- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cảm nghĩ về cuốn thơ mới “Năm chữ Du Tử Lê và, mười hai bài thơ, mới.”

17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84690)

dutule_hl108

LTS: Lê Vương Ngọc tên thật là Lê Đình Quỳnh, xuất thân là giáo sư tư thục Trung học các trường Hưng Yên, Hải Phòng thập niên 1950 và Sài gòn 1960. Ông nhìn vấn đề văn hoá như một “hobby” – Làm thơ, dịch sách, nghiên cứu, biên khảo nhiều về Phân tâm và Di truyền học – Theo quan niệm phê bình sáng tạo của Oscar Wilde…
TCHL 

Tôi có một cảm giác thật bất ngờ khi đọc xong bài đầu thơ năm chữ. Bất ngờ như lâu lắm đựơc gặp lại người tình xưa còn nguyên nụ cười nồng nàn tươi thắm… Vừa mừng vừa vui, dường như tôi có đọc đâu đây một tán thưởng thơ năm chữ của Du Tử Lê do một thẩm quyền văn hoá: Cố thi sĩ Nguyên Sa ở tập I “Du Tử Lê, tác giả và tác phẩm” đã viết “…Thời kỳ ở Việt Nam, thơ Du Tử Lê nhiều năm chữ, Lê làm thơ năm chữ thật tới…” Đọc lại vài lần, tôi chợt thấy bên cảm giác bất ngờ có thêm một tia sáng, rực lên một đốm lửa reo múa trong đầu tôi. Tĩnh lặng và thả hồn theo mạch thơ cuốn hút khá mãnh liệt của tác giả, tôi thấy từ lời đến ý, thơ Du Tử Lê chuyển hướng theo một chiều hướng ít nhiều khác lạ so với các sáng tác trước đây mà tôi tạm lấy “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu” làm mốc phân chia.
Tôi sẽ lần lượt phân tích những khác lạ nói trên.
Trước hết hãy đề cặp tới hình thức trình bày sách Du Tử Lê in nơi bìa bóng láng chữ màu xanh ngọc thạch trên nền đen, đặc biệt có ba tấm hình của thi sĩ sắp liền nhau theo mũi tên thời gian từ trái sang phải: Từ trẻ thơ qua trung niên tới bảng lảng trời chiều. Sự sắp xếp tự nhiên này khiến tôi nao nao trong lòng nhớ tới bài “L’enfant” của Victor Hugo, qua câu hát “chàng tuổi trẻ vốn gìong hào kiệt” và sau rốt là Lý Bạch nói lên cái sầu vạn cổ trong bài “Tương tiến tửu”: “…chiêu như thanh ty, mộ như tuyết…”
May thay nụ cười hồn nhiên của một Du Tử Lê sắp tới thất thập đã kéo tôi ra khỏi cái nao nao và được thay vào cái cảm giác an nhiên tự tại rất Lão-Trang qua cái cười hiếm có của Du Tử Lê, một cái cười rất trẻ thơ.
Theo thông lệ các tác phẩm của Du Tử Lê thường có nhiều tranh phụ bản của một số hoạ sĩ tên tuổi, nhưng kỳ này cũng khác lạ là hầu như mỗi bài thơ của Lê được minh hoạ bởi nghệ sĩ tài danh Đinh Cường theo thể phóng bút, đen trắng. Đọc thơ Du Tử Lê đã cần nhiều tưởng tượng mà xem minh hoạ của Đinh Cường cũng cần giầu tưởng tượng có phần hơn nữa. Nhưng phải công nhận minh hoạ của Đinh Cường đã nhất trí với thơ Du Tử Lê, giúp ta đi vào cõi mông lung của 2 nghệ thuật hợp nhất, mông lung, sâu thẳm và thoáng chút kỳ bí.
Trên tôi nói thơ Du Tử Lê kỳ này có điều khác lạ. Bắt đầu bằng từ ngữ, một số du nhập từ quê hương xưa cũ như “bó tay,” “giải trình, “tiếp thị,” “phế liệu,” “hộ khẩu”… Một số do chính tác giả tạo ra như “ký hoạ gió,” “sẹo vô luân,” “lố bịch đen,” “men dậy thì,” “chiều hoá trị,” “giác quan mộng mị” “vi trùng biệt ly”… Hơn nữa để trung thực hơn với ý thơ, nhiều từ trong đời thường đôi khi thô thiển ít tính chất thơ như “lợ,” “lời hứa dối”…cũng được sử dụng rất tự nhiên và cũng “tới” nhờ hỗ tương hình ảnh của toàn thể hơi thơ.
Thơ Du Tử Lê từ trước vẫn hằng đề cặp tới các vấn đề lớn lao, quan trọng của nhân sinh như: Tình yêu, và hận thù, định mệnh và tự chủ ý chí, chân lý và tôn giáo, chiến tranh và hoà bình… Trong lãnh vực nào, Du Tử Lê cũng cống hiến cho đời những cảm xúc chân thực nhất, truyền cảm mạnh mẽ nhất. Nhưng tựu trung trong lãnh vực tình yêu, tôn giáo và định mệnh, Du Tử Lê dừng lại nhiều hơn cả và cũng phơi tim vắt óc không ngừng nghỉ.
