Âm sắc lạnh tanh như huyệt địa truyền qua em những tần sóng vô hình
Anh Sản sinh ra triệu triệu nỗi buồn Và gởi chúng vào bóng tối Khấp khởi những nụ cười chồng chéo lên nụ cười Xô vào màn đêm Thành những bóng ma kì dị. Đuổi theo em
Em Người đàn bà sống dậy lúc nửa đêm icon bật sáng Lang thang trong thế giới ngôn từ Đi về bằng đôi chân giả Dối gạt nhau qua lũ hình nhân sặc sỡ Sắc màu
Em Chưa bao giờ đủ hận thù để kéo mình qua bóng tối khi những âm hưởng kia chỉ là cạm bẫy giăng mắc quanh em Như tấm lưới mang khuôn mặt của người đàn ông Được sinh ra để giữ một điều bí mật Cho riêng mình
Chúng ta Đuổi bắt nhau qua ảo ảnh . giận hờn nhau qua ảo ảnh chửi rủa nhau qua ảo ảnh
duy nhất một điều... không thể là ảo ảnh nếu tìm ra Hãy cất dùm em thật kỹ Nghe anh
Em chỉ muốn nhìn anh
Em muốn viết lên tay mình điều gì đó về anh Lại lưỡng lự, tần ngần….
Em muốn cắn thật sâu dấu răng để lại Trên môi anh Lại thận trọng, mắng mình ngu dại Nỡ lòng nào… Em muốn gào lên âm hưởng của ngày Trượt tới màn đêm Tiếng yêu anh,nằm trong thanh quản. chỉ chực chờ chắp cánh bay lên..
Em muốn soi đến tận cùng Để được ngắm linh hồn anh rời rã Nhưng tại sao ? tại sao ? Em chỉ lặng lẽ nhìn…
Tiếng trăm năm …giam giữ Và ảo tưởng dìm sâu tất cả Cháy rụi mọi thỉnh cầu … Em bơ vơ chìm vào bản ngã Dự cảm nào nhen nhóm tiếng xa nhau ..
Ở đây, tất cả nhân viên, dù là người địa phương tình nguyện đến làm việc, hay nhân viên chính thức, đều mặc cùng một bộ đồng phục màu xám, áo vest xám, váy đầm hình chữ A màu xám, áo chemise lụa trắng bên trong.
Trắng và xám. Đó là 2 màu chủ đạo sau buổi sáng 5.46' ngày 17 tháng 1 năm 1995.
Vậy mà đã 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong[1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia còn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao mình lại quyết định hôn anh khi ngồi cạnh nhau bên bờ hồ Gươm vào một đêm thu mát mẻ, ngọt ngào và lãng mạn tháng 9. Tôi sẽ không thi vị hóa nó bằng cụm từ ẩn ngữ quen thuộc của Phan An “mấy sợi tóc em bay bay, má em gần kề”, không phải vì cụm từ đó không đẹp hay vì tôi không biết nói một cách văn vẻ và mượt mà, mà vì tôi thích gọi sự việc bằng đúng tên của nó.
Cách đây không lâu, tôi đọc được bài viết “Ảnh hưởng của thơ Đường đối với thơ mới” của TS Nguyễn Xuân Diện và Trần Văn Toàn trên Tạp chí Hán Nôm số 3 (36) năm 1998, trang 46-53, đăng lại trên blog của tác giả Nguyễn Xuân Diện (http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/10/anh-huong-cua-tho-uong-oi-voi-tho-moi.html).
Phải nói đây là một bài viết công phu, tuy chưa lý giải thấu đáo đến mọi khía cạnh của vần đề. Một số vấn đề cần có sự trao đổi thêm. Trước mắt, tôi xin có một vài nhận xét.