộc chiến tranh Việt Nam ».

 

Trước hết đối với riêng các phóng viên ảnh chiến trường này thì đây là cuộc chiến đẫm máu. Có khoảng 135 phóng viên chiến trường của cả hai bên bị chết trong cuộc chiến này. Bản thân phóng viên Nick Út đã thoát chết, khi chiếc trực thăng định mệnh bị bắn rụng cùng với Henri Huet và ba phóng viên khác.

 

Anh kể lại : « lẽ ra tôi đã có mặt trên chiếc máy bay đó, nhưng vì chúng tôi đã dàn xếp với nhau nên Henri đã thay chỗ tôi, và ông là người bị chết ». Bản thân Nick Út cũng có một người anh cũng là phóng viên cho hãng AP, đã bỏ mạng trong cuộc chiến này.

 

Ông Richard Pryne, từng làm trưởng đại điện của hãng tin AP tại Sài Gòn từ năm 1968 đến 1973 kể lại : « Chúng tôi được hoàn toàn tự do xâm nhập vào chiến trường. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến duy nhất của người Mỹ không kiểm duyệt (báo chí) ». Tại thực địa, các phóng viên được quyền đi bất cứ đâu, được quân đội tạo điều kiện để tác nghiệp, được tham dự vào đời sống thường nhật của các binh lính và họ cũng bị nguy hiểm như những người lính, cũng phải hứng chịu các cuộc tấn công của đối phương…

 

Theo Le Monde, những bức ảnh của Henri Huet đã ghi lại nét chân thực nhất của cuộc chiến tranh này. Ông đã ghi lại những khó khăn của người lính, cảnh những người bị thương nặng hấp hối, những túi xác chết chờ được chuyển về nhà. Một bức ảnh nổi tiếng của ông chụp năm 1966, ghi lại cảnh một bác sĩ quân y đang cố chăm sóc cho một người lính, trong khi bản thân ông cũng bị thương nặng.

 

Christian Simonpietri, từng là phóng viên của hãng tin Cuba Gramma tại chiến trường Việt Nam khẳng định : « Sau Việt Nam, mọi thứ đã thay đổi. Người Mỹ đã nhận thấy tác động của các hình ảnh. Vì thế mà những cuộc chiến sau đó báo chí đều bị kiểm duyệt chặt chẽ ».

 

Đối với phần đông các phóng viên có mặt tại chiến trường Việt Nam hồi đó, hồi tưởng lại đều nhận thấy : dẫu gì thì cuộc chiến tranh Việt Nam là những trải nghiệm có một không hai trong cuộc đời của họ. Ông Richard Pryne của hãng AP nói : « những bài viết hay nhất, những kỷ niệm sâu sắc nhất của chúng tôi đều liên quan đến Việt Nam. Và những người bạn tốt nhất tôi cũng tìm được ở đấy ».

 

Tại cuộc triển lãm này, người ta cũng có thể thấy lại những bức ảnh nổi tiếng, mà các đồng nghiệp nổi tiếng của Henri Huet chụp trong chiến tranh Việt Nam, như của các phóng viên Nick Út, Eddi Adams, Dana Stone hay Lary Burows ... Tác giả bài báo kết luận, đó là những hình ảnh của nỗi khổ đau, của sự chết chóc và của tình bạn, cứ như chỉ có Việt Nam là nơi duy nhất sản sinh ra nó.

 

Trưng bày ảnh chiến tranh Việt Nam tại Triển lãm Nhiếp ảnh Châu Âu - Paris. Theo Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu (MEP)

 

