- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chuyên đề Tạp chí Văn

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 96675)

Chuyên đề Tạp chí Văn

Nhiều Tác Giả

Chuyên đề Tạp chí VĂN với các bài viết của Thụy Khuê, Trần Thiện Đạo, Nguyễn Xuân Hoàng, Cao Thoại Châu, Trần Hoài Thư, Mang Viên Long, Ban Mai, Lê Văn Thiện, Kinh Dương Vương… sẽ được Văn Chương Việt giới thiệu trong 3 ngày liên tiếp từ 15 đến 17.2.2011. Đường dẫn (LINK) của Văn Chương Việt (http://www.vanchuongviet.org )


Sau chuyên đề về Tập san văn chương Ý THỨC, Văn Chương Việt hân hạnh được giới thiệu chuyên đề về Tạp chí Văn và chân dung những người đã dựng nên tờ tạp chí một thời vang bóng này.

 van_1-content

Bán nguyệt san Văn ra số đầu tiên vào ngày 1.1.1964 với chủ đề “Tuyển tập thơ văn”.

Số cuối cùng phát hành ở Sài Gòn mang tên Giai phẩm Văn có phần đặc biệt : “Văn học và nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại”

(Trang cuối tờ giai phẩm VĂN số này có ghi : "Giấy phép số 315/75/BVDCH/PHBCNT/ALP/GP. Sàigòn ngày 13-3-75. Phát hành ngày 26-3-1975. Số lượng in 6.000 cuốn.)*

Trong giai đoạn này, Văn do ông Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm, thư ký tòa soạn Trần Phong Giao.

Năm 1972, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thay Trần Phong Giao trong vai trò thư ký toà soạn. Một năm sau, 1973, Mai Thảo về Văn cùng với Nguyễn Xuân Hoàng trông coi Văn. Năm 1974, do nhu cầu đời sống, Nguyễn Xuân Hoàng rời Văn, một mình Mai Thảo làm tiếp đến 30.4.1975.

Đến năm 1982, nhà văn Mai Thảo cho tục bản tạp chí Văn tại Mỹ. Năm 1996, sau số 158&159 tháng 1&2, 1996, do tình trạng sức khoẻ, Mai Thảo trao tạp chí Văn lại cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng làm chủ bút. Tháng 9, 1996, Nguyễn Xuân Hoàng ra tờ Văn số 161 cho đến Văn số 163 tháng 12, 1996. Đầu năm 1997, Nguyễn Xuân Hoàng ra Văn số 1, bộ mới. Năm 2008, tờ Văn số 125-129 cho tháng Giêng, Hai và Ba 2008 số đặc biệt về hoạ sĩ Thái Tuấn [tranh Đinh Cường] và bài vở đã tập trung lay out chuẩn bị đưa nhà in, nhưng vì lý do tài chánh và nhiều việc ngoài lề khác, Nguyễn Xuân Hoàng đành cho đình bản tờ Văn.

Theo nhận định của nhà văn Kinh Dương Vương:

“Tại miền Nam, sau giai đoạn mở đường, gieo những hạt mầm văn học vạm vỡ của các tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Văn Nghệ, Thế Kỷ 20..., là giai đoạn trồng, gặt những mùa gặt văn học sung mãn, bội thu, với các tạp chí Bách Khoa, Văn Học và Văn (tính từ thời điểm đầu thập niên 1960 tới tháng 4 năm 1975)”.

 Và nhà nghiên cứu lý luận Vương Trí Nhàn:

 “Sự chia sẻ của chúng tôi với văn học đô thị miền Nam còn là ở hai điểm. Thứ nhất sự chi chút gia tài văn học quá khứ. Không có các anh trong ấy bao năm gìn giữ, Hàn Mặc Tử chẳng hạn, rồi Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương không thể trọn vẹn như ngày nay. Thứ hai, sự tiếp nhận văn học nước ngoài từ các lý thuyết văn học tới các tác giả cụ thể. Các tạp chí ở Sài Gòn đã làm công việc này một cách tự nhiên và cuộc hội nhập với thế giới mà các bạn trẻ đầu thế kỷ XXI này đang làm là tiếp tục đi theo cái mạch đó”.

 Và: “…nó mở ra cho chúng tôi một chân trời mới về kiến thức văn học và thức dậy những ham hố phiêu lưu”.

 (http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=2481)

tapchivan-content

 Có lẽ thế và còn hơn thế, vai trò của tạp chí Văn cũng như các tạp chí văn học nghệ thuật khác ở Miền Nam những năm trước 1975 trong việc gìn giữ và tạo dựng nên một nền văn học phong phú và đa dạng cần được nhìn nhận một cách chính đáng trong kho tàng văn học chung của một Việt Nam thống nhất.

 VCV tôn trọng chính kiến của từng tác giả, rất mong những trao đổi chân tình và thẳng thắn trong mọi góc độ của người làm công tác tư liệu.

 Chuyên đề này do hai nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Viện thực hiện với sự cộng tác của các tác giả và thân hữu.

 Văn Chương Việt trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 Ảnh bìa: Tạp chí văn số 142 ngày 15.11.1969.

