- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHUYỆN CHÉP Ở BỆNH VIỆN

21 Tháng Chín 201912:15 SA(Xem: 26519)

NguyenThanhSon
Nhà văn Nguyễn Thanh Sơn


LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Nguyễn Thanh Sơn đang sinh sống ở Bình Định. Kỹ sư nông nghiệp, hưu non. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu truyện ngắn “Chuyện Chép Ở Bệnh Viện” của Nguyễn Thanh Sơn.

 

Tạp Chí Hợp Lưu

 

Hắn bị đụng xe vào buổi chiều và đưa vào phòng cấp cứu của một bệnh viện huyện.Hắn hôn mê từ đó cho đến sáng hôm sau mới hồi sức nhưng vẫn ở trong trạng thái mê tĩnh. Đôi mắt khẻ lay động, cơ thân muốn rướn lên nhưng có một sức mạnh vô hình trì níu lại, đôi môi khô khốc, hắn khao khát được một vài giọt nước , tôi bón cho hắn từng giọt từng giọt và tay luôn nắm bóp trên vầng trán, vùng ngực gây cho hắn cảm giác êm dịu, ru vào giấc ngủ chập chờn

***


   Mây bồng bềnh như những cục bông xốp lửng thửng trôi trên dòng sông trắng, hắn đưa tay nắm mây, vuốt nhẹ. Cảm giác mát lạnh chạy khắp toàn thân và hắn như bơi trong không gian yên tĩnh, thoảng mùi hương nhẹ của một buổi sáng thanh sạch, hắn hít sâu vào lòng ngực và như theo quán tính hắn đi tìm mùi hương lẫn trong làn khói sương mỏng mảnh, trong đám cây xanh rậm rạp, chân dẫm lên đám cỏ mịn mơ hồ làm bẹp dí những viên phân mịn màng, ẩm ướt của những con bọ hung mới đùn lên hồi đêm. Bơi theo mây, nương theo gió hắn lần về chốn cũ. Hồ dễ hơn năm năm trời mới có dịp về quê xưa, bởi công việc níu kéo, lại đường xa rong ruổi. Nhưng lần này hắn thấy nhẹ tênh, quên hết chuyện phàm trần, bỏ sau lưng cuộc chơi đỏ đen đen đỏ, chỉ còn đây không gian đặc sệt gió mây, cả một trời mênh mông.

Trở về xóm nhỏ chiều nay
Đò xưa bến cũ như ngày tôi xa
Dòng sông mỗi độ nhạt nhòa
Tình quê hương vẫn đậm đà trong tôi.

