- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cảm nghĩ về cuốn thơ mới “Năm chữ Du Tử Lê và, mười hai bài thơ, mới.”

17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85070)

dutule_hl108

LTS: Lê Vương Ngọc tên thật là Lê Đình Quỳnh, xuất thân là giáo sư tư thục Trung học các trường Hưng Yên, Hải Phòng thập niên 1950 và Sài gòn 1960. Ông nhìn vấn đề văn hoá như một “hobby” – Làm thơ, dịch sách, nghiên cứu, biên khảo nhiều về Phân tâm và Di truyền học – Theo quan niệm phê bình sáng tạo của Oscar Wilde…
TCHL 

Tôi có một cảm giác thật bất ngờ khi đọc xong bài đầu thơ năm chữ. Bất ngờ như lâu lắm đựơc gặp lại người tình xưa còn nguyên nụ cười nồng nàn tươi thắm… Vừa mừng vừa vui, dường như tôi có đọc đâu đây một tán thưởng thơ năm chữ của Du Tử Lê do một thẩm quyền văn hoá: Cố thi sĩ Nguyên Sa ở tập I “Du Tử Lê, tác giả và tác phẩm” đã viết “…Thời kỳ ở Việt Nam, thơ Du Tử Lê nhiều năm chữ, Lê làm thơ năm chữ thật tới…” Đọc lại vài lần, tôi chợt thấy bên cảm giác bất ngờ có thêm một tia sáng, rực lên một đốm lửa reo múa trong đầu tôi. Tĩnh lặng và thả hồn theo mạch thơ cuốn hút khá mãnh liệt của tác giả, tôi thấy từ lời đến ý, thơ Du Tử Lê chuyển hướng theo một chiều hướng ít nhiều khác lạ so với các sáng tác trước đây mà tôi tạm lấy “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu” làm mốc phân chia.
Tôi sẽ lần lượt phân tích những khác lạ nói trên.
Trước hết hãy đề cặp tới hình thức trình bày sách Du Tử Lê in nơi bìa bóng láng chữ màu xanh ngọc thạch trên nền đen, đặc biệt có ba tấm hình của thi sĩ sắp liền nhau theo mũi tên thời gian từ trái sang phải: Từ trẻ thơ qua trung niên tới bảng lảng trời chiều. Sự sắp xếp tự nhiên này khiến tôi nao nao trong lòng nhớ tới bài “L’enfant” của Victor Hugo, qua câu hát “chàng tuổi trẻ vốn gìong hào kiệt” và sau rốt là Lý Bạch nói lên cái sầu vạn cổ trong bài “Tương tiến tửu”: “…chiêu như thanh ty, mộ như tuyết…”
May thay nụ cười hồn nhiên của một Du Tử Lê sắp tới thất thập đã kéo tôi ra khỏi cái nao nao và được thay vào cái cảm giác an nhiên tự tại rất Lão-Trang qua cái cười hiếm có của Du Tử Lê, một cái cười rất trẻ thơ.
Theo thông lệ các tác phẩm của Du Tử Lê thường có nhiều tranh phụ bản của một số hoạ sĩ tên tuổi, nhưng kỳ này cũng khác lạ là hầu như mỗi bài thơ của Lê được minh hoạ bởi nghệ sĩ tài danh Đinh Cường theo thể phóng bút, đen trắng. Đọc thơ Du Tử Lê đã cần nhiều tưởng tượng mà xem minh hoạ của Đinh Cường cũng cần giầu tưởng tượng có phần hơn nữa. Nhưng phải công nhận minh hoạ của Đinh Cường đã nhất trí với thơ Du Tử Lê, giúp ta đi vào cõi mông lung của 2 nghệ thuật hợp nhất, mông lung, sâu thẳm và thoáng chút kỳ bí.
Trên tôi nói thơ Du Tử Lê kỳ này có điều khác lạ. Bắt đầu bằng từ ngữ, một số du nhập từ quê hương xưa cũ như “bó tay,” “giải trình, “tiếp thị,” “phế liệu,” “hộ khẩu”… Một số do chính tác giả tạo ra như “ký hoạ gió,” “sẹo vô luân,” “lố bịch đen,” “men dậy thì,” “chiều hoá trị,” “giác quan mộng mị” “vi trùng biệt ly”… Hơn nữa để trung thực hơn với ý thơ, nhiều từ trong đời thường đôi khi thô thiển ít tính chất thơ như “lợ,” “lời hứa dối”…cũng được sử dụng rất tự nhiên và cũng “tới” nhờ hỗ tương hình ảnh của toàn thể hơi thơ.
Thơ Du Tử Lê từ trước vẫn hằng đề cặp tới các vấn đề lớn lao, quan trọng của nhân sinh như: Tình yêu, và hận thù, định mệnh và tự chủ ý chí, chân lý và tôn giáo, chiến tranh và hoà bình… Trong lãnh vực nào, Du Tử Lê cũng cống hiến cho đời những cảm xúc chân thực nhất, truyền cảm mạnh mẽ nhất. Nhưng tựu trung trong lãnh vực tình yêu, tôn giáo và định mệnh, Du Tử Lê dừng lại nhiều hơn cả và cũng phơi tim vắt óc không ngừng nghỉ.
