- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ NGUYỄN ĐỨC HẠNH

24 Tháng Giêng 202012:31 SA(Xem: 16941)


Ao Anh - photo NguyenHoangNam
Ảo Ảnh-photo Nguyễn Hoàng Nam

1.

SÔNG

 

Sông là thiếu phụ đã tắt lửa lòng

Trong và buồn thăm thẳm

Đôi bờ khát khao

Sắp lở hết rồi mà sông vẫn chảy

 

Sông là thi sĩ không gặp thời

Một đời đam mê một đời thất vọng

Chiều nay nằm ngửa mặt lên trời

Nghe hồn mình nhằm phía bể mà trôi

 

Sông là cụ già gần đất xa trời

Lặng lẽ nhìn trời như nhìn đình màn

 

Đếm từng mối tình

            từng nỗi buồn

                        từng đứa con đánh rơi

Phía thượng nguồn của một đời xa lắc

 

Sông là cô gái lẳng lơ về già

Nằm xoài khóc lặng

Tiếc những gì đã qua

Sợ những gì sắp tới

Sông hay tôi?!

 

 

2.

BÀI HÁT CỦA KHÚC NHAU THAI BÊN SÔNG CẦU

 

Mẹ sinh tôi

Cha chôn khúc nhau bên bờ sông Cầu

Người cùng hoàng hôn đổ bóng đầy bến Tượng

Cầu phao quằn quại qua sông

Có cô bé mười lăm

Lần đầu tiên giọt thiếu nữ đỏ mặt bao con sóng

Tôi mắc nợ dòng sông và phụ nữ

Rung giật như cầu phao muốn thoái khỏi đôi bờ

Thèm khát những chuyến đi

Ra bờ sông mặt buồn hơn đá cuội

Tôi mắc nợ các thiếu nữ vừa hôn vừa khóc

Giọt máu rơi nhuộm đỏ cỏ xanh

Nhuộm một đời lá mong manh

                                                            như thiếu nữ

Phút chảy xuống- giọt hạnh phúc đầu tiên nức nở

 

Một vũ trụ tan rồi, vũ trụ mới hồi sinh

Khúc nhau tôi nhảy ùm vào sóng

Rồi nổi chìm như một câu thơ

Sông ru nó! Quạ diều moi rỉa nó

Câu thơ đau ngửa mặt mà trôi

Tôi lớn lên đi đuổi bắt chân trời

Sông Cầu ôm khúc nhau ru thăm thẳm

Tôi làm sông khóc! Tôi khóc vì sông

Tôi mắc nợ cái đẹp và sóng nước

Khi tôi chết dòng sông đưa tang

Vài phụ nữ liệm tôi bằng nước mắt

Khúc nhau tôi luân hồi thành sông lớn

Chảy nôn nao về phía MẶT TRỜI!

 

 

3.

CỔ THÁP

 

Cổ tháp ngoái nhìn mười thế kỉ

Thở vào trời biếc những lời xanh

Kinh kệ thấm vào lòng cổ thụ

Bão đổ còn thơm cả lá cành

 

Một chùa, một tháp, một sư nữ

Đứng ngắm nhìn nhau giữa hoàng hôn

Tôi đang trôi hay thành tiếng mõ

Cứ lửng lơ mê giữa vườn thiền?

 

Giếng cổ cúi soi trong một thoáng

Mặt mình có lẫn với ngàn năm?

Huyền sử thở dài trong nước lạnh

Thảng thốt mặt ai với trăng rằm

 

Tháp lạnh... phù điêu run run vỡ

Cánh sen rơi suốt cuộc bể dâu

Hương sen từ đá bay thoang thoảng

Vừa chạm...tóc tôi đã trắng đầu

 

Có phải ngón tay chỉ mây trắng?

Hay sầu chất ngất dựng dưới trời?

Những vô tự khẽ theo chuông sớm

Mắc vào diều sáo trẻ con chơi.

 

 

4.        

