- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cảm nghĩ về cuốn thơ mới “Năm chữ Du Tử Lê và, mười hai bài thơ, mới.”

17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85068)

dutule_hl108

LTS: Lê Vương Ngọc tên thật là Lê Đình Quỳnh, xuất thân là giáo sư tư thục Trung học các trường Hưng Yên, Hải Phòng thập niên 1950 và Sài gòn 1960. Ông nhìn vấn đề văn hoá như một “hobby” – Làm thơ, dịch sách, nghiên cứu, biên khảo nhiều về Phân tâm và Di truyền học – Theo quan niệm phê bình sáng tạo của Oscar Wilde…
TCHL 

Tôi có một cảm giác thật bất ngờ khi đọc xong bài đầu thơ năm chữ. Bất ngờ như lâu lắm đựơc gặp lại người tình xưa còn nguyên nụ cười nồng nàn tươi thắm… Vừa mừng vừa vui, dường như tôi có đọc đâu đây một tán thưởng thơ năm chữ của Du Tử Lê do một thẩm quyền văn hoá: Cố thi sĩ Nguyên Sa ở tập I “Du Tử Lê, tác giả và tác phẩm” đã viết “…Thời kỳ ở Việt Nam, thơ Du Tử Lê nhiều năm chữ, Lê làm thơ năm chữ thật tới…” Đọc lại vài lần, tôi chợt thấy bên cảm giác bất ngờ có thêm một tia sáng, rực lên một đốm lửa reo múa trong đầu tôi. Tĩnh lặng và thả hồn theo mạch thơ cuốn hút khá mãnh liệt của tác giả, tôi thấy từ lời đến ý, thơ Du Tử Lê chuyển hướng theo một chiều hướng ít nhiều khác lạ so với các sáng tác trước đây mà tôi tạm lấy “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu” làm mốc phân chia.
Tôi sẽ lần lượt phân tích những khác lạ nói trên.
Trước hết hãy đề cặp tới hình thức trình bày sách Du Tử Lê in nơi bìa bóng láng chữ màu xanh ngọc thạch trên nền đen, đặc biệt có ba tấm hình của thi sĩ sắp liền nhau theo mũi tên thời gian từ trái sang phải: Từ trẻ thơ qua trung niên tới bảng lảng trời chiều. Sự sắp xếp tự nhiên này khiến tôi nao nao trong lòng nhớ tới bài “L’enfant” của Victor Hugo, qua câu hát “chàng tuổi trẻ vốn gìong hào kiệt” và sau rốt là Lý Bạch nói lên cái sầu vạn cổ trong bài “Tương tiến tửu”: “…chiêu như thanh ty, mộ như tuyết…”
May thay nụ cười hồn nhiên của một Du Tử Lê sắp tới thất thập đã kéo tôi ra khỏi cái nao nao và được thay vào cái cảm giác an nhiên tự tại rất Lão-Trang qua cái cười hiếm có của Du Tử Lê, một cái cười rất trẻ thơ.
Theo thông lệ các tác phẩm của Du Tử Lê thường có nhiều tranh phụ bản của một số hoạ sĩ tên tuổi, nhưng kỳ này cũng khác lạ là hầu như mỗi bài thơ của Lê được minh hoạ bởi nghệ sĩ tài danh Đinh Cường theo thể phóng bút, đen trắng. Đọc thơ Du Tử Lê đã cần nhiều tưởng tượng mà xem minh hoạ của Đinh Cường cũng cần giầu tưởng tượng có phần hơn nữa. Nhưng phải công nhận minh hoạ của Đinh Cường đã nhất trí với thơ Du Tử Lê, giúp ta đi vào cõi mông lung của 2 nghệ thuật hợp nhất, mông lung, sâu thẳm và thoáng chút kỳ bí.
Trên tôi nói thơ Du Tử Lê kỳ này có điều khác lạ. Bắt đầu bằng từ ngữ, một số du nhập từ quê hương xưa cũ như “bó tay,” “giải trình, “tiếp thị,” “phế liệu,” “hộ khẩu”… Một số do chính tác giả tạo ra như “ký hoạ gió,” “sẹo vô luân,” “lố bịch đen,” “men dậy thì,” “chiều hoá trị,” “giác quan mộng mị” “vi trùng biệt ly”… Hơn nữa để trung thực hơn với ý thơ, nhiều từ trong đời thường đôi khi thô thiển ít tính chất thơ như “lợ,” “lời hứa dối”…cũng được sử dụng rất tự nhiên và cũng “tới” nhờ hỗ tương hình ảnh của toàn thể hơi thơ.
Thơ Du Tử Lê từ trước vẫn hằng đề cặp tới các vấn đề lớn lao, quan trọng của nhân sinh như: Tình yêu, và hận thù, định mệnh và tự chủ ý chí, chân lý và tôn giáo, chiến tranh và hoà bình… Trong lãnh vực nào, Du Tử Lê cũng cống hiến cho đời những cảm xúc chân thực nhất, truyền cảm mạnh mẽ nhất. Nhưng tựu trung trong lãnh vực tình yêu, tôn giáo và định mệnh, Du Tử Lê dừng lại nhiều hơn cả và cũng phơi tim vắt óc không ngừng nghỉ.
