Khi phi cơ bắt đầu cất cánh Rời xa vùng đất nóng Là lúc giọt lệ em lặng lẽ rơi...
Màu xanh của đất đã bắt đầu biến dạng Những con rắn rình mồi Từng sợi thần kinh khật khùng khấp khưỡng Tự huỷ mình bằng những cơn nát rượu Như loài thú có mầm cuồng dại Mang "nỗi buồn chiến tranh"(*) Ở một nơi mà sự nghi ngờ vinh thăng thành dị tật (Người bạn bên mình luôn có thể là công an)
Và lòng yêu nước khao khát tự do Khao khát được công an theo dõi Văng tục vào người yêu, văng tục vào mẹ mình Thậm chí mong ở tù vài ngày Chỉ để làm dáng nơi đất Sài Gòn Treo ước mơ trên giàn “bông giấy”
Mỗi sáng trình diện ở góc quán cà phê Trước khi làm công việc hàng ngày, đi dạy, chụp hình, viết văn, làm báo Và làm tiền kinh dị... Hoặc không làm gì cả Là tuyệt nhiên đối kháng Ngồi bất động nhìn ly nâu đen Cánh ruồi gió và nắng tênh hênh Nghe cuộc đời lao đao như văn chương Việt
Anh làm sao giúp được em Từng bầy muỗi say máu bâu vào chân em Để lại những vết thâm và ngứa Những vi sinh lâm râm tụng niệm Biển miền Trung mang nét đẹp xuân thì Anh theo em qua vùng Cao nguyên rờn rợn
Bài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...
Khi phi cơ bắt đầu cất cánh Là lúc giọt lệ em lặng lẽ rơi... Có phải nơi đó quê hương?! Nước mắt anh ứa ra... mặn đắng.
H ải
quân Hoàng gia Nhật dạy cho tôi một nghề nghiệp duy nhất: Phi công khu trục. Hủy diệt những kẻ thù của tổ quốc, bay và bắn. Tôi đã sống như vậy
suốt 5 năm, trên những vùng trời Trung Hoa và Thái Bình dương. Tôi không biết đến đời sống nào khác ngoài đời sống của người lính.
N hư
mọi người đều biết, Victor Hugo (1802-1885) vừa là nhà thơ trữ tình và châm biếm vừa là kịch tác gia cách tân vừa là nhà văn xã hội Pháp thế kỉ
XIX rất ư năng động và sung sức, có nhiều tác phẩm đủ ba thể loại đó để
đời. Chẳng hạn, chỉ cần nhắc tới cuốn truyện đầm đià nước mắt Les Misérables (Những kẻ khốn nạn – 1862) (1) là ít ai quên, đặc biệt ở Việt
nam...
Đ êm
úp mặt vào vách, tôi nhớ đến người con gái trên chiếc thuyền nan. Dưới ánh trăng thân thể nàng trắng ngần như tượng sứ. Trong giấc ngủ chập chờn, đôi tay nàng vẫn đều đều khỏa nước, khỏa lấp cả sự day dứt trong tôi. Tôi thấy cả nàng và tôi đều đứng ngoài trò chơi ấy, nàng ngồi bên tôi ngắm những cụm cỏ xanh um buồn bã...
C ần gì phải viện dẫn đến những lời chứng dối Khi đám đông nghe bài giảng trên núi chẳng chút động tâm Khi quân gian đem gươm giáo bắt thầy mình như bắt kẻ cướp Thì những lời chứng dối cũng chẳng ăn thua gì
Lời giới thiệu: Bài “Giã Từ Trung Quốc” được dịch từ bản Anh ngữ
tựa là “Walking Out on China”(do Wen Huang dịch từ tiếng Trung Hoa) của
nhà văn đối kháng Trung Hoa, Liao Yiwu, xuất bản trên The New York Times số ra
ngày 15 tháng 9, 2011. Ông Liao, tên Hán Việt là Liêu Diệc Vũ, cũng còn được
biết tới dưới tên Lao Wei, sinh năm 1958 tại tỉnh Sichuan, đúng vào năm Mao
trạch Động phát động chiến dịch Một Bước Nhẩy Vọt đã đưa cả nước vào nạn đói
trầm trọng...
C ơn mưa bất chợt ập xuống phi trường vào chủ nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng sáu. Tôi là người hành khách cuối cùng ra khỏi chuyến bay từ Paris trở về trong đêm hôm ấy. Không biết là mình đã ngủ vùi đến mấy ngày. Nhưng khi tỉnh dậy nhìn kim đồng hồ đã ba giờ sáng.
L ần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh quê
ở Nha Trang, sinh ở Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Luật, khóa cuối cùng của
Đại học Luật Khoa Sài Gòn, tháng 12-1974. Có nhiều thi phẩm đã xuất bản
từ 1991 đến 2009 tại Việt Nam. Hiện sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những bài thơ của Nguyễn Thị
Khánh Minh. TCHL
C ái
Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và
cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của
những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
X a không chỉ từ
thân xác Cái tổ nhỏ nhoi
kết bằng ý nghĩ về nhau cũng quá đỗi xa xôi Dải sương mù cuối
năm kéo ngôi đền lùi lại Nấp sau bao lí lẽ
tỏ mờ
K hi ta nói chuyện
một con sông, thì chủ yếu là nói đến một khúc sông, như khúc sông Hương chảy
qua thành phố Huế. Nói về một tác giả cũng vậy, thường ưu đãi ấn tượng về một
tác phẩm nào đó. Với một sự nghiệp văn học đã trải qua nhiều ghềnh nhiều thác
như của Thảo Trường, đánh giá toàn bộ là một việc khó.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.