Do tâm thức nhậy cảm và cởi mở, nên khi diễn tả một ý tưởng nào trong lãnh vực kể trên, Du Tử Lê không bị gò bó trong một trường phái thơ nào. Lời và ý thơ tuôn trào ra tự nhiên và chất phác tuỳ theo trạng huống tinh thần nên có thể trữ tình, tượng trưng, hiện thực, siêu thực, tự do…Đặc biệt thơ tự do (như một số trong 12 bài thơ mới) thuộc loại thơ-văn-xuôi (poesy-prose) rất thành công do năng khiếu thiên bẩm. Tuỳ bút Du Tử Lê nhiều đoạn rất thơ, tỷ như Anatole France viết đoản văn “Tựu trường” bất tử “…et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent…” Và như Du Tử Lê trong trường khúc “Mẹ về biển Đông.”
Để chứng minh cho nhận định trên về hình thức và nội dung thơ Du Tử Lê cũng rõ rệt trong thi phẩm mới này, xin bạn đọc cùng tôi phân tích bài năm chữ đầu tiên rất siêu thực: “Trở giấc cùng hư vô.” Toàn bài thơ như tả lại một giấc mơ, không phải là ác mộng, nhưng là một trạng huống bất thường. “Mưa về ngang ký ức,” một nỗi thất vọng biến thể thành tuyệt vọng. “Những giòng sông bó tay” rồi sự chết xẩy đến như một ao ước giải thoát được thực hiện và đương nhân vui mừng trong “…nấm mồ hớn hở!” - Ở bài thơ kế tiếp “Chưa ai từng có mặt” mặc dù cách dùng chữ bình thường nhưng rất nên thơ, nét hiện thực rõ ràng trong những câu “Thổi tắt niềm ái ngại.” “Ghế thở dài. quay lưng. - Tường phân thân trụ lại.” Và thực tại thật bùi ngùi trong một câu 5 chữ, có đến 4 chữ “…xa. xa. xa. xa” để kết thúc thật nhẫn nhịn, cam đành: “Chưa ai từng có mặt.”
Bài “Bão đi qua bàn tay” là một bài thơ tượng trưng rất đạt. Cái đạt của bài thơ tượng trưng này nằm ở chỗ giản dị và hiển nhiên của hoàn cảnh: Bão tố của một bất hạnh ào tới, người trong cuộc hiển nhiên bất lực, dùng tay chống trả “Ngón be bờ lũ, lụt,” dù biết trước đấy tình đã “suy sụp.”
Những đan cử trên ở một tập thơ có sắc thái mới lạ nhưng còn phảng phất một Du Tử Lê hồn hậu ơn đời, ơn em. Mọi chua sót, đau đớn cay nghiệt…chàng đổ lỗi cho định mệnh trong một tuyên ngôn bao khắp và khoả lấp hết: “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu.”
Bây giờ thì khác. “Năm chữ Du Tử Lê và, 12 bài thơ, mới” mang tính hiện thực, ít nhiều cảm tính, có dấu hiệu phảng phất nhẹ nhàng, hoặc riễu cợt chua cay, hoặc đầy sân hận ở ba lãnh vực thân thiết với chàng: Nhân bản, tình yêu và định mệnh.
Vì giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin sơ lược trích dẫn ít hình ảnh trong toàn tập thơ:
-Cổ suý cho nhân bản: (Trang 15) “Chúng ta những đứa trẻ, cần qúa đi tình yêu”; (trang 26) “Tôi được người cứu chuộc, an nhiên trong hồi kinh”; (trang 36) “Đám đông dấu cơn đau – trong tiếng cười quặt quẹo.”
- Phơi bày ác độc, giả đạo đức: (Trang 54) “Nhận mũi đinh tuyệt vọng”; (trang 28) “Gai luỹ thừa vết xước”; (trang 30) “Nuôi tôi lời hứa đối”; (trang 87) “Những ân cần khốn kiếp”; (trang 56) “Niết bàn nanh chó sói”.
-Tố cáo, phản kháng mạnh mẽ nhất ở phần II, trong hai bài đầu: “Khi đón chào năm mới…” (Trang 66) Tình trạng thê thảm bất lực của dân Việt, bất lực của tôn giáo trước định mệnh. Bài kế tiếp “Bài vỡ lòng, thế kỷ 21” (trang 70): hành động hạ cấp của lớp người vô tư cách, bị vô hiệu hoá bởi lương tâm nhân loại và thiên lý vạn năng.
Để kết luận, tôi chỉ muốn nói: Phơi bày, cảnh báo, phản kháng, âu cũng là một điểm son của chuyển hướng mới thơ Du Tử Lê.

