- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHÌN NHAU TRONG ĐÊM

07 Tháng Hai 202011:53 CH(Xem: 16766)


chan troi - le minh phong
Chân Trời - tranh Lê Minh Phong

NHÌN NHAU TRONG ĐÊM

 

đôi mắt mỏi mệt không thể nhìn xuyên đêm

bóng đêm làm chúng ta mù lòa

hãy im lặng như thiền sư ngồi nghe tiếng côn trùng

nhớ lại đêm trừ tịch

chờ nghe tiếng thú đầu tiên mừng năm mới

ở đây ta chẳng nghe gì cả

trên cao độ của ngọn đồi chỉ có tiếng mưa rỉ rả

ngôn ngữ của im lặng

đôi lúc là ngôn ngữ của bỏ rơi

những người biết sử dụng lời nói đã im tiếng

nhân danh sự tĩnh lặng của triết học

tất cả cúi đầu, úp mặt

sự sòng phẳng chỉ là một hoài niệm đâu đó

dành cho kẻ thơ ngây

và cho kẻ mau quên một thuở nọ lang thang tìm đất hứa

 

xin nhặt sợi tóc em màu đen

trên bàn tay nổi gân bắt đầu run khi cầm lấy một vật

chứng tích của tuổi xế chiều bóng lặng

những cơn gió thổi ngang đời

nhắc nhở những tâm giao và hạnh ngộ

đang tan dần theo nhịp thời gian không gì cưỡng lại

đọc hai lần bài thơ đứt đoạn

hát ca cho những cũ xưa trôi theo năm tháng

tiếng hát của chim, tiếng kêu của thú

như tâm hồn chúng ta ngày mùa đông chẳng còn gì để nói

ngoài ánh mắt nhìn nhau qua màn sương

trong đáy ly cà-phê có những hình hài đọng lại

chúng ta cùng thức với nhau đêm nay

đếm sao trời và đọc lời kinh

thắp nén nhang thờ kính

cố chọn trong lòng một điều gì nhắc lại

thật xa và thật gần

có lẽ sau cùng

chỉ là nét buồn tổ tiên

nơi đất nước cũ xưa ngày hư hao giông bão …

 

thy an

 

 

CÓ NGHE CHĂNG MÙA ĐÔNG

 

có phải chăng mùa thu đã dứt

khi ta đứng một mình bên sông

nghe gió thổi mạnh

tóc bay, thơ rụng

áo vàng phất phơ và đôi tay run run chẳng nên lời

hình như vẫn còn nghi ngờ mùa đông chưa đến

khi buổi chiều mây xuống thấp

và mặt trời ẩn mặt trên thành phố ô nhiễm bụi đường

có phải chăng những tiếng kêu thật nhỏ

vang lên trong tâm hồn

mùa đông những ký ức trở mình

lá vàng, lá đỏ

xào xạc dưới chân

 

miếng bánh ngon, ly cà phê ngọt

khi rượu, khi trà

trong tĩnh lặng, hương vị của bao dung chảy qua miệng

tạm quên những khắc khổ bực mình

im lặng nhìn nhau không nói

con chim nhỏ bay qua đầu thanh thản

nhắc nhở chúng ta còn bên nhau

ngày ba bữa êm đềm, tuổi già trườn nhẹ

thứ hạnh phúc cảm nhận trong đơn lẻ

mỗi người giữ riêng trang trọng

ngồi bên nhau trầm ngâm

tuổi xế chiều như hoàng hôn trên núi giỡn mây

xòe tay đếm lại bạn bè bao nhiêu ngón

cười nói như trong chuyện cổ tích

mai này không kịp tiễn chia tay

 

có nghe chăng mùa đông

thổi qua cánh đồng rơm rạ

thúc dục ta tìm hơi ấm

cho kịp khi trời bão

chiều thắp lửa tiền nhân

rót vào tim những tiếng kêu im lìm

nhắc nhở những tinh anh đang cạn kiệt

hơi thở và sự sống của người và quê hương

 

ngày yêu dấu ơi xin đừng già

trên những dấu ấn của thiên thu…

 

thy an

 