Do tâm thức nhậy cảm và cởi mở, nên khi diễn tả một ý tưởng nào trong lãnh vực kể trên, Du Tử Lê không bị gò bó trong một trường phái thơ nào. Lời và ý thơ tuôn trào ra tự nhiên và chất phác tuỳ theo trạng huống tinh thần nên có thể trữ tình, tượng trưng, hiện thực, siêu thực, tự do…Đặc biệt thơ tự do (như một số trong 12 bài thơ mới) thuộc loại thơ-văn-xuôi (poesy-prose) rất thành công do năng khiếu thiên bẩm. Tuỳ bút Du Tử Lê nhiều đoạn rất thơ, tỷ như Anatole France viết đoản văn “Tựu trường” bất tử “…et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent…” Và như Du Tử Lê trong trường khúc “Mẹ về biển Đông.”
Để chứng minh cho nhận định trên về hình thức và nội dung thơ Du Tử Lê cũng rõ rệt trong thi phẩm mới này, xin bạn đọc cùng tôi phân tích bài năm chữ đầu tiên rất siêu thực: “Trở giấc cùng hư vô.” Toàn bài thơ như tả lại một giấc mơ, không phải là ác mộng, nhưng là một trạng huống bất thường. “Mưa về ngang ký ức,” một nỗi thất vọng biến thể thành tuyệt vọng. “Những giòng sông bó tay” rồi sự chết xẩy đến như một ao ước giải thoát được thực hiện và đương nhân vui mừng trong “…nấm mồ hớn hở!” - Ở bài thơ kế tiếp “Chưa ai từng có mặt” mặc dù cách dùng chữ bình thường nhưng rất nên thơ, nét hiện thực rõ ràng trong những câu “Thổi tắt niềm ái ngại.” “Ghế thở dài. quay lưng. - Tường phân thân trụ lại.” Và thực tại thật bùi ngùi trong một câu 5 chữ, có đến 4 chữ “…xa. xa. xa. xa” để kết thúc thật nhẫn nhịn, cam đành: “Chưa ai từng có mặt.”
Bài “Bão đi qua bàn tay” là một bài thơ tượng trưng rất đạt. Cái đạt của bài thơ tượng trưng này nằm ở chỗ giản dị và hiển nhiên của hoàn cảnh: Bão tố của một bất hạnh ào tới, người trong cuộc hiển nhiên bất lực, dùng tay chống trả “Ngón be bờ lũ, lụt,” dù biết trước đấy tình đã “suy sụp.”
Những đan cử trên ở một tập thơ có sắc thái mới lạ nhưng còn phảng phất một Du Tử Lê hồn hậu ơn đời, ơn em. Mọi chua sót, đau đớn cay nghiệt…chàng đổ lỗi cho định mệnh trong một tuyên ngôn bao khắp và khoả lấp hết: “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu.”
Bây giờ thì khác. “Năm chữ Du Tử Lê và, 12 bài thơ, mới” mang tính hiện thực, ít nhiều cảm tính, có dấu hiệu phảng phất nhẹ nhàng, hoặc riễu cợt chua cay, hoặc đầy sân hận ở ba lãnh vực thân thiết với chàng: Nhân bản, tình yêu và định mệnh.
Vì giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin sơ lược trích dẫn ít hình ảnh trong toàn tập thơ:
-Cổ suý cho nhân bản: (Trang 15) “Chúng ta những đứa trẻ, cần qúa đi tình yêu”; (trang 26) “Tôi được người cứu chuộc, an nhiên trong hồi kinh”; (trang 36) “Đám đông dấu cơn đau – trong tiếng cười quặt quẹo.”
- Phơi bày ác độc, giả đạo đức: (Trang 54) “Nhận mũi đinh tuyệt vọng”; (trang 28) “Gai luỹ thừa vết xước”; (trang 30) “Nuôi tôi lời hứa đối”; (trang 87) “Những ân cần khốn kiếp”; (trang 56) “Niết bàn nanh chó sói”.
-Tố cáo, phản kháng mạnh mẽ nhất ở phần II, trong hai bài đầu: “Khi đón chào năm mới…” (Trang 66) Tình trạng thê thảm bất lực của dân Việt, bất lực của tôn giáo trước định mệnh. Bài kế tiếp “Bài vỡ lòng, thế kỷ 21” (trang 70): hành động hạ cấp của lớp người vô tư cách, bị vô hiệu hoá bởi lương tâm nhân loại và thiên lý vạn năng.
Để kết luận, tôi chỉ muốn nói: Phơi bày, cảnh báo, phản kháng, âu cũng là một điểm son của chuyển hướng mới thơ Du Tử Lê.