Hắn ngẫm ngợi câu thơ ngẫu hứng, lòng lâng lâng nỗi niềm hoài cảm, u huyền. Hắn vội vàng cho kịp chuyến đò, mùa này nước lớn nếu để lỡ chuyền phải đợi lâu lại không may cho một chuyến đi.
Lại lỡ chuyến rồi, dòng nước mênh mông mà bến thì hoang vắng quá. Cái ánh sáng đầu ngày dọi xuống dòng sông lấp loáng, nhưng hắn không ấm nóng chút nào mà cảm cái lạnh như xé vào gan ruột. Hắn đợi ở mé sông , hai tay nghịch nước, nghe đâu đây có tiếng nước róc rách vỗ vào mạn thuyền. Bến sông này đã gợi cho hắn bao kỷ niệm của thời thơ ấu, bởi nhà hắn chỉ cách bến đò này một quãng ngắn trong một thị trấn nho nhỏ, mà ở đó, có những con người hiền hòa, nhân hậu, có những ước mơ giản dị là được sống một cuộc đời thanh sạch , đẹp đẽ.
Ngồi đợi hơi lâu, nóng ruột. Hắn đưa tay lên miệng làm loa, gọi đò:”Ớ đò,bác Năm ơi cho cháu sang sông với…”Tiếng gọi của hắn loang loáng trôi theo dòng nước , tan vào mênh mông, bởi chỉ còn hắn mới nhớ bến đò này, thời bây giờ ai lại đi đò, với người dân ở vùng này, bến đò đã rơi vào hoài niệm xa xưa.
Loanh quanh một hồi hắn cũng lần về quê mẹ. Nhà cũ, vườn xưa bây giờ tiêu điều, hoang vắng quá, nhưng hiện tại hắn không còn gì ở đây bởi tất cả đã thay ngôi đổi chủ. Cách đây vài năm, hắn đã bán sạch sành sanh mọi thứ để lên thành phố kinh doanh nhưng còn đâu đây một nỗi niềm sâu thẳm không thể bán được và bây giờ hắn bới tìm trong tận cùng ngõ ngách trái tim sần sùi bởi lớp bụi đời không sạch sẽ.
  Hai sào ruộng, một mảnh vườn, ngôi nhà ngói ba gian là của hương hỏa cho đứa con trai thừa tự, những chắc chiu, tần tảo của bao người mong kẻ nối dõi tông đường lấy đó làm điểm tựa, một cõi đi về cho những hương hồn xa khuất. Mái ngói rêu phong, vách tường trơ vơ vôi xám, một dàn trầu bám vào đó tìm nhựa sống, vươn những lá to tròn mơn mởn xanh tươi. Lối cũ mờ sương, cỏ dại mọc đầy nhưng không khỏa lấp vết chân mẹ già xưa kéo đôi dép lê mòn vẹt đế, dáng lom khom mệt mỏi của con gà mẹ luôn nháo nhác vì cái miệng háu ăn của con gà con, tiếng kêu chiêm chiếp của nó đi tìm mẹ, tiếng kêu nhỏ nhưng rất vang xa, nên dù ở xó xỉnh nào của góc vườn, gà mẹ vẫn ba chân bốn cẳng mà đến với con.
Hắn không quên, không thể nào quên cảnh khổ của một thời. Thằng bé ngồi gọn thỏn trong cái thúng, mẹ địu thêm hòn đá ở cái thúng bên kia cho cân bằng đòn gánh trên vai. Những ước mơ, niềm mong đợi, những hoài bảo xa xôi theo suốt cuộc đời trẻ trung của mẹ. Những ngày mưa bão mẹ không gánh con theo nên đành gửi cho người hàng xóm. Thằng bé khóc, khóc hoài rồi nín, bẩn bỉu, nhếch nhác dưới nền gạch hâm hẩm. Có một buổi chiều về muộn là do trợt chân té xuống suối, cái thúng trôi theo dòng nước, tiếc của mẹ với theo, may mà biết bơi bập bõm, được ngọn tre già giữa dòng cứu lấy, mẹ cố lết vè nhà, ôm con vào lòng, nhìn mắt con cười rạng rỡ mà mẹ khóc thút thít như là trẻ con!
  Thế rồi người mẹ ra đi khi hắn vừa đủ lông đủ cánh, hắn quỳ bên người mẹ trước lúc lâm chung, nắm bàn tay xương xẩu mà khóc rấm rức. Trong đôi mắt người mẹ không còn chút sinh khí nào nhưng cũng muốn gửi cho con tất cả lòng yêu mến là mong muốn con mình sống lương thiện và quý trọng con người như chính bản thân mình vậy.
Hắn không quên nhưng không chịu cảnh khổ, lòng luôn khát khao làm giàu, có giàu mới có cơ hội hưởng thú vui trần thế, được người đời trọng vọng mặc dù không cần biết đồng tiền kiếm đựơc là do đâu.