 

NỖI BUỒN CHỨA ĐẦY PHỨC TẠP

  

con chim bồ câu sà vào lồng ngực

kêu hai tiếng hòa bình làm tim đau nhói

từ lâu không nghe loại âm thanh này

vì tâm trí bị giam sau bức tường dày kín

 

có ai đến sau lưng đâm thêm nhát dao

không cứng, không mềm, nhưng thật đau

vết đau làm máu chảy

máu khô nhanh như mưa mùa đông rơi bên thềm

 

gạo lúa không đủ nuôi bầy ngựa ký ức

rong ruổi bao năm vẫn chưa kiệt lực

bờm ngựa đẹp hơn tóc rối

gió thổi bên rừng nghe xôn xao

 

nỗi buồn chứa đầy những phức tạp

mong chút lửa trên ngọn đồi ghi dấu sử thi 

nhiều khi trong bất tận miếu đền nấc tiếng

nhớ tráng sĩ năm xưa ôm kiếm rỉ buồn buồn

 

như hạt bụi ven đường nằm trên rơm rạ

tiếng nói cười chung quanh khi lạ khi quen

con đường góc phố đã quá nhiều dị dạng

tìm mãi không ra buổi cụng ly hào sảng năm nào

 

ừ về đó đi qua khu chợ nhỏ

ngôi nhà màu xanh với khung cửa mọc rêu

còn chút gì đó vấn vương đời mỏi mệt

cất tiếng kêu như con chim đen cánh rũ chân tường

 

thy an

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109497)
sau những đụn cát những làng mạc sát biển gió muối đang đánh phới trắng biển rộng rãi xanh muối chát đậm và những lượn sóng thăm thẳm kỳ cùng đang sắp bay lên trên đầu những chiếc mái lá, những căn nhà rông, những vạch chữ đã vạch bằng que ổi những hạt cát cắt rát
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109432)
những đợt sóng xô đẩy khi gần tới bờ liền nắm tay nhau không có giá trị nào theo phép đo lường biển choàng ôm một thực thể trinh nguyên thể hiện tình yêu tuyệt đối với đất không cần phải xác tín về điều thiêng liêng và huyền thoại
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 114201)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 40347)
về những điều không thuộc ranh giới đúng / sai như đã bao lần em giấu rất nhiều cách nhìn về anh khi tự dìu mình về một trời mưa khác
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 110895)
Một cái chức nhỏ nhẹ Một cái chức lăn như cỏ lông chông Mơ đeo vào tay xòe ra giữa nắng Mơ đeo vào gót chân mỗi bước mỗi khua vang rổn rảng
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109439)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109051)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110917)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 39507)
Trầm Hương chuyển ngữ ...Trong thi tập này, “Anh thích em lặng thinh" và "Đêm nay anh có thể viết những giòng buồn bã nhất" là hai thi phẩm tiêu biểu cho dòng thơ khắc khoải của Neruda sau cuồng nộ thân xác, được thâu vào đĩa nhạc dùng làm nền cho phim The Postman [Người Phát Thư]...
09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 38546)
Trầm Hương chuyển ngữ Pablo Neruda [1904-1973] tên thật là Netftalí Recardo Reyes Basoalto, sinh ra vào mùa hạ năm 1904 tại một thị trấn nhỏ miền quê Chí Lợi trong một gia đình nghèo khó. Cuộc đời của cậu bé Recardo tưởng chừng phải xa lánh bút mực vì cha làm công nhân hỏa xa và mẹ làm giáo viên chết sớm vì lao phổi một tháng sau khi cậu chào đời. “Tuổi ấu thơ của tôi là những đôi dép ướt, là thế giới của gió và lá rừng, của những thân cây gẫy phủ dây leo”, như Neruda sẽ kể lại về sau, khi nhận giải Nobel Văn Chương 1971.