- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đôi Lời Minh Xác: Trước Hiện Tượng Mọi Rợ Văn Hóa [ Cultural Barbarism]

29 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 79074)

Mọi Rợ văn hóa [cultural barbarism]. Thoạt nghe có vẻ lạ tai, nhưng suy nghĩ kỹ, mới thấy thấm thía. Đọc cổ thư Trung Hoa, thường thấy những người tự xưng là “người Hoa hạ” rất tự hào về tập tục đội mũ, mặc áo, dinh thự nguy nga, ăn uống tiếp khách ngồi bàn, ngồi ghế, có chữ viết, sách vở. Chung quanh Hoa hạ toàn là bọn man, di, nhung, địch, hướng về triều đình Hán tộc để nghênh đón ân đức. Khổng Khâu–một thời được xưng tụng như vạn thế sư biểu–cũng từng thận trọng phân loại man di tứ phương, và “phán” rằng bọn mọi rợ ở phương Nam lúc nằm ngủ, chân đầu lộn ngược. Dù trên thực tế, Khổng Khâu chẳng hiểu biết gì về phong tục, tập quán, hay thứ ngôn ngữ “líu lo như chim” của các dân tộc phương Nam. Và, dĩ nhiên, cũng chưa từng đặt chân đến những xứ mà có thời gian, bốn năm thế kỷ sau ngày Khổng Khâu chết, vua quan Hán vẫn tin rằng người ta làm nhà cửa hướng về phương Bắc để đón ánh mặt trời! Sách Lễ Ký huyễn truyền về tám tộc Nam Man khắc chữ tên trán, cẳng chân giao nhau. Văn gia Hán sau này còn có thói quen thêm những bộ trùng, bộ khuyển trong việc đặt tên nước, tên dân lân bang.
Những dân tộc bị Khổng Khâu hay trí thức Hán đặt tên là “Nam Man” hay “Tây Nam Man Di” hẳn chẳng vui vẻ gì, nếu không phải phẫn nộ trước thái độ có thể gọi là “mọi rợ văn hóa” kiểu Hán tộc này. Nhưng thực ra, sự mọi rợ văn hóa không chỉ dành độc quyền cho Khổng Khâu cùng Hán tộc. Chính những người phương Nam của Trung Hoa đôi lúc cũng có những hành động mọi rợ văn hóa không kém. Sự mọi rợ này bộc lộ rõ ràng nhất qua hành vi “đào mộ” (chửi rủa) hay “cung văn” (nịnh hót trong những cơn lên đồng) nhan nhản trong lịch sử mà ta có thể tạm gọi là những loài sâu bọ của bông hoa lịch sử.
Một số sử quan Việt, chẳng hạn, từng mượn những quốc sử để ca ngợi người có quyền uy, tiền bạc hầu kiếm chút đỉnh chung, hay miệt thị, nguyền rủa những người thua cuộc là “ngụy” hay “yêu đảng.” Nhưng đáng ghê tởm hơn nữa là hiện tượng “ziết sử” một thời thịnh hành ở hải ngoại cũng như quốc nội trong thế kỷ XX và XXI.