Anh Vũ - RFI

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 201512:59 SA(Xem: 44771)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Dương Phương Linh sống và làm việc tại Paris. Ngoài sáng tác thơ, cô còn vẽ và soạn nhạc. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những tác phẩm của Dương Phương Linh đến với quý độc giả và văn hữu Hợp Lưu.
14 Tháng Tám 20151:33 SA(Xem: 35008)
Mang tiếng lấy chồng có cái mát Việt Kiều gia thế, sang đến nơi mới vở lẽ gả ta chỉ giàu mỗi mớ chữ vô dụng, uổng công thị mưu toan tính toán lấy chồng đi Mỹ. Bỏ làng bỏ xóm theo gả sang đây sinh con đẻ cái, thị làm việc đầu tắt mặt tối. Làm quần quật bao nhiêu cũng không đủ ăn thua với thiên hạ.
12 Tháng Tám 20153:54 SA(Xem: 30376)
Dù ai có nghệ sĩ tính tận mây xanh, vốn coi tiền chả ra gì, chắc cũng có lúc phải lúng túng im lặng, khi vắng nó. Ít tiền mà để anh bạn mới quen bao cho bữa nhậu lớn hai người, để nợ mãi một bữa nhậu, thì chắc chừng nào bao lại được thì mới dám bè bạn tiếp với người ta. Ít tiền sao dám rủ rê ai, không rủ không đến với ai thì có ai chơi với mình.
12 Tháng Tám 20153:45 SA(Xem: 30933)
Khung cửa sổ. Những con người đang di chuyển ở phía dưới con đường. Tạp âm trộn lẫn vào nhau: tiếng người và tiếng còi xe rú rít. Nga tìm kiếm một chút trong trẻo xung quanh, nhưng cái váng vất kia chỉ làm bẹp dí quả tim xuống phía dưới lồng ngực.
12 Tháng Tám 20153:27 SA(Xem: 32613)
Thời đó, và có thể còn đậm nét ở thế hệ của tôi (1940), văn nghệ, văn chương theo định nghĩa của Xuân Diệu là “run với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Mây gió trăng, sao, bầu trời xanh biền biệt vẫn là những đề tài muôn thưở của văn hoá, văn học. Thiên nhiên vẫn mãi là cái nền để thị hiện sự hiện hữu và tâm cảm của con người. Cái vở tuồng đời sống cần có mộït sân khấu để người ta yêu nhau, ghét nhau, ham muốn, thù hận, chiến tranh. Mặt trời lên, mang hơi ấm và sự bao bọc yên bình, đêm về với niềm đe doạ nhưng cũng đầy quyến rũ của một vũ trụ thăm thẳm “thiên la địa võng” vây bủa chung quanh.
06 Tháng Tám 20152:42 SA(Xem: 31393)
những mảnh vỡ quá khứ một hôm cắt đứt niềm tin cái thói hèn trở chứng trong một ngày bi quan
06 Tháng Tám 20152:28 SA(Xem: 15604)
Lễ Đầu Hàng Của Ông Cháu Mạc Đăng Dung (30/11/1540-29/4/1541) tiếp cận một thời khoảng dày phủ sương mù của những cuộc tâm lý chiến giữa Trung Hoa và Việt Nam, kéo dài từ thời thượng và trung cổ, tới hiện tại, cũng như các phe phái đối nghịch nhau tại mỗi nước.
04 Tháng Tám 20151:25 SA(Xem: 31910)
“ Tôi nhìn người đàn bà qua lớp gương mờ - tái nhợt như một cái xác chết di động. Gương mặt người đàn bà còn tinh tươm những trăn trở, héo úa. Cơn hoảng loạn còn in sâu vào đồng tử, nó trao tráo như mắt của một con cá đang mắc vào chiếc lao móc.”
04 Tháng Tám 20151:15 SA(Xem: 33748)
Em khóc trên ngực anh bằng đôi mắt của ngàn năm về trước nơi chúng mình gặp nhau miệng vực thấy cánh sao rụng xuống lưng chừng
02 Tháng Tám 201511:48 CH(Xem: 30981)
Cô chờ cho thời gian trôi dần tới nửa đêm, trong căn phòng không bật đèn bóng tối như đang trùm lấy tất cả; nằm trên tấm nệm mỏng, cô nhìn lên trần nhà. Một con thằn lằn đang ẩn mình trong bóng tối thỉnh thoảng lại chắc lưỡi khe khẽ. Đêm tưởng chừng như tĩnh lặng nhưng lại ẩn chứa trong mình vô vàn âm thanh.