Lê Vương Ngọc
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95108)
S huhun mang ánh mắt của một lời nguyền, thứ ánh mắt in trên một thỏi sắt. Nhìn hắn như một lưỡi kiếm bén mang linh hồn của Musashi Miyamoto. Tôi biết đến Musashi khi nào tôi không thể xác định, tên của võ sĩ vang danh trên khắp lục địa Bắc Á. Musashi trao cho Nhật Bản sức mạnh của kẻ yếm thế: Go rin no sho. Thuật xâm chiếm của vũ trụ như hai giải ngân hà nhập một, như hai lưỡi kiếm của hai mắt phải nhập một.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93057)
H ằng đêm tôi sống trong lo sợ. Chung quanh tĩnh lặng, tối ám đến hoang mang. Gió lộng đánh phần phật trên các cánh cửa. Cứ độ giữa đêm, tiếng chân thình thịch đến từ xa, từng bước dẫm nặng nề. Tôi thu mình, rúc sát vào vách. Tôi trong suốt trong màu mực của đêm, không nhìn thấy cả chính mình...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 117807)
t a đã nhiều năm xa tổ quốc nhưng nào tổ quốc có xa ta sờ tay lên ngực nghe còn ấm hơi thở cỏ cây ở quê nhà
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 92277)
P hật giáo đã đồng hành cùng dân tộc gần hai nghìn năm qua, có những đóng góp quan trọng không chỉ trong sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn trong công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước thời kỳ đầu quốc gia tự chủ vô vàn gian khó... nhận thức rõ hơn cái “nhiệm trọng đạo viễn” của mình trước đất nước và dân tộc, chứ không phải chỉ biết chăm chú xây chùa đúc tượng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 120009)
T hì cứ gầm lên biển quê nhà Lòng ta vừa dậy sóng Trường Sa Sừng sững oai linh hề! Tổ-Quốc Truyền đăng, gờn gợn máu ông cha.
25 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 113812)
G ót giày đạp vào cái mặt một người một người yêu nước thân chăng bốn góc công an
20 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 88088)
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 118950)
A nh đã tới chỗ ấy Đã gặp vầng trăng mươn mướt của anh Nó ngồi đó, một mình, không cô đơn nhưng tràn trề tĩnh lặng Nó tự sáng hay em làm nó sáng
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 111728)
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, nhà văn Quý Thể hiện định cư tại USA.Hân hạnh giới thiệu một trong những truyện ngắn như những nụ cười ý nhị của Quý Thể gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. TCHL
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 96737)
S au năm 75, cũng như bao nhiêu nhà văn khác, Hạc Thành Hoa bị rơi vào vùng hẫng hụt của những nghị quyết, bo bo, sắn mì… Cả bối cảnh xã hội và hoàn cảnh cá nhân đã đặt ông vào tình cảnh trì trệ, đầu óc khô cứng. Dẫu vậy ông vẫn cầm bút và tiếp tục viết, để cuối cùng cũng cho ra mắt độc giả 2 tập Phía Sau Một Vầng Trăng và Khói Tóc. Song thú thật, khi đọc tôi có cảm giác như thơ ông đã sắp ngừng hơi thở những cơn mộng mị đẹp, đối mặt với thực tế có phần khắc nghiệt hơn nhiều, bởi hoàn cảnh xã hội đã chọn chúng ta chứ chúng ta không có quyền chọn lựa gì cả. Cái quyền thiêng liêng bất khả kia giống như ngọn đèn cạn dầu, leo lét.