- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hội Kín

04 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 29589)

w-hopluu97-t100_0_300x144_1Tôi bắt đầu viết bài này với nhiều đắn đo. Không, đắn đo có nghĩa tính toán hơn thiệt. Ngần ngại. Đúng. Tôi khởi viết bài này với nhiều ngần ngại. Vì có nhiều độc giả sẽ không ưa. Có kẻ lại còn chửi rủa: Đồ phản trắc! Vạch áo cho người xem lưng! Ngần ngại là phải. Bởi tôi cũng thích được hoan hô, hưởng ứng!

Có nhiều nét văn hóa Mỹ tôi không thích. Nhưng tôi rất yêu cái thói quen nói thẳng, nói thật của người Mỹ. Người ta gọi đó là whistleblower - thổi còi tu-huýt.

Điều tôi muốn nói là làm văn nghệ chẳng khác gì tham dự vào một hội kín. Một secret society. Một hiện tượng tương tự như Mason Society.

 

Thử lấy vài câu thơ nhiều người biết:

Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu

Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì

Hư vô bóng khói trên đầu hạnh

Cành biếc run run chân ý nhi (1)

 

Hay! Hay thế nào? Những câu thơ lắt léo, cầu kỳ! Chữ nghĩa điệu nghệ! Người cho là đẹp, kẻ cho là dở. Kẻ đứng ngoài, chịu!

 

Hay là mấy câu thơ của Thâm Tâm:

Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

Bóng chiều không thắm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong (2)

 

"Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi ‘gân guốc’ " (Hoài Thanh/Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam). Hay chỗ nào?

 

Lại thử mấy câu thơ mộc mạc hơn:

Tới ngã ba sông nước bốn bề

Nửa chiều, gà lạ gáy bên đê

Làng xa lặng lẽ sau tre trúc

Bến cũ thuyền em sắp ghé về (3)

 

Lời thơ giản dị, nhưng cảm xúc chứa chan! Hay, đẹp, chỗ nào?

 

Lấy thí dụ: Cézanne, Monet, và Modigliani.

Xem Selt-Portrait của Cézanne. Đẹp làm sao?

Monet hay thật: những waterlilies được nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng thử hỏi: đẹp ở chỗ nào? Ở đụn rơm (The Haystack) chăng? Cái cầu đỏ như cầu Thê Húc đó, đẹp làm sao? Monet, từ ông cố ông sơ người văn nghệ sĩ, di truyền niềm xúc cảm riêng tư? Ngọn bút lùi xùi, khô khô đó, đẹp ở chỗ nào? Người ta thích vì bông súng? Cézanne, từng lớp, từng lớp, như vỏ củ hành, những mảng màu thô lậu, khép kín, chồng chất lên nhau. Thưởng thức Cézanne, không phải dễ! Núi Ste Victoire, cha đẻ của hội họa hiện đại?

 

Tôi có thể dông dài về âm nhạc, từ Beethoven qua Mozart đến Hayden, từ Mendelssohn qua Debussy đến Litz, nhưng thôi, … Tôi cũng có thể dông dài về điêu khắc từ Michel Angelo qua Rodin đến Manzu, v.v. … (4)

Trong bài Les Phares, sau khi nói một cách chung chung về thành tựu của Leonard de Vinci, Rembrandt, Delacroix, và Goya, Baudelaire có viết về dignité de l’homme (thế giá của con người). Tôi nghĩ rằng vanité (khoe khoang hợm hĩnh) thì đúng hơn. Tôi là ai mà dám sửa thơ Baudelaire? (5)

 

Làm văn nghệ, con người mô tả cảm xúc của mình, nhưng thiếu gì người dùng văn học nghệ thuật để đề cao cái tôi, để tự thỏa mãn tự ái của mình!

 

Tôi có anh bạn tên Mặc. Hán ngữ Mặc là Mực. Anh là người thông minh, sành ăn, sành mặc, sành đời. Tuy có tên Mặc, anh không sử dụng mực, chẳng viết lách gì cả. Anh chỉ đọc báo. Báo xe hơi. Thứ nào, hiệu nào, mã lực bao nhiêu, v.v. … Anh là người làm cho dân bán xe ngỡ ngàng: anh là người chuyên môn. Tuy nhiên, về văn học nghệ thuật, anh mù tịt. Anh không biết Thôi Hiệu là ai, Tản Đà nghèo đói làm sao. Thử hỏi tại sao vậy?

Tôi kết bạn với anh Mặc. Anh là người chuyên môn, tôi cũng là người chuyên môn. Hai thứ chuyên môn khác nhau. Vậy thôi.