 * Bổ sung lúc 14 giờ, ngày 15.2.2011 theo tài liệu của nhà thơ Trần Hữu Dũng

Nhiều Tác Giả


Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Chín 20212:42 CH
Khách
Kính gửi tòa soạn
Tôi cần tra cứu để tìm một nhân vật với những chi tiết rất mơ hồ như sau. Nếu quý báo có ý kién gì để giúp tìm ra nhân vật này.
1- Nhân vật này đã từng tiếp xúc với khá nhiều văn thi sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng ở miền nam trước năm 1975, nhưng tên tuổi không được nổi bật cho lắm.
2- Năm 1974 có một cuộc thăm dò do một tạp chí của thời VNCH nhân dịp kỷ niệm 20 năm ra đời của tờ tạp chí này. Thăm dò này cho thấy nhân vật này đã được bình chọn là "NHÂN VẬT CỦA NĂM 1974"
3- Bút hiệu của nhân vật này dùng tên của cha mẹ mình ghép lại.
4- Đã sáng tác khá nhiều thơ mà một trong các bài thơ ấy diễn tả nỗi niềm của một cậu học trò khi đứng ở trên hành lang nhìn xuống những tà áo trăng nữ sinh mà chợt cảm thấy bâng khuâng.
Đó là tất cả những chi tiết tôi có được. Nếu quý vị có thể góp ý kiến về tên của nhân vật này thì xin chân thành tri ân
Trân trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35070)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34241)
Đ ại văn hào Gabriel Garcia Márquez, tác giả cuốn tiểu thuyết danh tiếng “One Hundred Years of Solitude” và là người đã đoạt giải Văn Chương Nobel năm 1982, đã qua đời ngày 17 tháng 4 vừa qua, hưởng thọ 87 tuổi.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32825)
K hi em vừa lên 7 tuổi, anh Hai anh Ba tròn 15 tuổi, nghề trầu cau Nam Phổ hầu như suy tàn, đã qua thời kỳ cực thịnh. Vườn cau xưa san sát nhau vắt vẻo nhìn trời xanh đã thưa thớt, hàng cau già khẳng khiu trong gió. Cảnh thương lái thu mua tấp nập vào mùa cau rộ chỉ còn lại trong những câu chuyện kể chen lẫn tiếng chắt lưỡi thở dài như thạch sùng đeo dính thân cau của vú Mười hàng đêm.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30720)
Đ ặng Mỹ Hạnh là một nữ nhiếp ảnh gia của những “Xứ sở rừng mưa” như tựa một bút ký của cô. Nếu nhiếp ảnh là đam mê chính, văn chương là đam mê thứ nhì mà cô tự định nghĩa: "Tiếp cận với nghệ thuật bằng ngữ ảnh của cảm xúc và viết ra cõi lặng bên trong như một nhu cầu thở." Một cõi lặng đôi khi ngấm ngầm dữ dội, như tùy bút "Những cơn man dại của trái phá".
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31841)
D ưới đây là bài “Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nhà thơ hiện nay như con sói trụi lông...” của "Văn Chương Việt" phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Văn Chương Việt”TCHL
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37759)
Nhân viên mai táng đến thật đúng giờ khiến María Dos Prazerès, còn khoác áo choàng tắm và đầu gắn các kẹp tóc, chỉ kịp giắt một đoá hồng đỏ lên vành tai để không xuất hiện quá ít quyến rũ như bà đang ấn tượng về chính mình.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35875)
Đ êm đọc những bài thơ của em Quả thật không sao giấu được nụ cười Vài ý nghĩ muốn làm một tuyển tập Gồm những bài thơ cứt thời gian
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33532)
D ưới đây là bài “Trần Vũ: mỗi con người trưởng thành mang trong mình một tín ngưỡng văn chương” của Da Màu phỏng vấn nhà văn Trần Vũ. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Da Màu.” TCHL
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33601)
A nh giới thiệu với tôi tên cô nhưng không nói cô là gì của anh, một cách ngầm bảo tôi hiểu thế nào cũng được, cô có thể là tình nhân mà cũng có thể là em họ xa (chẳng hạn). Anh cũng nói thêm cô sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chuyến này sang Mĩ du lịch và định ở lại chơi chừng hai tháng. Cô đẹp, dĩ nhiên—tôi chưa thấy anh đi với người đàn bà không nhan sắc bao giờ—nhưng không còn trẻ nữa. Tuy thế thật khó đoán tuổi cô, có thể ngoài ba mươi, có thể hơn. Cô ít nói. Hình như cô chẳng để tâm gì đến câu chuyện giữa tôi và Quang mà chỉ ngồi trầm tư uống cà phê, phóng tia mắt ra ngoài khơi, nơi có những cánh buồn trắng dật dờ trên mặt biển như đang trôi về nơi vô định.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30914)
C on hẻm vắng người lạ kỳ dẫn cô vào một cửa tiệm u tối, ngoài cửa kính màu sắc thế kỷ thứ 18 chỉ treo vỏn vẹn một biển hiệu xộc xệch và bức tranh chân dung sỉn màu. Cô ghé lại gần nhìn kỹ và choáng váng; chân dung của chính cô, lệch lạc, méo mó nhưng đúng là đường nét Á đông của đôi mắt 1 mí cách xa nhau, sóng mũi thấp, gò má tròn dẹt và đôi môi hơi cong hai bên khóe.