Câu chuyện nghe đâu bắt đầu từ quán cà phê Tiểu Muội ở đầu thị trấn. Trước đây quán chỉ mở cửa ở mỗi buổi sáng phục vụ cho cánh xe ôm, những người mua gánh bán bưng.Từ khi cô chủ “chiêu hiền” ở đâu về con nhỏ, món hàng nhập từ miền trong.Trông em rực rỡ như minh tinh màn bạc, mặt phớt nhẹ màu son và nụ cười hơ hớ trên môi, bộ ngực phơi phới nhún nhẩy theo từng bước chân sáo, như thôi miên, như mời gọi cánh đàn ông. Món hàng nhập đầu tiên về thị trấn, với cánh người già họ cảnh giác, cho đó là cái ung nhọt, tệ nạn cần tẩy rữa khi nó còn là cái sảy, với đám choai choai thì cho đó là cái mụn trứng cá thể hiện sự phát triển của cơ thể mới lớn.
Lúc đầu hắn còn ngần ngại, rụt rè bởi trong hắn còn nhiều chỗ cho lòng lương thiện, cách sống và nếp nghĩ sau lũy tre làng còn đầy ắp trong tâm tư. Nhưng khi cơn khát tình len lỏi vào ngóc ngách của trái tim, nó là chất gây mê, gợi khoái cảm và bằng mọi cách để được thỏa mãn. Đêm đêm , bên ngọn đèn mờ mờ ảo ảo của cái quán cà phê trá hình kia luôn mời gọi, hắn như con thiêu thân lao vào hương vị ngọt ngào đầy cặm bẩy.
-Ơi! Anh hai ơi, vào đây với em, ơi người yêu ơi.
Cô chủ quán đôn đả, nũng nịu mời chào hắn từ ngoài sân. Hắn khệnh khạng bước vào phòng karaoke, ngồi phịch xuống bộ salon, ngắm nghía cô chủ qua ánh mắt đầy men rượu, lướt nhìn đôi môi hình trái tim đẹp như tranh vẽ, rồi đến cặp nhủ hoa trắng mịn màng lấp lửng, rất hớ hênh phập phồng trong bộ đồ ngủ. Hắn đưa tay quờ cô chủ, cô ta cười như nắc nẻ , vội lãng xê ra:
-”Ớ ờ, vội chi anh hai, khoan khoan đã nào, say bét nhè mới nhớ đến quán em?”. 
-“Nói phải tội, anh luôn nhớ đến em.”
-“Nhớ đến em làm chi, nhớ cái quán chớ!” Cô chủ lườm yêu hắn , nháy mắt đầy ẩn ý.
-“Mấy hôm rày nghe danh ,bây giờ mới được hạnh ngộ diện kiến dung nhan, em tên chi?” Hắn khều cô nhỏ ngồi bên cạnh.
-“Dạ, em tên Loan, Mỹ Loan.”
-“Em có mấy con rồi?”
Em ngồi bật như lò xo, lúc lắc cái mông, nhún nhẩy đôi bồng đảo đang độ chín tới.
-Í, ông anh em, căng nguyên , tròn trịnh, “của “này hồ dễ có mấy con, thưa ông anh?”
-“Nghe không bằng thấy, thấy không bằng rờ. Rờ mới tin.”
- “Anh hai tham quá chời” Giọng miền trong đơ đớ.
-“Trước nghề này, em làm gì?”
-“Em mần ruộng với ba, nhà nghèo quá anh hai, em tính về đây kiếm chút đỉnh vốn rồi chuyển hệ, có cách gì anh giúp em với?”
Hắn nhìn em, giọng cà rỡn nửa say nửa tĩnh.
-“Hay anh tính giùm em. Ôm suông chắc hơi hẻo, mình chuyển hệ, mình đi hàng, cứ mỗi lần đi em cầm chắc trong tay hai trăm, cứ tính sơ mỗi ngày bốn lần như vậy em những được tám trăm, lâu lâu lại được khách xộp bo thêm. Một nhà hàng làm ăn được ở đây, mỗi ngày lời cở đó. Kinh doanh vốn tự có, dễ mấy lúc em giàu ấy chớ!”
-“Thôi anh hai, nói thì nghe dễ lắm!” Em cười ,thơm nhẹ vào má hắn.
    Và thế là hắn cặp bồ với con nhỏ, lúc đầu chỉ dắt mối, chở con nhỏ loanh quanh thị trấn theo tiếng gọi. Làm tên ma cô tầm tầm cở nhỏ, tiếp khách làng chơi thuộc loại rẻ tiền, mồi chài kẻ nghèo mê thích trăng hoa. Hắn cởi nhanh chiếc áo thô kệch của gã nhà quê, lơi dần hai sào ruộng đã một thời gắn bó, làm mèo vờn chuột với Mỹ Loan mà quên mình còn trách nhiệm ở nhà, làm con cá chạch với cô chủ học chút ít kinh nghiệm. Như con thuồng luồng không chịu ở cạn, hắn lên thành phố đua tài với các anh chị trong thế giới ngầm, tích lũy số vốn kh a khá.

