- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THỜI GIAN

24 Tháng Ba 20239:40 CH(Xem: 17733)
 
TaVe-tranhLeMinhPhong

Ta về, tranh Lê Minh Phong
- sơn dầu trên bố, 120x80cm, 2023

 

Trần Xuân Cường                    

THỜI GIAN          

 

 

Đứng

          đổ bóng trên xích đạo

Loè đôi cánh phủ quyết của hư vô

Tia mắt ánh kim vô hoá học - không hoá trị

Gương mặt - chuẩn nhiệt nóng chảy - vô cực

Bàn tay - hoa vân - vô hình

 

Đẩy trục xoay quả đất

Khối bánh răng khổng lồ - quay

Những vòng xoáy - xoay xích đạo

Tiếng kim khí rít lên trong gió

Thưa, khít, đặc

Áp lực bứt phá - tăng

Bắn ra những tia hoang tàn

 

Tường sập, gạch vỡ, đinh rỉ, gỗ mục, thành trì sụm

thể chế tan, loang - chìa khoá mòn - ổ miệng toạc

nụ cười gãy, khẩy - những hố mắt âm thầm khép lại

 

Hắn - mất tích vài cái răng - vì

Đã có lúc đớp vào con chim xích đạo

 

Đứng

          đái trên xích đạo

Chảy tuôn một dòng không quanh co

Tuyệt đối không vòng vo

Một triệu năm trôi đi tuyệt tích không quay về

 

Đứng khuất bóng

Thoát bóng đổ mặt trời, dòng chảy vũ trụ

Và như thế tôi chạy

                                trốn từng ban mai

 

Hạt sự sống bung mầm, xòe nụ, vươn bóng thụ xanh

 

Chân trời, biển cả, cao nguyên bao la

Cánh rừng, thung lũng, hoang mạc vô tận

Tuổi trẻ - khát vọng bão bùng

Tình yêu - vùng tạm trú thanh vắng

Chiến tranh - từng dãy hiện ra, vụt qua

Mộ chí - như cỏ mọc lên

Tất cả trôi ngược và khua động

Đốm nến lóe

Hy vọng cháy - tàn

Vó ngựa hoang - rũ

 

Vẫn không chút tiềm thức

Không phản dội đáy vực

Vẻ mặt băng xích lầm lì rít quện

Khô kệch

                ken két

Cỗ máy bánh tăng nghiến răng lên quỹ đạo thời gian

 

Trần Xuân Cường
28.12.2022

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Một 20246:44 CH(Xem: 15308)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. -(Bạt Xứ)
19 Tháng Mười Một 20249:37 CH(Xem: 14461)
Anh biết em sẽ không còn tin / Khi mọi chuyện là những lời rao / Ẩn sau hàng biểu ngữ / Tiếng thở dài cho tương lai mù sương sớm
03 Tháng Mười Một 202410:25 CH(Xem: 10181)
Trăng về kịp đêm nay / Nghe em hát tình ca / Bằng ngón tay chờ đợi / Lưng đêm mỏi rã rời
01 Tháng Mười Một 202410:05 CH(Xem: 10130)
Mùa ngâu tháng Bảy! / Anh đi xa, năm nào / Ngày Cali buồn, chẳng có mưa ngâu, / chỉ ướt nhoè, nước mắt em / khóc anh ngày ấy!
29 Tháng Mười 202411:53 CH(Xem: 14185)
Em còn đó không? / Bờ Tây Thái Bình. / Muôn trùng xa cách! / Vẫn hoài đợi mong? / ** Em còn đó không? / Anh nay phương trời. / Ôm đầy nỗi nhớ! / Xa vời vợi trông. /
10 Tháng Mười 20244:15 SA(Xem: 14842)
Tôi trở về Half Moon Bay / Đếm từng con sóng biển / Đếm từng nỗi ưu phiền / Lòng buồn như sương mù / Từ độ ánh trăng tan...
05 Tháng Mười 20244:58 CH(Xem: 18521)
NCT sinh năm 1948 tại Vũng Tàu, cha mẹ là người Hà Nội. Từ đầu những năm 1950er NCT lớn lên ở thành phố Sài Gòn, học tiểu học ở trường Bàn Cờ, trung học ở trường Chu Văn An. Năm 1967 ông từ chối những học bổng của những quốc gia khác, chọn học bổng quốc gia (VNCH) để sang CHLB Đức du học. Tại Viện Đại Học Stuttgart NCT học Triết học và Toán Học & Cơ Học Áp Dụng. Vào thời điểm đó những triết gia Đức có tiếng như Martin Heidegger, Karl Jaspers, hay Ernst Bloch đã hưu trí, ông đã làm luận án tiến sĩ ở Viện Cơ Học & Toán Học Áp Dụng. Ông là sinh viên trẻ nhất xưa nay có bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư (Doktor-Ingenieur), vào năm 1977.
02 Tháng Mười 20245:30 CH(Xem: 17800)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. (- Bạt Xứ)
02 Tháng Mười 20244:38 CH(Xem: 11981)
Như tuổi trẻ của chúng ta, hôm nay / Thứ hoàng hôn oằn mình rực rỡ / Đang chìm dần / Khuất vào nơi biển lạnh. / Bình minh rồi sẽ mọc / Nhưng không thuộc về chúng ta.
24 Tháng Chín 202412:07 SA(Xem: 18785)
ừ có lụt thiên nhiên / nhưng có ai quên khuấy / vẫn còn cơn lụt kia / vẫn quanh năm thường trực ru ngủ / và đánh chìm