- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhà thơ Du Nguyên: Những vần thơ 'góa chồng ngay giữa tuổi trẻ'

03 Tháng Mười Một 20142:39 SA(Xem: 33563)
Du Nguyen và Khuc leu heu mua He
Du Nguyên và Khúc Lêu Hêu Mùa Hè


 “Đọc thơ Du Nguyên có cảm giác cô ấy góa chồng ngay giữa tuổi trẻ của mình” - đó là nhận định của nhà thơ Bình Nguyên Trang, khi đọc Khúc lêu hêu mùa Hè

“Chối bỏ hiện tại”

 

Nhận xét nghe gây sốc nêu trên, trong cuộc trao đổi riêng sau buổi ra mắt, Bình Nguyên Trang không nhắc lại. Chị diễn đạt khác đi một chút: “Tôi có cảm giác cô gái này như đánh mất hoặc bị đời sống tước mất tuổi trẻ của mình. Có gì đó như chối bỏ hiện tại. Khi làm báo, Du Nguyên sống với thực tại, nhưng khi làm thơ, cô ấy mò mẫm tìm kiếm bản thể của mình ở đâu đó”.

“Thơ Du Nguyên khiến người đọc thấy đời sống chúng ta đang sống vô nghĩa và nặng nề quá. Tôi băn khoăn không biết cô ấy có đại diện cho thế hệ mình hay không. Tôi vẫn mong cô ấy viết về tuổi trẻ của mình tươi sáng hơn” - chia sẻ của Bình Nguyên Trang với người đồng nghiệp trẻ.

“Tuổi trẻ của mình như thế nào thì phải chân thành với nó cả trên con chữ” - Du Nguyên chia sẻ. “Ở thế hệ của tôi, chúng tôi không muốn trốn tránh hay lấp liếm thực tế bằng cách này hay cách khác. Chính tôi cũng mong thơ mình tươi sáng hơn. Tôi nghĩ cứ đi hết con đường này sẽ bước sang giai đoạn khác”.

Gần đây có một hiện tượng thơ khác, tác giả Nồng Nàn Phố ở miền Nam với những bài thơ tình viết nên từ tâm sự của bạn bè, tiêu biểu là bài Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng. Nồng Nàn Phố kém Du Nguyên 1 tuổi, cùng lứa, cùng làm nghề báo và là người miền Trung.

Thơ của cả 2 đều buồn. Nỗi buồn của thơ Nồng Nàn Phố dễ gọi tên hơn: nỗi buồn của tình yêu không thành. Còn Du Nguyên là một “ca” lạ, như Bình Nguyên Trang nói: “Phẩm chất của người sáng tạo là không thể nhìn thấy đáy của họ”. Khó có thể gọi tên nỗi buồn trong thơ Du Nguyên, và chắc chắn đó không chỉ là nỗi buồn thất tình.

 

Không thích thơ đơn thuần là thơ tình

 

Thay vì thất tình, Du Nguyên chiêm nghiệm nhiều về cuộc đời và nhấn mạnh nỗi cô độc nặng nề trong thơ. Thơ Du Nguyên vì thế không dễ cảm như thơ Nồng Nàn Phố, nhưng có nhiều bất ngờ. Cô nói: “Tôi không thích những bài thơ đơn thuần là thơ tình. Tôi muốn viết về tình yêu hay tình dục để nói rộng ra những vấn đề khác mà đã sống trong xã hội thì không thể ngoảnh mặt làm ngơ”.

Chẳng hạn, đọc những dòng thơ sau, người hay đùa cợt cũng khó có thể đùa về hai chữ “phụ khoa”: “Em ngồi đây/ dưới vùng phụ khoa ẩm ướt ê ẩm/ những cánh rừng nguyên sinh bị cắt xén/ những lòng sông bị nạo hút/ mặt đất buồn rầu câu chuyện đô thị/ vùng phụ khoa đau” (bài ...Em buồn). Ai nói đó chỉ là nỗi đau thể xác của đàn bà?

Nhà phê bình Văn Giá nói: “Thơ Du Nguyên có thể chưa phổ biến trong số đông công chúng, nhưng điều đặc biệt là được người trong giới đón nhận”.