***

 

    Hắn bị mất máu nhiều, từ sáng đến trưa phải truyền hai bịch nên da dẻ có phần hồng hào , tươi tĩnh và đã cảm nhận được sự vật chung quanh. Trước mặt hắn loáng thoáng hai cái bóng, một đứng ở đầu giường, thận trọng đặt ống ty giô vào lỗ mũi, làn gió mát lan tỏa khắp thân thể. Một cái bóng kia ngồi cạnh giường, bàn tay nồng ấm dịu dàng xoa khắp vùng ngực , vùng bụng, nắn bóp bay tay béo núc ních của hắn, . Gương mặt hắn bỗng tái xạm khi búi tóc của cái bóng trắng tung ra, lòa xòa xuống mắt hắn, lọn tóc được gội bằng hương bồ kết lẫn trong mùi khét của nắng, của ruộng vườn, mùi đặc trưng hương đồng gió nội, cái mùi mà một thời hắn từng ấp iu, hôn hít. Hơi thở hắn bổng dồn dập, đứt quãng, cơ thân co víu lại và hai bên mép ứa ra vết vàng vàng , đo đỏ.

***

   Hắn bước qua nền gạch để phơi lúa, sân đã cũ màu rong rêu. Mùi hương cau thơm ngát cả khu vườn, hương cau dìu dịu gợi hắn thèm nhớ thời trẻ trung, thời mới chập chững yêu, lãng mạn và đầy chất thơ . Mảnh vườn tràn ngập bao kỷ niệm của bước chân ngập ngừng, líu ríu ngày xưa. Phía trước nhà có mương thủy lợi nên dù nắng khô khốc mấy cây trong vườn vẫn luôn xanh tươi, ẩm ướt. Khu vườn trồng nhiều cau chạy dọc theo lối đi vào ngôi nhà ngói . Năm năm trời trôi, so với một đời người chỉ là một khoảnh khắc, nhưng hắn đã đánh mất nhiều thứ mà lẽ ra hắn nên giữ gìn nó như là báu vật mà đời đã ban tặng.
  Hắn bước lên bậc tam cấp, cởi đôi giày được đánh xi láng coóng, thoáng thấy chiếc giày có vương vài vết bùn, hắn rút khăn mù xoa lau sạch. Đặt đôi giày xuống đất, chùi đôi chân cẩn thận trên tấm thảm xơ dừa còn mới , những sợi cước khô cứng dưới lòng bàn chân gây nhồn nhột khiến hăn nhăn mặt, hắn bước qua ngạch cửa để vào nhà.
 Tính cách và công việc của hắn đã xô đẩy chị về đây, người đàn bà một thời mà gọi là vợ, về cái tổ đã ấp iu chị thời tấm bé. Bây giờ hắn tìm lại trong không gian mơ hồ, một vùng kỷ niệm mù sương, đẹp lung linh như trong truyện cổ tích dịêu kỳ của mẹ kể ngày xưa.
Nhác thấy thằng bé đang chơi đùa, nghịch bẩn ở ngoài sân, lòng hắn run lên, chứa chan niềm vui sướng như sắp nắm bắt một báu vật chừng sắp sửa vỡ ra. Hắn nhỏm dậy , bước ra ngoài, mon men lại gần muốn làm quen và ra chừng âu yếm. Thằng bé vẫn tiệp tục công việc, không quan tâm sự có mặt của hắn. Viên bi lăn lóc trên nền đất đỏ, lẩn lút trong đám cỏ mịn xanh rì, nó nhẩn nại bới tìm trong đó, những giọt sương làm ướt nhẹp đôi bàn tay. Hắn ngồi cạnh và hòa vào niềm vui trẻ thơ, niềm vui thú đó