Sao cứ phải nói lời yêu vào một ngày nhất định sao phải nhờ hoa để nói hộ yêu sao phải yêu nhau khi thấy buổi chiều hay buổi sáng khi mặt trời đánh thức
nhắm mắt lại yêu trong tâm thức yêu không chiều không sáng không cả nỗi không
Cũng chẳng cần mầu xanh của lá mầu đỏ của hoa hồng chỉ thấy trong veo như nước lọc nước tan trên môi nước hòa trong mắt làm thế nào mà tách được nước ra
Có tình yêu sẽ héo cùng với cánh hoa nhưng cả vườn hồng chết có tình yêu vẫn sống
Lạ nhỉ sao yêu nhau phải đếm từng ngày để gửi cho nhau một cành hoa sẽ héo
Ngửa mặt uống tình yêu trong chiếc ly không đáy tình trong veo gọi mãi tình nhân.
"... B iểu hiện rực rỡ nhất của hoài
niệm, là hoài niệm quê nhà, mà thực chất, cũng nằm trong chuỗi đơn cảm giác có
tính cá nhân. Nên dễ nhận ra, chuỗi cảm giác đầu tiên là hướng về mô tả cảnh
trí, phong vị tập quán, với một vóc dáng thi pháp ca dao đậm đà cảm hứng cội
nguồn, đôi khi mang máng giọng điệu Tự Lực văn đoàn, đẹp, lãng mạn mà bùi ngùi.."
S áng nay Du về và tôi sẽ đi đón
cô. Gã thầy thuốc có cái đầu trơn tuột chắc đã chán chê Du nên tôi vừa mở miệng
là gật liền, gật mạnh và nhanh đến nỗi chút xíu nữa cái đầu kỳ dị của gã văng
khỏi vai. [...] Du sẽ không còn lang thang dưới rặng dương liễu hay trên mái
ngói lơ thơ những nhánh bồ đường vào những đêm khô nóng. Tôi sẽ không để cho
ánh trăng tìm thấy cô.
Trong mọi cuộc
chiến tranh, chiến tranh nào cũng vậy, không có kẻ thắng. Nhưng bao giờ cũng có
một kẻ bại, một kẻ bại duy nhất - là nhân dân. [...] Đừng lừa dối nhân dân bằng những lời nói suông. Nhân dân rất
sáng suốt. Người ta biết ai là người trung thực và kẻ nào là tên bịp bợm. Hãy
nhớ lời Nguyễn Trãi “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”.
S inh viên Việt Nam tốt
nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường
cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn. Thế nhưng, khi nhìn vào
chương trình giáo dục của Việt Nam
hiện nay và theo dõi báo động của các nhà giáo dục trong nước, khó thể phủ nhận
một thực tế là giáo dục tại Việt nam đang có vấn đề, ở mức độ khủng hoảng. Khủng
hoảng hiện diện trong rất nhiều lãnh vực khác nhau của giáo dục.
T rường thơ Loạn manh nha từ
nhóm thơ Bình Định với những tên tuổi như Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Chế
Lan Viên. Đến năm 1936, nhận thấy tính khuynh hướng nổi trội trong sáng tác của
từng người, Hàn Mặc Tử đã chủ trương thành lập trường thơ Loạn cùng với Yến
Lan, Bích Khê và Chế Lan Viên. Từ đó mà trường thơ Loạn thực hiện cuộc hành
trình đi từ âm vang Đường thi đến thung
lũng đau thương , tràn bờ sang cả những bóng ma Hời trên tháp Chàm u uẩn, rồi
chọn cho mình điểm dừng ở cuộc duy tân của Bích Khê.
C ơn mưa từ chiều
đến giữa đêm vẫn chưa chấm dứt. Những cuộc hành hình liên tiếp bằng cách quấn
rơm chung quanh kẻ bạo loạn rồi đốt giống như thui chó mấy ngày trước thịt vẫn
còn khét. Sư bần thần đi lại trong thư phòng. Bất chợt một tiếng sét lớn sáng
lòa đánh ngang cây gạo trước cổng chùa. Sư nghe thấy tiếng cây đổ vang dội
trong tâm khảm. Điềm báo đến. Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng, sư ngồi
xuống, xếp bằng hai chân. Tịnh.
... c ái bản sắc nói chung
cho người Việt hải ngọai khắp nơi trong cộng đồng thế giới với biết bao dị
biệt. Họ sẽ được giáo dục, có văn hóa, và có tiếng nói khác nhau. Quê hương
đáng lẽ phải là những điểm chuẩn chung để mọi người còn có một cái gì để noi
theo. Đó là niềm kiêu hãnh, là tình tự dân tộc, là đạo đức chính trị, là đạo
đức kinh doanh, nếu chỉ thấy cái thua kém, thù hận, và ô nhiễm mọi mặt. thì có
lẽ đã muộn rồi. Như đàn cá hồi khi ra biển rộng, lúc tìm đường về, nhưng cái tổ
cũ đã bị phá bỏ, các kinh rạch cũ đã bị rác rưởi lấp kín, thì chắc là lại ra
đi, về vùng vẫy tự do ở vùng biển rộng
trời cao...
C hính phủ Hoa Kỳ ngày 12 tháng 5
loan báo cho công khai tập tài liệu nổi tiếng mang tên Hồ sơ Ngũ Giác Đài, sau
khi các tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam từng một thời được xem là tối mật
bị tiết lộ với báo chí cách nay 4 thập niên.
T in Luân Đôn - Trong bản báo cáo thường niên 2011 về
tình hình nhân quyền trên thế giới được công bố hôm nay, tổ chức Ân Xá Quốc Tế,
Amnesty International đã đưa ra những nhận định đáng lo ngại về tình trạng nhân
quyền tại Việt Nam khi cho rằng các biện pháp hạn chế gắt gao vẫn tiếp tục đè nặng
lên quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.