Có nhiều loại người “ziết sử,” với trình độ học vấn, xuất thân khác nhau. Nổi danh nhất là Đặng Thái Mai, Tôn Thất Thiện, Lữ Giang, Trần Chung Ngọc, Lê Trọng Văn, v.. v . . Trường phái này thường sử dụng thủ thuật cả vú lấp miệng em, tảng lờ mọi sự thực lịch sử, ngụy tạo tư liệu, hoặc trộm cắp công trình tim óc của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp–rồi xào nấu, nhắm mắt lại mà cung văn hoặc đào mộ trên báo chí hay những cuốn “sách” của họ. Đặng Thái Mai, chẳng hạn, từng bịa đặt ra việc Phó Bảng Nguyễn Sinh [Sanh] Huy yêu nước, không chịu làm quan cho Pháp–trong khi thực tế Phó Bảng Huy làm việc đắc lực cho “Tây” đến độ Nguyễn Sinh Côn được đặc cách nhận vào trường Quốc Học Huế năm 1908, và ít lâu sau bản thân Huy được cử làm tri huyện Bình Khê–một huyện dữ dằn nhất tỉnh Bình Định trong cuộc nổi dạy năm 1908 của nông dân, cần được “vỗ yên” sau “loạn cúp tóc” hay “loạn đồng bào.” Sau đó, Huy bị cách chức, tống giam từ ngày 19/5/1910, rồi phiêu lưu vô định ở miền Nam, khiến Nguyễn Sinh Côn phải bỏ học, rồi trốn xuống tàu ra hải ngoại, làm đủ thứ nghề. Xin nhập học đường tắt trường Ecole Coloniale, nhưng bị từ chối, “Paul Thành”–một bí danh mới của Nguyễn Sinh Côn–từng viết thư cho viên chức thuộc địa Pháp nhờ chuyển tiền giúp đỡ Phó bảng Huy, và xin cho cha được phục hồi chức tước, nhưng Khâm sứ Pháp không tìm ra tông tích Phó Bảng Huy. Nguyễn Sinh Côn còn yêu cầu anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm viết thư “van nài” Sarraut “đại nhân” can thiệp cho Côn (Tất Thành) được nhập học trường Thuộc Địa Paris, vì trường này đòi hỏi học viên phải được chính phủ Liên Bang Đông Dương gửi đi. Tóm lại, hai lá đơn xin nhập học trường Thuộc Địa ngày 15/9/1911 không phải là nỗ lực cuối cùng xin phục vụ Pháp của Nguyễn Sinh Côn (Tất Thành). Không hề có việc cha Nguyễn Sinh Côn không chịu làm quan cho Pháp; và, HCM đã lên đường ra hải ngoại chưa hẳn đã vì muốn tìm đường cứu nước như những nhà cung văn của chế độ khua chiêng, gõ trống bên cạnh những lời xưng tụng muôn năm vang dội các hội trường.
Trần Chung Ngọc–cựu giảng nghiệm viên phòng thực tập Vật Lý tại Đại học Wisconsin-Madison–nhắm mắt chửi rủa công giáo, tin lành, ca ngợi hay bênh vực chế độ cộng sản–dù chẳng biết gì nhiều về hai tôn giáo lớn Tây phương, hay phong trào Cộng Sản. Cóp nhặt từ tác giả này vài câu, tác giả khác ít câu in vào “sách” mình, làm như học nhiều, hiểu rộng–nhưng chưa hẳn đọc mà đã hiểu các tác giả hay những điều trích dẫn đó. Chẳng thấy Trần Chung Ngọc công bố một tài liệu nào do mình phát hiện–nên lập luận chỉ là một thứ nhai lại của người khác, kèn kẹt tiếng nghiến răng khoái trá, man rợ. Khi được đọc lần đầu tiên trong đời về kế hoạch “chỉnh quân,” “chỉnh huấn” theo kiểu Mao-ít qua sự dạy bảo của các cố vấn Trung Cộng dưới quyền Luo Guibo [La Quí Ba] và Wei Guoqing [Vi Quốc Thanh] trong thập niên 1950, kiến thức “kinh điển” của Trần Chung Ngọc chỉ cho phép nhà ziết sử giẫy nẩy lên rằng đó là vu cáo bộ đội Cụ Hồ, vì bộ đội cụ Hồ vô cùng oai hùng, tại sao bỗng dưng lại bắt phải chỉnh quân, chỉnh huấn. Lối “ziết sử” trên của Trần Chung Ngọc khiến những cán bộ tuyên giáo CSVN có lẽ cũng phải đỏ mặt vì sự cung văn lố bịch, dựa trên sự ngu dốt hào nhoáng và điêu ngoa sặc sỡ. Đó là chưa kể những người như Khuất Duy Tiến hay Đặng Vũ Hiệp, cựu Tư lệnh B-3, cùng hàng chục ngàn nạn nhân khác của kế hoạch Mao hóa quân đội CSVN, dưới sự chỉ đạo của cán bộ Trung Cộng. Khi có người chỉ cho Trần Chung Ngọc biết chỉnh huấn, chỉnh quân ở đây có nghĩa học tập tư tưởng quân sự Mao Nhuận Chi “vĩ đại,” Trần Chung Ngọc mới ngẩn người ra, xin lỗi, tự biện hộ mình không chuyên biệt về sử. Nhưng chỉ nhận lỗi cho có, trên mặt các báo và mạng điện tử hải ngoại, Trần Chung Ngọc lúc nào cũng hùng hồn ziết sử (Trần Chung Ngọc rất sính dụng từ ngữ này).
