- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Triết Lý Loài Ngựa, Trốn Tìm, Khúc Bi Ca

14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 117756)

Triết lý loài ngựa


Vòm trời vỡ vụn
Bầy ngựa hoang đói khát tuyệt vọng trước bụi xương rồng
Những chiếc gai nhọn sắc tứa ra giọt giọt sữa độc
Chiếc lưỡi đói cỏ làm sao có thể chạm vào?
Màu trắng quay cuồng họng khát.

Thách thức ma mị
Châm ngòi cuộc chiến giữa những cái chết.

Bầy ngựa già im lặng
Lũ ngựa non gõ móng bồn chồn
Hai sự lựa chọn cho một kết thúc?

Phía sau ngựa mẹ là ngựa con mới sinh
Gánh nặng bầy đàn, sức mạnh bầy đàn trong cuộc di cư…

Không do dự.
Ngựa mẹ điềm nhiên cắn, nhai, nuốt từng mảng gai xương rồng
Sữa căng dần bầu vú...

Dõi theo đàn ngựa hoang tung vó sáng gầm trời
Thầm cảm phục hành động ngựa mẹ
Mạnh hơn triết lý đời.

 

Trốn tìm


Tựa lòng vào mạn ca dao
Đăm đăm rình vớt trái đào chưa rơi.

Sau khoảng sáng rực rỡ nêm chặt ảo ảnh
Người đàn bà ôm vinh quang thả lên bến nhớ
Rong ruổi trò chơi trốn tìm.

Người Đàn Ông của nàng
Hình như không có thật!

Lạc giữa biển mắt dấu hỏi
Không đôi mắt sói hoang!
Từng lọn sóng gieo trên không gian
Nở mùa hạt lép.

Người Đàn Ông của nàng
Hình như không có thật!

Lạ lẫm ngôn ngữ tay đói vòng xiết
Thói quen lột truồng ý tưởng
Đâu bàn tay vẽ cảm giác thịt da thanh khiết?

Người Đàn Ông của nàng
Hình như không có thật!

Tuyệt vọng?...

Không phải từ ánh nhìn
Không thể qua bàn tay
Nàng thấy Người Đàn Ông của mình bằng cảm giác cuộc chơi trốn tìm...

Người Đàn Ông của nàng
Hình như không có thật!

 

Khúc bi ca


Xin đừng thốt lời tàn nhẫn
Đời thừa thãi đắng cay
Xin đừng trách người cha sau mùa thai nghén
Chuốt ánh trăm năm dệt tấm liệm
Đón con mình.

Hãy mở nắp ngôi nhà vĩnh hằng
Đón linh hồn văng ra từ muôn xác chữ
Hay vung ly rượu nhỏ
Chia đều cơn khát ngày mai?

Khi bình minh lướt trên cánh nắng
Hoàng hôn bò lê nẻo mây
Niềm vui qua, nỗi buồn lắng đọng
Ngàn cao nhuộm ánh bao dung?

Không còn đứa con
Không có người cha!
Chỉ loài cỏ dại.

Quằn quại trên nấm mồ nhân loại cằn kiệt đến độ không thể cằn kiệt hơn được nữa
Rên rỉ Khúc Bi Ca
Và bầu mắt vũ trụ chưa hề khép dù không còn tồn tại
Nhuộm biếc hồn ta!..


 Tạ Thị Thu Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 31573)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 30309)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 28730)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31102)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29553)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32263)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35097)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37484)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32036)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 31998)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.