“Có 2 con đường giới sáng tác đang đi, một là được lòng công chúng, hai là chinh phục người trong giới. Tôi thấy con đường thứ nhất đang được nhiều người lựa chọn nhưng chưa nói lên điều gì, còn chọn con đường thứ hai cho thấy người viết đang đi đúng hướng” - nhà phê bình nhận định.

Nữ nhà thơ sinh năm 1988, quê Nghệ An. Hiện tại, cô là phóng viên chuyên viết phóng sự xã hội. Xê dịch là sở thích của Du Nguyên.

 

Mi Ly
Thể thao & Văn hóa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81432)
N ói nào ngay, thì chẳng phải viện Hàn lâm Thụy điển không hề nghĩ tới Édouard Glissant: như vừa nói, tên ông thường xuyên nằm trong số nhà văn nobelisable(s) créolisation (tạp chủng) và tout-monde (toàn-cầu). mỗi năm gần đây. Có điều là hào quang tác phong quyết liệt nhưng bất bạo động của ông trong môi trường chánh trị và văn hóa trải dài hơn sáu chục năm tròn đã ít nhiều che trùm trên một sự nghiệp nghệ thuật cũng chẳng kém phần sắc cạnh. Suốt trọn cuộc đời khôn thôi sống động, ông không hề tách rời công trình sáng tạo văn chương ra khỏi mục tiêu mà ông tóm gọn qua haì í niệm
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 76501)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84767)
Từ xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là đề tài sáng tác vô tận cho thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung. Một cách tự nhiên, Nguyễn Xuân Tường Vy đã chinh phục độc giả bằng chính những dòng viết giản dị, chân thật về tình cảm muôn thuở ấy.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 73598)
Nói như Viện Hàn lâm Thụy điển vào đúng 13 giờ thứ năm 07/10/2010, theo lời thư kí Peter Englund khi ông công bố giải văn chương Nobel 2010 trao tặng cho (Jorje) Mario (Petro) Vargas Llosa, là như sau. Nhà văn xứ Pêru này trúng giải nhờ đã: « Thể hiện và phác họa toàn diện cơ cấu quyền lực và hình ảnh sắc cạnh chạm khắc nỗ lực kháng cự, tinh thần phẫn nộ và thành bại của cá nhơn con người. » Về mặt nghệ thuật: « Ông là nhà văn đã triển khai thuật kể chuyện theo phong cách quả tình kì ảo. » Về mặt con người của mình: « Qua tác phẩm, ta biết ngay ông là một con người say sưa trong hành xử. Hễ thấy mình phản ứng rập theo bổn sắc ấy, ông tỏ ra hết sức rung động và lấy làm vui vô cùng. »
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88703)
LTS: Lê Vương Ngọc tên thật là Lê Đình Quỳnh, xuất thân là giáo sư tư thục Trung học các trường Hưng Yên, Hải Phòng thập niên 1950 và Sài gòn 1960. Ông nhìn vấn đề văn hoá như một “hobby” – Làm thơ, dịch sách, nghiên cứu, biên khảo nhiều về Phân tâm và Di truyền học – Theo quan niệm phê bình sáng tạo của Oscar Wilde…
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 77486)
Một cái chết tức tưởi, phi lí như thân phận con người trên cõi đời, như Albert Camus đã nhận xét trước kia. Ở tuổi 46, hai năm sau ngày lãnh giải Nobel. Trong túi xách của ông có đựng bản thảo cuốn tự sự hư cấu còn dang dở Le Premier Homme (Người đầu tiên), kí ức tặng mẹ, “người sẽ không đọc được nó’’. Cây ngô đồng (không hiểu sao) nay không còn nữa, chỉ có đài tưởng niệm dựng ở ven làng. (1)
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90312)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 96233)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81574)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
29 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 12679)
Trên tạp chí mạng Da Màu ngày 02.04.2010, có đăng bài ca từ Tình sầu của nhạc sĩ kiêm thi sĩ Trịnh Công Sơn và bản dịch tiếng Anh Meditations in love của Đinh Từ Bích Thúy. Tiếp theo là phản hồi của nhiều độc giả, kể theo thứ tự thời gian: Nguyễn Đức Tùng, quynh du, T.T., ActionMinded, phaitran, Trinh - Trung Lap, Điền L., Thái Kim Lan.