Một “nhà ziết sử” lừng lẫy khác, thường bút chiến với Trần Chung Ngọc, là Lữ Giang. Lữ Giang tìm đủ cách đào mộ các lãnh tụ Phật Giáo, cung văn họ Ngô, thấy ai đưa ra những tư liệu bất lợi cho họ Ngô là chửi rủa bằng những ngôn ngữ hạ cấp. Nhưng kiến thức thực sự của Lữ Giang ra sao? Trong cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử, nhà ziết sử Lữ Giang phán rằng: Thân phụ cụ Phan Bội Châu đã phải sửa tên “San” của cụ thành Châu, vì sợ “phạm húy” vua Duy Tân (Vĩnh San) vài ba năm trước ngày vua Duy Tân chào đời! Khi ăn cắp tư liệu của tôi về lá thư riêng của Khâm sứ Pháp gửi cho Toàn quyền Đông Dương, Lữ Giang mọc ra rằng đó là một “văn thư,” lại còn trích dẫn số ký hiệu văn khố cẩn thận. Đó là chưa nói đến những tư liệu chưa giải mật mang danh hiệu SPCE tại Aix-en Provence mà chỉ những người nghiên cứu chuyên nghiệp mới được tham khảo nếu được phép của Bộ Văn Hóa Pháp. Thái độ thiếu lương thiện trí thức của Lữ Giang còn bộc lộ qua việc trộm cắp tư liệu của nhiều tác giả khác, nhưng quên trưng dẫn, và còn ghi chú nguồn tài liệu rõ ràng mà những tác giả nạn nhân tham khảo, ra vẻ ta đây cũng từng “nghiên cứu.” Khi bị vạch mặt nạ, Lữ Giang đưa ra một thứ lý luận cuối cùng của trò mọi rợ văn hóa: vu cáo tôi xuyên tạc lịch sử vì đưa ra những sử liệu văn khố mà không ai có thể phủ nhận hay phản bác sự khả tín. Tiếp đó là cái mũ “chống Ki-tô giáo.” Tôi vẫn nghĩ Lữ Giang, hay những người–như một người từng quen biết ở San Jose, chẳng có chút vốn liếng sử học nào, vu cáo tôi là “bài Ki-tô” hay chống Ngô Đình Diệm, trên loại lưới nhện Talawas (mà tôi từng nói rõ vô cùng khinh bỉ)–chẳng thuyết phục được ai, ngoại trừ những người muốn được thuyết phục. Y hệt lập luận tôi “chống Cộng khét tiếng” hay muốn làm giảm gia trị Hồ khi công bố tư liệu văn khố mới về HCM. Nhưng tôi vẫn nghĩ Lữ Giang chỉ là một trường hợp cá biệt, không thể đại diện cho tập thể trí thức Ki-tô.
Còn Lê Trọng Văn–từng kiêu hãnh tự nhận là nhặng báo cho Ngô Đình Nhu để tăng giá trị “bí ẩn lịch sử” về họ Ngô–HAI LẦN ăn cắp tư liệu của tôi in vào “sách” [thư Ngô Đình Thục gửi Toàn Quyền Decoux năm 1944, và thư Petrus Key gửi Trung tá Jauréguiberry vào tháng 3/1859]. Lê Trọng Văn còn cho rằng tôi không biết lịch sử Việt Nam khi gọi sông Cửu Long (hạ nguồn Lan Thương Giang trong lãnh thổ Lào) là sông Khung, hay Liên Bang Thái Tự Trị (ZANO) gồm mười sáu (16) châu mà không phải mười hai (12) châu như huyền thoại Thái–hai ý niệm và thực thể chính trị hoàn toàn khác biệt nhau mà những nhặng báo như Lê Trọng Văn khó đủ học vấn để tường tận. Giống như Trần Chung Ngọc và Lữ Giang, chẳng phải tôi sai, mà các đương sự chưa từng được nghe hay biết đến những chi tiết lịch sử tầm thường trên.
