- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIÓ THÁNG TƯ, HUẾ MÙA KHÓI SƯƠNG

13 Tháng Tư 20154:11 CH(Xem: 47497)

 


TranhDinhCuong-thieunu
Thiếu nữ-tranh Đinh Cường

 

 

Gió tháng Tư


Cho tôi quá giang qua mùa nắng hạ
bỏ mặc phố trôi về phía thật xa
cho tôi quá giang về nỗi buồn hôm bữa
có còn người với góc phố chậm đưa?

Huế lặng lẽ thâm trầm lắm ngày mưa
cho tôi quá giang về một ngày trẻ thơ
tiếng cười giòn tan chảy tràn vào nỗi nhớ
hình như mưa cũng vội vã bất ngờ

Cho tôi quá giang vào nốt chiều bỏ ngỏ
nghe đất xưa thì thầm nỗi thương yêu
hàng long não thơm thơm mùi gió nắng
vờ như không tạm biệt nỗi dấu yêu

Mái tóc ngủ vờ rối một buổi chiều
khát cơn mưa quá giang về ngày phố
tôi quá giang tôi, chỉ chiều và gió
gió bâng khuâng gì mà trống rỗng phía sau


hoàng hoa

Đường về còn lắm hoàng hoa

mà nhơn gian ấy bỏ qua chặng dừng
đường về mắt gió rưng rưng
hỏi bao lâu mới chớm ngừng nhớ mong

nhớ mong hóa đá trong lòng
vít chi cọng gió vòng vòng ngày qua
xin người đừng mặc hoàng hoa
nỗi đau với cả nắng vàng võ nhau

người nơi nao sóng bạc đầu
vỗ nhau chi nữa quặn nhàu thế nhơn


Ngày có bình yên về nỗi nhớ rất xa

Ngày có bình yên khi lưng chừng câu hát
rớt cuối triền sông mùa hạ cháy khát khao
có lũ nhóc nằm mơ thấy mưa rào
tung tăng cười nước sặc vào cổ tích

Mấy chục năm ước được nghe lời ru mà thinh thích
tiếng gió đưa nhớ ai cười rúc rích
ước đôi mắt tròn xoe để được khóc nhè mỗi lúc nhớ xuyến xao

Mấy chục năm bình yên nằm ở đâu tựa chiêm bao
để trái tim lần hồi khất thực
để bàn tay cứ nắm hờ được mất
xuýt xoa hoài tiếc chi mãi mà đau

Con đường xưa đã đổi thay màu
từng bước đi cứ giật lùi phía ấy
nơi có còn
ngày bình yên về nỗi nhớ rất xa ?

 

Huế mùa khói sương

Anh bạn tôi lại bông đùa quá xá
cười hoàng hôn đã ngã
sõng soài trên chiếc mo cau
cười mà có chết được gì đâu
vẫn hăm hở vẫn bông đùa dù mặt trời đã về bên kia méo mó
mà quên nói lời tạm biệt
quánh một nỗi tròn vo
dăm ba hạt lệ thi nhau mà ngó
đau quá là đau
vui quá là vui
cười ha ha rồi úp mặt ngủ vùi

Anh bạn tôi lại nghiêng mặt cười và hát
từng chuyến đò qua sông
ơ hờ
ơ hờ
sông chảy về mô
tà áo lấm bùn khiến mưa nhỏ lệ
ai e ấp cười che cả vạt lấm lem
phiên chợ ế chiều nay phải nợ rồi - em
tuổi xanh kia mòn dấu
ngày có chờ người bán mua
tà áo ai phảng phất
trên mùi nhang trầm mây thu
làm chi trời Huế thâm u
làm chi thành quách hóa mù sương sa


Anh bạn của tôi lại cười và hát
bên tiếng ghi ta cũ sờn
bên chậu cúc vàng năm trước
và cười nhỏ giọt buồn tênh

NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 13279)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
25 Tháng Ba 20253:42 CH(Xem: 421)
nắng chiều / chun vô hẻm mưa / mây tía thủng thẳng / về cưa núi đồi / nhà nằm / mật độ sương phơi / leo lên nóc tự / búng trời lãng phiêu / lòng bâng / thở mỵ ra kiều
25 Tháng Ba 20252:45 CH(Xem: 490)
Yosa Buson (1716-1784), là thi sĩ và họa sĩ người Nhật. Ông đến thành Edo học vẽ và làm thơ theo Bashō. Cùng với Matsuo Bashō và Kobayashi Issa, ông được xem là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của thời kỳ Edo. Những bài thơ dưới đây được dịch từ bản tiếng Anh của William Scott Wilson.
25 Tháng Ba 20252:10 CH(Xem: 334)
Chúng tôi định đứng nói chuyện lâu hơn, nhưng bị mấy người dưới ghe to tiếng gọi. Chúng tôi chia tay, tôi nghe thấy người bạn trong bộ áo choàng linh mục bên cạnh bình thản nói với tôi: “Nếu mày còn ở vùng này, nhớ đến thăm tao”. Tôi bỗng thấy cả một thời trung học quay trở lại, tôi rưng rưng ôm lấy hắn và buột miệng: “Cha ơi là Cha”. Lúc ghe đã xa bờ, tôi cố nhìn lại, thấy hắn trong chiếc áo choàng đen vẫn còn đứng như in hình trong bóng trời chiều cho đến khi chiếc ghe rẽ quặt sang một hướng khác.
24 Tháng Ba 202510:05 CH(Xem: 721)
Tôi tìm trên khóm cỏ / Tôi tìm trong tán cây / Trên tường vôi , bảng hiệu / Trên áo người qua đây
22 Tháng Ba 202512:40 SA(Xem: 1317)
Tôi có người Anh / Lâu rồi không thả hồn viết về đồng đội, những người lính trẻ / Chắc hẳn cũng quên, thời vẫy vùng ngang dọc / Thời nắm đấm vung / Khi không vui, khi giận dữ, cuộc đời! Tôi có người Anh / Từng thương tích đầy người qua chiến trận / Từng say khướt đêm dài, ngày phép ngắn, để quên đau…
20 Tháng Ba 202511:54 SA(Xem: 1374)
Giới thiệu của người dịch: "Cuốn sách này là bản dịch của một tập hợp bài viết về các nhân vật, văn học và báo chí của các cá nhân người Việt đã có những đóng góp đáng kể cho văn học, nghệ thuật và khoa học. Đây là một nguồn thông tin phong phú về lịch sử xã hội, văn hóa và chính trị của Miền Nam Việt Nam, cũng như sự nghiệp cá nhân trong lãnh vực nhân văn. / Những nhân vật được mô tả phần lớn đã nổi tiếng trong thời kỳ 1954 - 1975. Sau khi Miền Nam sụp đổ vào tay Bắc quân năm 1975, hầu hết trong số họ đã bị giam cầm một số năm trong các trại cải tạo cộng sản. Sau đó, vào những năm 1980, một số đã đến Hoa Kỳ và hầu hết vẫn tiếp tục hoạt động sáng tạo."(ERIC HENRY / Đồi Chapel, Bắc Carolina. / Viết cho Ngày 30 tháng 4 năm 2025).
18 Tháng Ba 20253:30 CH(Xem: 1934)
Hột nổ / Trong con mắt / Đồng bạc cắc / Túi lủng Cúi / Lượm / Một duyên tình / Hát vui đời / Túng quẫn /
17 Tháng Ba 20251:13 SA(Xem: 1922)
Anh muốn cầm bàn tay em / Ngồi bên chiều vừa xuống / Đợi hoàng hôn rơi trên biển xa / Ở một nơi trăng sao mềm vai nhớ
17 Tháng Ba 202512:46 SA(Xem: 1797)
Rưng rưng lệ vương khóe mắt / Tìm đâu hình bóng Mẹ xưa / Lời ru khi còn thơ trẻ / Ơi…à thương mấy cho vừa