bị thời gian bào mòn, thui chột đi, nó chìm dần trong xó xỉnh ký ức rối rắm, xô bồ mà cuộc sống mang lại. Hắn xoa đôi bàn tay rồi dí ngón cái xuống đất, ngón tay kia vân vê viên thủy tinh lóng lánh nhiều màu sắc. Hắn thử nhiều lần nhưng chưa lần nào bắn trúng đích, hắn tự nhủ cần nhẩn nại và tập trung tư tưởng nhưng đều thất bại. Hắn càu nhàu, quậy quọ. Thằng bé chán ngán sự có mặt của hắn, chạnh lòng vì có người phá cuộc vui:” Chú không chơi được đâu, giày chú đã bẩn hết rồi kìa. Mẹ ơi!”
-“Gì thế con, ơi con trai cưng của mẹ !”
Người đàn bà ở nhà sau bước ra, ôm con vào lòng rồi nựng nịu.
-“Thôi nín đi con, ơi cục cưng , cục cưng của mẹ!”
Người đàn bà ôm thằng bé trên tay, dáng dấp điềm nhiên quày quả vào trong nhà , tuyệt nhiên không ngó ngàng gì đến hắn. Hắn liền bước theo chân chị vào. Gian nhà không có gì ngoài chiếc ghế đẩu, chiếc bàn cũ xỉn mốc, bộ bình ly bằng đất nung trang trí hoa văn cẩu thả, rẻ tiền. Mọi thứ gợi lên cảnh nhà quạnh quẻ, nghèo khổ. Chiếc võng bện bằng xơ dừa cột ở chái bếp, ôm thằng bé vào lòng và chị ngã lưng xuống đó, chiếc võng căng lên bởi sức nặng của hai người, hàng cột nhà chuyển mình rung lên khe khẻ. Tiếng người mẹ hát ru theo tiếng kẽo kẹt của võng đưa.
“À ơi, dí dầu tình bậu muốn thâu
Bậu gieo tiếng dữ cho rầu bậu ra.
Bậu ra cho khỏi tay ta
Cái lưng bậu nát cái da bậu mòn.”
Tiếng hát theo giọng địa phương lắc lư, lắc lư theo vài sợi tóc, nó không còn đen mà đã trở nên màu vàng nghệ như được lớp bụi mờ phủ lên. Hắn nao lòng quá đổi, mặt thừ ra , mắt đẩn đờ ngây dại.

***

   Hắn bị đụng xe bởi hai thằng rậu râu, vẻ mặt hung tợn, lái chiếc xe made in China phân khối lớn, gây án xong chúng vù mất. Nguyên nhân vụ tai nạn sẽ theo hắn xống mồ, mamg theo cái bản vẽ nhà hàng hạng sang về bên kia thế giới.
-“Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Khi làng quê phát triển thì phải có chỗ để xài đồng tiền cho xứng đáng!” Hắn cứ lập đi lập lại câu nói đó khi hai chúng tôi ngồi nhậu ở quán rượu gần bến xe, hắn còn thao thao bất tuyệt nhiều điều, còn tôi yên lặng lắng nghe. Hắn (tôi không tiện nêu tên)biết nhau khi hai đứa còn để chỏm, bởi hai nhà cách nhau cái hàng rào. Dù cả hai tính cách khác nhau nhưng hắn khoái tôi là người biết ngồi nghe chuyện.
Trên nghĩa trang chiều hôm ấy chỉ còn lại tôi và người đàn bà bị bỏ rơi. Bóng chiều chỉ còn vài sợi kéo rê trên ngọn cây xa, tôi thắp cho hắn nén hương, sợi khói không chịu bay đi mà cứ mãi quần tụ quanh mộ chí, lòng tôi nặng trĩu nỗi buồn./.