Thực ra, với tôi, những côn đồ và mọi rợ văn hóa không đủ khiến quan tâm. Sau lần bị kích tim đầu năm 2008, kế cận cõi chết, tôi nhận hiểu không còn nhiều thì giờ, cần tập trung vào việc kết thúc những nghiên cứu của mình. Tôi cũng phá lệ thường, cho phổ biến trên tạp chí Hợp Lưu những nghiên cứu mới nhất, hy vọng xan xẻ kiến thức sử học với học giả và độc giả thân quí bốn phương. Cuối năm 2008, do đề nghị của văn hữu Nguyễn Vĩnh Châu, tôi còn chấp thuận cho ông Trần Quốc Bảo phỏng vấn để “làm film” về HCM, với điều kiện duy nhất là phải tôn trọng sự thực lịch sử. Bạn quí của tôi, như nhà văn Trùng Dương và Ngô Thế Vinh, có thể chứng thực điều trên. Việc nhóm ông Bảo không thực hiện đúng lời hứa–sản xuất cuốn DVD “sự thực về HCM” nhưng còn chứa đựng nhiều chi tiết sai lầm, những lời chứng mà mức khả tín rất đáng hoài nghi–không vượt ra ngoài sự lo ngại của tôi. Bởi thế, tôi đã dành cho Nguyễn Vĩnh Châu một bài phỏng vấn quanh những đề tài về HCM để có dịp phổ biến khi thuận tiện.
Cuốn DVD vừa phát hành, tôi được website Cộng Sản Việt Nam xếp hạng là chống Cộng khét tiếng, và hàm ý không đưa ra điều gì mới. Thực ra, cần minh xác, tôi chống bất cứ hình thức độc tài nào, bất kể màu sắc ý thức hệ. Đây không phải lần đầu tiên tôi nói đến sự vi phạm Hiến Chương LHQ và Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948. Trong “Seminar Paper” năm 1999 đòi hỏi của trường Luật Houston trước ngày tốt nghiệp–với tựa “The Human Rights Aspect of the United States-Vietnam Relations, 1975-1995”–đã phản ảnh hết tâm ý của tôi nói chung, và nhận định về Việt Nam, nói riêng. Điều khó ngỡ là mới đây, chuyên viên ziết sử Trần Chung Ngọc bỗng nhập cuộc, chẳng hiểu do tự nguyện hay nhận lệnh từ đâu, hung hăng đả kích DVD “Sự Thực về HCM.” Giở trò giả mù sa mưa, Trần Chung Ngọc trích tác giả này, tác giả nọ để bảo vệ luận cứ mình. Trong số những người được dẫn chứng có Duiker và Quinn-Judge, hai tác giả cũng xuất hiện trong DVD của nhóm Linh mục Lễ. Nhưng chẳng thấy Trần Chung Ngọc đưa ra được bằng chứng có giá trị nào để phản bác, ngoài những lời “tinh tinh” vu vơ. Mặc dù được chính phủ VNCH gửi qua Mỹ du học nhờ học bổng Mỹ và thành tích cựu sĩ quan, kiếm được mảnh bằng về Vật Lý, nhưng Trần Chung Ngọc không nắm được nguyên tắc cơ bản của đối thoại và lý luận. Đó là muốn bài bác một nhận định sử học của những người nghiên cứu chuyên nghiệp, phải xuất trình được những tư liệu khác với những dữ kiện do người Trần Chung Ngọc muốn phê phán đưa ra. Đáng lẽ Trần Chung Ngọc phải biết theo thí dụ cụ thể sau: Để chứng minh Quinn-Judge không phải là một học giả nghiêm túc hay có giá trị về HCM, mà Trần Chung Ngọc ca ngợi hết lời, đánh giá mỗi nhận xét như chừng mang sức nặng thánh kinh, một sinh viên năm thứ nhất Sử học thôi cũng đủ cho Trần Chung Ngọc thấy hai trong hàng chục nhược điểm của Quinn-Judge trong tập tiểu thuyết lịch sử về HCM: Thứ nhất, trong bài “Thỉnh nguyện của dân An-na-mít” trên báo L’Humanité ngày 18/6/1919, không hề có tên Nguyễn Ái Quốc như Quinn-Judge hoang tưởng. (Xem Chính Đạo, HCM con người và huyền thoại, tập I, 1997). Thứ hai, mặc dù mật thám Pháp báo cáo rõ ràng người phụ nữ vượt biên qua Vân Nam năm 1939 không phải là “Fan Lan” Nguyễn Thị Vịnh, nhưng Quinn-Judge vẫn cho rằng Minh Khai có thể đã âm thầm đi tìm Linov Côn. Quinn-Judge cũng chẳng biết gì nhiều về Nguyễn Sinh Côn hay bối cảnh xã hội VN trong hai thập niên đầu của thế kỷ XX–liệu có xứng đáng chăng để diễn dịch về tâm trạng HCM? (Tôi vẫn nghĩ Trần Chung Ngọc chưa đọc kỹ Quinn-Judge, hoặc đọc mà không hiểu, không phát hiện nổi sai lầm và dụng tâm của người cựu nữ ký giả này)
Cách nào đi nữa, trung thành với tinh thần mọi rợ văn hóa, Trần Chung Ngọc nhảy ngay đến kết luận là tôi “cường điệu” khi đưa ra nhận xét rằng HCM là người chỉ có tham tâm giành đoạt quyền lực và duy trì độc quyền cai trị. Hy vọng quí thân hữu và độc giả đọc những điều tôi phát biểu về HCM, do Nguyễn Vĩnh Châu ghi lại, và cho tôi biết ý kiến.