XEM TUỒNG

           

Tượng phật mất bảy còn ba

Chùa thiêng lạnh quá mưa nhòa hoàng hôn

Nhặt sao hết hạt táo buồn

Rơi sân chùa vắng hát Tuồng tối qua

Bao nhiêu công chúa, tiên sa

Vỉa hè bán bún cười òa như mưa

Bao hoàng tử, bao ông vua

Xe ôm kiếm sống tít mù phố đông

Sông thì đục đục trong trong

Tuồng thì trống thúc mà không muốn vào

Giấc mơ cổ tích năm nào

Bao nhiêu nước mắt ướt vào ngây thơ

  

Cái đã biết? Tưởng nằm mơ

Cái chưa biết? Lại tưởng sờ tận tay

Chỉ thương thằng bé ăn mày

Tan mơ lại bị gậy này cầm lên

Tuồng hài đã diễn mấy đêm

Có người đứng khóc mà quên cả cười./.


5.

KHÚC MƯA

 

Dấu chân mưa

Dẫm đau bao kỉ niệm

Thấp thỏm đèn nhà ai sương lạnh

Ánh sáng vẫy bàn tay nhỏ

Rỏ máu chân đi vọt đỏ cánh hoa trắng.

 

Úp mặt vào ly cà phê chiều

Từng năm rớt thật nhanh

Từng giọt em rơi chậm

Cà phê đắng mà em thì mặn

Uống làm sao cho hết những nổi chìm.

 

Câu thơ rơi chầm chậm

Chiếc cốc đời tràn những hoang mang

Bạn bè thành mưa đi ngoài phố

Vừa chạm đến tiền đã vỡ tan.

 

Em cũng thành mưa bay đẫm nhớ

Một giọt trong veo thủa phượng hồng

Chạm tay đau mưa đục quá

Bụi cuộc đời có để mấy ai trong ?!

 

Đi chậm thôi kẻo làm rách gió

Nước mắt người yêu trắng cả trời

Heo may quàng cổ thơm lành lạnh

Tóc bạc ngược đường chạy: - Mưa ơi!

 

NGUYỄN ĐỨC HẠNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109511)
sau những đụn cát những làng mạc sát biển gió muối đang đánh phới trắng biển rộng rãi xanh muối chát đậm và những lượn sóng thăm thẳm kỳ cùng đang sắp bay lên trên đầu những chiếc mái lá, những căn nhà rông, những vạch chữ đã vạch bằng que ổi những hạt cát cắt rát
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109441)
những đợt sóng xô đẩy khi gần tới bờ liền nắm tay nhau không có giá trị nào theo phép đo lường biển choàng ôm một thực thể trinh nguyên thể hiện tình yêu tuyệt đối với đất không cần phải xác tín về điều thiêng liêng và huyền thoại
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 114213)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 40354)
về những điều không thuộc ranh giới đúng / sai như đã bao lần em giấu rất nhiều cách nhìn về anh khi tự dìu mình về một trời mưa khác
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 110911)
Một cái chức nhỏ nhẹ Một cái chức lăn như cỏ lông chông Mơ đeo vào tay xòe ra giữa nắng Mơ đeo vào gót chân mỗi bước mỗi khua vang rổn rảng
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109453)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109061)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110923)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 39511)
Trầm Hương chuyển ngữ ...Trong thi tập này, “Anh thích em lặng thinh" và "Đêm nay anh có thể viết những giòng buồn bã nhất" là hai thi phẩm tiêu biểu cho dòng thơ khắc khoải của Neruda sau cuồng nộ thân xác, được thâu vào đĩa nhạc dùng làm nền cho phim The Postman [Người Phát Thư]...
09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 38548)
Trầm Hương chuyển ngữ Pablo Neruda [1904-1973] tên thật là Netftalí Recardo Reyes Basoalto, sinh ra vào mùa hạ năm 1904 tại một thị trấn nhỏ miền quê Chí Lợi trong một gia đình nghèo khó. Cuộc đời của cậu bé Recardo tưởng chừng phải xa lánh bút mực vì cha làm công nhân hỏa xa và mẹ làm giáo viên chết sớm vì lao phổi một tháng sau khi cậu chào đời. “Tuổi ấu thơ của tôi là những đôi dép ướt, là thế giới của gió và lá rừng, của những thân cây gẫy phủ dây leo”, như Neruda sẽ kể lại về sau, khi nhận giải Nobel Văn Chương 1971.