Do tâm thức nhậy cảm và cởi mở, nên khi diễn tả một ý tưởng nào trong lãnh vực kể trên, Du Tử Lê không bị gò bó trong một trường phái thơ nào. Lời và ý thơ tuôn trào ra tự nhiên và chất phác tuỳ theo trạng huống tinh thần nên có thể trữ tình, tượng trưng, hiện thực, siêu thực, tự do…Đặc biệt thơ tự do (như một số trong 12 bài thơ mới) thuộc loại thơ-văn-xuôi (poesy-prose) rất thành công do năng khiếu thiên bẩm. Tuỳ bút Du Tử Lê nhiều đoạn rất thơ, tỷ như Anatole France viết đoản văn “Tựu trường” bất tử “…et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent…” Và như Du Tử Lê trong trường khúc “Mẹ về biển Đông.”
Để chứng minh cho nhận định trên về hình thức và nội dung thơ Du Tử Lê cũng rõ rệt trong thi phẩm mới này, xin bạn đọc cùng tôi phân tích bài năm chữ đầu tiên rất siêu thực: “Trở giấc cùng hư vô.” Toàn bài thơ như tả lại một giấc mơ, không phải là ác mộng, nhưng là một trạng huống bất thường. “Mưa về ngang ký ức,” một nỗi thất vọng biến thể thành tuyệt vọng. “Những giòng sông bó tay” rồi sự chết xẩy đến như một ao ước giải thoát được thực hiện và đương nhân vui mừng trong “…nấm mồ hớn hở!” - Ở bài thơ kế tiếp “Chưa ai từng có mặt” mặc dù cách dùng chữ bình thường nhưng rất nên thơ, nét hiện thực rõ ràng trong những câu “Thổi tắt niềm ái ngại.” “Ghế thở dài. quay lưng. - Tường phân thân trụ lại.” Và thực tại thật bùi ngùi trong một câu 5 chữ, có đến 4 chữ “…xa. xa. xa. xa” để kết thúc thật nhẫn nhịn, cam đành: “Chưa ai từng có mặt.”
Bài “Bão đi qua bàn tay” là một bài thơ tượng trưng rất đạt. Cái đạt của bài thơ tượng trưng này nằm ở chỗ giản dị và hiển nhiên của hoàn cảnh: Bão tố của một bất hạnh ào tới, người trong cuộc hiển nhiên bất lực, dùng tay chống trả “Ngón be bờ lũ, lụt,” dù biết trước đấy tình đã “suy sụp.”
Những đan cử trên ở một tập thơ có sắc thái mới lạ nhưng còn phảng phất một Du Tử Lê hồn hậu ơn đời, ơn em. Mọi chua sót, đau đớn cay nghiệt…chàng đổ lỗi cho định mệnh trong một tuyên ngôn bao khắp và khoả lấp hết: “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu.”
Bây giờ thì khác. “Năm chữ Du Tử Lê và, 12 bài thơ, mới” mang tính hiện thực, ít nhiều cảm tính, có dấu hiệu phảng phất nhẹ nhàng, hoặc riễu cợt chua cay, hoặc đầy sân hận ở ba lãnh vực thân thiết với chàng: Nhân bản, tình yêu và định mệnh.
Vì giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin sơ lược trích dẫn ít hình ảnh trong toàn tập thơ:
-Cổ suý cho nhân bản: (Trang 15) “Chúng ta những đứa trẻ, cần qúa đi tình yêu”; (trang 26) “Tôi được người cứu chuộc, an nhiên trong hồi kinh”; (trang 36) “Đám đông dấu cơn đau – trong tiếng cười quặt quẹo.”
- Phơi bày ác độc, giả đạo đức: (Trang 54) “Nhận mũi đinh tuyệt vọng”; (trang 28) “Gai luỹ thừa vết xước”; (trang 30) “Nuôi tôi lời hứa đối”; (trang 87) “Những ân cần khốn kiếp”; (trang 56) “Niết bàn nanh chó sói”.
-Tố cáo, phản kháng mạnh mẽ nhất ở phần II, trong hai bài đầu: “Khi đón chào năm mới…” (Trang 66) Tình trạng thê thảm bất lực của dân Việt, bất lực của tôn giáo trước định mệnh. Bài kế tiếp “Bài vỡ lòng, thế kỷ 21” (trang 70): hành động hạ cấp của lớp người vô tư cách, bị vô hiệu hoá bởi lương tâm nhân loại và thiên lý vạn năng.
Để kết luận, tôi chỉ muốn nói: Phơi bày, cảnh báo, phản kháng, âu cũng là một điểm son của chuyển hướng mới thơ Du Tử Lê.

Lê Vương Ngọc
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 4576)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4062)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4366)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 6526)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 5805)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4365)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 6042)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5628)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 6335)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 5589)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.