Một cách tổng quát, tất cả những kẻ “Ziết sử” đều san sẻ một đặc tính chung. Đó là chẳng biết gì về sử, chỉ dùng trí tưởng tượng của mình để uốn cong những mảnh vụn sử liệu lịch sử theo mục đích “cung văn,” hay “đào mộ” giai đoạn. Lập luận của Trần Chung Ngọc hay Lữ Giang khiến người ta không thể không nhớ đến một câu bất hủ của Socrate: “Điều tội lỗi nhất là cứ tưởng mình biết điều mình thực sự chẳng biết gì cả.” Nhưng những kẻ ziết sử hình như bất chấp dư luận, miễn hồ đạt được mục tiêu của mình. Như cầu xin một bữa ăn nhậu, hay một chút đỉnh chung, ân sủng cuối đời của nhà cầm quyền; và, không đủ kiến thức hoặc sự tỉnh táo để nhìn lại những cái gương tầy liếp đầy phẫn hận, cùng máu và nước mắt của thành viên hai tổ chức Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, hay Liên Minh Dân Chủ, Hòa Bình năm 1968–hai dụng cụ thôn tính miền Nam của Lê Duẩn-Lê Đức Thọ–nhưng đã bị vứt ra hải ngoại hay chìm vào bóng tối các đô thị sau khi người CS đã đạt mục tiêu.
Đáng lẽ tôi giữ thái độ im lặng, tập trung vào việc hoàn tất các nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, Trần Chung Ngọc đã mượn trang website Sách Hiếm có liên hệ với ông bà Nguyễn Mạnh Quang để phô trương đặc tính hung hãn mọi rợ văn hóa khi đả kích cuốn DVD “Sự Thực về HCM,” đào mộ và cung văn theo cảm tính hoặc lệnh trên, bất chấp sự thực, lương tâm và công tâm của con người thôi, nói chi người từng tốt nghiệp một đại học Mỹ. Chẳng hiểu Trần Chung Ngọc đã được hưởng những phần thưởng gì để đả phá những người chống Cộng miền Nam không chút kiêng dè. Nhưng những người thuê mướn Trần Chung Ngọc quên một điều: Bầy ziết sử và tinh tinh tân thời không thể tô son, thiếp vàng lại cho HCM hay chế độ được nữa. Hành động viết thư cho Chu Ân Lai nhìn nhận biên giới biển có những dấu chấm và gạch đứt quãng là bằng chứng hùng hồn nhất về tham vọng giành đoạt quyền lực với mọi giá của HCM cùng Đảng CSVN. Cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ là những tấm gương soi gáy HCM và Đảng CSVN đến ngàn đời. Lúc ấy thi hài những HCM, Phạm Văn Đồng, Nông Đức Mạnh có thể đã tan thành tro bụi, nhưng sẽ bị các cháu học sinh từ lớp đồng ấu trở lên hài tội cắt đất cho Hán tộc để cầu quyền lực, danh vọng. Chắc là dòng giõi, con cháu “lãnh tụ” chẳng hãnh diện gì và sẽ gánh chịu đủ búa rìu dư luận.