Lê Vương Ngọc
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96493)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89369)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118936)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105230)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 103482)
T in Stockholm - Thi sĩ Tomas Transtromer của Thụy Điển đã được chọn trao giải Nobel Văn chương. Đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm giải Nobel Văn chương được trao cho một người Bắc Âu.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112835)
T in Stockholm – Thi sĩ nổi tiếng Tomas Transtromer đã được chọn trao giải Nobel Văn chương sau khi bị đứt mạch máu não cách nay 20 năm. Tai biến đã làm giới hạn khả năng nói chuyện của thi sĩ, nhưng không làm giảm khả năng viết lách.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 98577)
K hi đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tác giả đã đẩy ngôn ngữ bình dân lên ngôn ngữ bác học. Nhận định này đã gián tiếp phân cấp ngôn ngữ ca dao hò vè với ngôn ngữ thơ.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 99257)
Đ ối với nhân vật James Bond, thì công việc làm gián điệp là cả một chuỗi ngày tháng của những phụ nữ tuyệt đẹp và rượu ngon, nhưng cho một tay gián điệp thực sự của Nam Hàn, người thi hành những nhiệm vụ bí mật tại khu vực tách rời của miền Bắc, thì đã là một cuộc sống khó khăn hơn nhiều.
02 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 125781)
A nh với tình quên cả rừng thơ Dỗ trái tim trở chứng dại khờ Tập ảnh cũ nụ cười ở lại Con đường về xốc nổi lời ca
02 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 127736)
C ó không bóng ai đó leo lên trời cong bốn dấu chấm điểm Bàn tay em đẹp lộng lẫy mọc ra chiếc răng nanh Tiếng nói của lưỡi con rắn độc từ đâu cất tới.