- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhà thơ Du Nguyên: Những vần thơ 'góa chồng ngay giữa tuổi trẻ'

03 Tháng Mười Một 20142:39 SA(Xem: 29857)
Du Nguyen và Khuc leu heu mua He
Du Nguyên và Khúc Lêu Hêu Mùa Hè


 “Đọc thơ Du Nguyên có cảm giác cô ấy góa chồng ngay giữa tuổi trẻ của mình” - đó là nhận định của nhà thơ Bình Nguyên Trang, khi đọc Khúc lêu hêu mùa Hè

“Chối bỏ hiện tại”

 

Nhận xét nghe gây sốc nêu trên, trong cuộc trao đổi riêng sau buổi ra mắt, Bình Nguyên Trang không nhắc lại. Chị diễn đạt khác đi một chút: “Tôi có cảm giác cô gái này như đánh mất hoặc bị đời sống tước mất tuổi trẻ của mình. Có gì đó như chối bỏ hiện tại. Khi làm báo, Du Nguyên sống với thực tại, nhưng khi làm thơ, cô ấy mò mẫm tìm kiếm bản thể của mình ở đâu đó”.

“Thơ Du Nguyên khiến người đọc thấy đời sống chúng ta đang sống vô nghĩa và nặng nề quá. Tôi băn khoăn không biết cô ấy có đại diện cho thế hệ mình hay không. Tôi vẫn mong cô ấy viết về tuổi trẻ của mình tươi sáng hơn” - chia sẻ của Bình Nguyên Trang với người đồng nghiệp trẻ.

“Tuổi trẻ của mình như thế nào thì phải chân thành với nó cả trên con chữ” - Du Nguyên chia sẻ. “Ở thế hệ của tôi, chúng tôi không muốn trốn tránh hay lấp liếm thực tế bằng cách này hay cách khác. Chính tôi cũng mong thơ mình tươi sáng hơn. Tôi nghĩ cứ đi hết con đường này sẽ bước sang giai đoạn khác”.

Gần đây có một hiện tượng thơ khác, tác giả Nồng Nàn Phố ở miền Nam với những bài thơ tình viết nên từ tâm sự của bạn bè, tiêu biểu là bài Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng. Nồng Nàn Phố kém Du Nguyên 1 tuổi, cùng lứa, cùng làm nghề báo và là người miền Trung.

Thơ của cả 2 đều buồn. Nỗi buồn của thơ Nồng Nàn Phố dễ gọi tên hơn: nỗi buồn của tình yêu không thành. Còn Du Nguyên là một “ca” lạ, như Bình Nguyên Trang nói: “Phẩm chất của người sáng tạo là không thể nhìn thấy đáy của họ”. Khó có thể gọi tên nỗi buồn trong thơ Du Nguyên, và chắc chắn đó không chỉ là nỗi buồn thất tình.

 

Không thích thơ đơn thuần là thơ tình

 

Thay vì thất tình, Du Nguyên chiêm nghiệm nhiều về cuộc đời và nhấn mạnh nỗi cô độc nặng nề trong thơ. Thơ Du Nguyên vì thế không dễ cảm như thơ Nồng Nàn Phố, nhưng có nhiều bất ngờ. Cô nói: “Tôi không thích những bài thơ đơn thuần là thơ tình. Tôi muốn viết về tình yêu hay tình dục để nói rộng ra những vấn đề khác mà đã sống trong xã hội thì không thể ngoảnh mặt làm ngơ”.

Chẳng hạn, đọc những dòng thơ sau, người hay đùa cợt cũng khó có thể đùa về hai chữ “phụ khoa”: “Em ngồi đây/ dưới vùng phụ khoa ẩm ướt ê ẩm/ những cánh rừng nguyên sinh bị cắt xén/ những lòng sông bị nạo hút/ mặt đất buồn rầu câu chuyện đô thị/ vùng phụ khoa đau” (bài ...Em buồn). Ai nói đó chỉ là nỗi đau thể xác của đàn bà?

Nhà phê bình Văn Giá nói: “Thơ Du Nguyên có thể chưa phổ biến trong số đông công chúng, nhưng điều đặc biệt là được người trong giới đón nhận”.

“Có 2 con đường giới sáng tác đang đi, một là được lòng công chúng, hai là chinh phục người trong giới. Tôi thấy con đường thứ nhất đang được nhiều người lựa chọn nhưng chưa nói lên điều gì, còn chọn con đường thứ hai cho thấy người viết đang đi đúng hướng” - nhà phê bình nhận định.

Nữ nhà thơ sinh năm 1988, quê Nghệ An. Hiện tại, cô là phóng viên chuyên viết phóng sự xã hội. Xê dịch là sở thích của Du Nguyên.

 

Mi Ly
Thể thao & Văn hóa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 11642)
ALEXANDRE SOLJENITSYNE (1918-2008)Sanh ngày 18/12/1918 ở miền núi Cápca ranh giới châu Âu châu Á, Alexandre ( Issaïevitch) Soljenitsyne lớn lên ở thành phố Rostov bên bờ sông Đông. Học văn, sử, triết và toán.
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 11495)
Thư của Người Lái (Thiêu), Bình (Dương).  Kính gởi Tạp Chí Hợp Lưu , Tôi là độc giả Hợp Lưu từ ngày còn ở VN, đến nay đã qua Mỹ vẫn không có gì thay đổi về lòng tin cậy đối với quý báo. Nay rảnh rỗi của dịp cuối tuần tháng 9, đọc lại những số cũ của năm qua thấy có những bài rất hay, cụ thể Hợp Lưu số 88 (Tháng 4&5 2006) như bài viết của Phan Nhật Nam về " Những Người Viết Nên Thơ" .
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 11990)
Paris văn học T R U Y Ệ N SEX (E) D À N H C H O P H Á I Đ Ẹ P Ai đâu lại ngờ rằng, ở Pháp, có một loại truyện sex(e) (*) đặc biệt dành cho phái nữ, những tưởng thể văn này từ xưa tới nay chỉ nhắm tới cánh đàn ông. Mà đây lại là loại truyện nhằm kích thích và thỏa mãn cái gọi là fantasmes féminins , những ước muốn nhục dục thầm kín của phái đẹp.
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 14230)
Tác giả "Xóm Đạo": Tiểu sử : Nguyễn Ngọc Ngạn sinh ngày 4 tháng 5, 1946 tại Sơn Tây, Bắc Việt, cùng gia đình di cư vào miền Nam 1954. Theo học Nguyễn bá Tòng rồi Chu văn An. Sau khi tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài gòn, ông thường dạy học, năm 1975 bị bắt đi cải tạo tập trung. Năm 1978 được tha về, vượt biên tới Mã lai và viết tác phẩm đầu tiên "Những người đàn bà còn ở lại" trong trại tạm cư. Mới đầu định cư tại Vancouver, Canada, đến 1985 chuyển sang Toronto cho tới hiện nay.
22 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 10930)
Nếu như, hơn hai thế kỉ trước, thủ đô Hoa kì được đặt tên là Washington (ta gọi theo Tàu là Hoa thịnh đốn) vì thị trấn này do chính Tổng thống George Washington (1732-1799) chọn làm nơi hành nghiệp, và kể từ năm 1800 đã trở thành cư điếm của tòa White House (Bạch ốc, hay Nhà Trắng), nhiệm sở của tổng thống Mĩ cho đến ngày nay.