Phần những người như Lữ Giang hay Trần Chung Ngọc, Đặng Thai Mai? Chỉ có sự im lặng, và một cái nhún vai rẻ rúng, cho những kẻ vì chút lợi nhuận nhất thời mà tẩy xóa cho sạch lương tâm và niềm kiêu hãnh của một con người. Họ sẽ chìm vào lãng quên, chẳng còn dấu tích nào về một thời gian hiện hữu như những ngụy trí thức và mọi rợ văn hóa.

Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu

Houston, 29/8/2009

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98331)
Trên trang văn hóa báo Le Monde hôm nay có bài giới thiệu về một cuộc triển lãm ảnh của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Henri Huet về cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ qua bài viết: "Chiến tranh Việt Nam : Những hình ảnh, bạn hữu và cái chết".
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 91619)
C húng tôi hãy còn rất trẻ. Tuổi trẻ không trông thấy trên khuôn mặt, trong đôi mắt, nhưng ở những giấc mơ không bao giờ tắt. Tết Giáp Tuất. Tôi về sống ngôi nhà của Quý, phía nam phần lục địa. Trái đất xoay như thỏi đá cứng, những cạnh gai góc cắt vào chốn vô hình. Mỗi trưa, tôi với Quý và Chiến - cũng một người bạn ở nhờ - bầy những tiệc rượu đón bắt những vô hình mà cả ba đều linh cảm rất rõ, theo sóng của cây rừng tràn đến tận thềm. Cả một triền núi lươn lướt tắp đến bàn rượu. Cơ ngơi của Quý to lớn sừng sững.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90624)
H ồ Đình Nghiêm, sinh ở Huế. Làm thuyền nhân trôi giạt qua Hồng-kông năm 1979. Định cư ở Montréal từ 1980. Viết lai rai cho hầu hết các tạp chí xuất bản tại hải ngoại, cộng tác với Hợp Lưu ngày từ số ra mắt. Đã in bốn tập truyện ngắn...Chưa hề trở lại cố quận đìu hiu.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 123147)
Đừng đánh thức giấc mơ tôi trong lúc ngửa mặt lên trời hứng những giọt mưa đêm tháng chạp với hình ảnh duy nhất là đôi mắt em.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90100)
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899- 2 tháng 7, 1961) là một nhà văn, nhà báo Mỹ. Cách viết văn riêng biệt - biểu thị qua đặc điểm lối mô tả khiệm lời và khiêm nhường - cũng như những cuộc phiêu lưu và hình tượng công chúng của ông đã tạo nên nhiều ảnh hưởng cho nền văn chương hư cấu của thế kỷ thứ 20.
23 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 102105)
Chương trình phát thanh tiếng Việt hàng ngày của đài BBC, Anh Quốc, quen thuộc với người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, sẽ chính thức ngưng hoạt động sau buổi phát thanh cuối cùng vào Thứ Bảy 26 tháng 3 từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45 giờ quốc tế hay từ 9 giờ 30 đến 9 giờ 45 phút giờ Việt Nam.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 80895)
Hoàng Chính chuyển ngữ từ Peeling trong tập truyện "The Fat Man in History" của Peter Carey. Peter Carey, tiểu thuyết gia người Úc, sinh ngày 7 tháng 5, 1943, hai lần đoạt giải Man Booker với các cuốn "Oscar and Lucinda" (1988) và "True History of the Kelly Gang" (2001). Hiện Peter Carey dạy đại học tại New York.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90711)
Những cái chết sau quá khứ về sau vẫn tiếp tục tiếp diễn mãi cho đến tận bây giờ. Những cái chết trên biển, bên kia biển, và bên này đất liền.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116996)
Tháng Mười chơi trò xếp đặt Những con rồng được tạc bằng xương người Những con rắn cong khô trên bếp than cời Dưới nền trời xám và khô Phố phường mạ bằng vàng mã Người người ướp lạnh.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86280)
T rước năm 1975, mỗi dịp Tết âm lịch, văn gia và dân chúng miền nam thường làm lễ kỷ niệm chiến thắng Tết Kỷ Dậu (31/1/1789) của Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792). Đây là một trong những võ công vệ quốc lịch sử của dân tộc Việt chống lại âm mưu thôn tính của bắc phương từ ngày giành được độc lập năm 939–sau khi Ngô Quyền (898-944) phá quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng (theo Nguyễn Trãi, còn gọi là sông Vân Cừ), khai sinh ra một vương quốc mới, tức Đại Việt (từ năm 1054) hay Việt Nam (từ năm 1804). (1)