Bến Đò Xứ 2010-2019

NGUYỄN THANH SƠN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 8437)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
29 Tháng Mười Một 20247:45 CH(Xem: 683)
Khi sóng vào tay tôi / Biển đang đánh giấc thầm / Bữa trưa vàng dấu cát / Rồi bước chiều âm âm /
26 Tháng Mười Một 20244:38 CH(Xem: 1034)
Rồi ta lại chia tay / Nhánh sông khô đi và không về biển cả / Đêm, ôi dài sâu, lạnh lùng nỗi nhớ / Khoảng cách tưởng thật gần, nhưng / ta lại chia xa…/
23 Tháng Mười Một 20249:55 CH(Xem: 934)
Phiêu du / gió lượn đỉnh trời / Bồng bềnh / mấy áng mây rời rã trôi / Thềm rêu quạnh quẽ / ai ngồi? Nghe chim buông vội / đôi lời trầm tư /
23 Tháng Mười Một 20249:28 CH(Xem: 1019)
Nhớ thời tóc rẽ đường ngôi thẳng / Sách vở tươi hồng cạnh bút nghiên / Nụ cười ai bỏ quên trên cỏ / Bên lối đi về mỗi sớm trưa
23 Tháng Mười Một 20249:16 CH(Xem: 615)
mắt đời xanh mấy hàng tre / mà mưa đâu lại bập bè lạnh vây / nhà em chổ đợi bữa nay / mái tranh lợp gió trắng tay có gì
23 Tháng Mười Một 20248:51 CH(Xem: 937)
Hình như không đợi đến lúc thật già, chỉ nhá nhem cái tuổi già già thì đã thấy lẩn thẩn cái chi đâu đó trong mắt người khác rồi. Tôi buôn bán ở chợ Qui Nhơn, anh bạn hàng của tôi hôm ghé hàng lấy đồ về cho vợ bán, anh ngồi mà than vãn. - Chắc anh điên mất vì bà vợ của anh. Hễ anh nói gà thì bả nói vịt. Anh nói cái chén thì bả nói cái xe. - Hì hì chuyện thường mà anh. Do giờ anh thay đổi nên thấy vậy đó chớ hồi xưa anh lắng nghe mà nuốt từng lời chị nói đó chớ.
23 Tháng Mười Một 20248:37 CH(Xem: 574)
Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp. Ai từng đi qua Tuy Hòa, nhìn lên Tháp Nhạn đứng hiên ngang trên đỉnh núi, soi mình bên dòng Đà Giang lững lờ trôi, đều ngậm ngùi cho nền văn minh một thời rất huy hoàng của nước Chiêm Thành.
23 Tháng Mười Một 20246:44 CH(Xem: 1284)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. -(Bạt Xứ)
23 Tháng Mười Một 20246:25 CH(Xem: 700)
Giật mình, ngồi bật dậy, tâm trí nửa tỉnh, nửa mê; tuy còn đang ngơ ngác bần thần, tôi vẫn nghe thoáng bên tai, âm điệu tiếng hát chơi bài lô tô: tìm mãi không ra ...nó chạy đâu xa...nó chạy đâu xa …tìm hoài mới ra ... là con số gì đây... con số gì đây, con số … hai mươi ba (23). Tôi lẩm bẩm: lại nằm mơ nữa rồi!