 

Nói tóm lại, làm văn học nghệ thuật là tham dự vào một hội kín, một secret society. Vào cửa, phải có sổ thông hành, có mật số. Biết bao người thờ ơ đứng ngoài nhìn, lại có nhiều người hăm hở muốn vào, nhưng không vào được.

Từ đâu, huyền thoại làm văn học nghệ thuật khiến cho con người cao thượng hơn, bớt ham danh lợi hơn, đạo đức hơn? Tôi là người suốt đời làm văn học nghệ thuật - vẽ và viết - tôi thấy văn nghệ sĩ cũng ham danh vọng, cũng nhỏ nhen, ganh tị, tàn ác như người khác! Nhị Thập Bát Tú! Ví người làm thơ như tinh tú trên trời! Ôi văn học nghệ thuật!

 

Đến Tết năm tới, tôi được 75 tuổi! Ở tuổi này "chuyện gì rồi cũng bỏ qua thôi!" (6) Ai rủa, mặc! Cứ …

 

Võ Đình

Tháng Vlll, 2007

 

 

 

(1) Thu - Xuân Diệu

(2) Tống Biệt Hành - Thâm Tâm

(3) Em Về Nhà - Huy Cận

(4) Manzu: điêu khắc gia Ý, tác giả The Gate of HellVatican

(5) Bản dịch nghĩa của Võ Đình:

Bởi vì, thật ra, Ô Thượng Đế

Dấu vết rõ nhất

của thế giá chúng con có thể đem lại Ngài

là tiếng nức nở than khóc

từ thời đại này qua thời đại khác

Rồi đến chết lụi bên cạnh niềm vĩnh cửu của Ngài!

từ đọan cuối bài Les Phares của Baudelaire:

Car c’est vraiment, Seigneur, le meilleur témoignage

Que nous puissions donner de notre dignité

Que cet ardent sanglot qui roule d’âge en âge

Et vient de mourir au bord de votre éternité!

(6) Thơ Võ Phiến

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 30416)
Thập niên 80 âm u giọng hát Khánh Ly «Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù…», không mấy thuyền nhân tin có thể trở về xứ Việt. Thập niên 80, tôi ước ao trở về Huế. Về Huế! Chỉ có hai chữ này thôi mà sao âm vang cả hồn mình.
02 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 27332)
Hai mươi hai năm đã trôi qua kể từ khi tôi tìm thấy mảnh giấy ép trong cuốn nhật ký của Thiện. Tôi đã hỏi quanh một số bạn bè trong giới văn nghệ xem có ai biết tác giả của hai câu thơ đó, song chẳng ai nhớ.
01 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 24789)
Khi tự nhận mình là kẻ ăn trộm, lòng đã nghe tan nát hết. Sự vỡ vụn của những năm tháng thương cho lời dối trá của nhân vật trong Tuổi Trẻ Băn Khoăn cứ theo tôi, dằng dai, ảm đạm mỗi chiều về.
26 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 26294)
...Mẹ tôi bước vào tuổi 92. Mẹ ở với gia đình cô em út, miền nam bang Cali, cách nơi tôi định cư hơn ba giờ bay. Không thể thu xếp sang mừng tuổi Mẹ dịp đầu Xuân, tôi thấy thiếu sót và áy náy trong lòng...
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 32776)
Tôi là độc giả của Mai Thảo, nhóm Sáng Tạo , và hầu như tất cả các tác giả Việt Nam Cộng Hòa từ tuổi 15-17. Dù là học sinh ban Toán, trên trung bình, tôi ham thích đọc bất cứ lúc nào có thì giờ rảnh rỗi.
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 37864)
Khái Hưng đã chết như thế nào? Từ rất lâu, mỗi lần gặp lại tên Khái Hưng, tôi lại nghĩ đến điều đó và cùng lúc tôi vẫn muốn biết Khái Hưng, cùng Tự-lực văn-đoàn, cũng như tất cả những người ở thế hệ Khái Hưng đã làm cách mạng như thế nào, họ đã nghĩ gì, làm gì. Họ đã hoạt động trong giai đoạn kháng chiến giải phóng dân tộc ra sao?
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 122156)
Nhà văn Nhật Tiến, trong phần phát biểu cảm tưởng tại đám giỗ anh ở phòng sinh hoạt Người Việt, đã kể lại một chuyện cảm động, đó là niềm xúc động đẫm nước mắt khi cầm tờ báo Người Việt trên tay ở trong trại tị nạn vào năm 1979 sau khi ông và những thuyền nhân đồng hành còn sống sót, trong đó có cả cặp ký giả tên tuổi Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, sau một thời gian bị hải tặc bắt, giam cầm và hành hạ trên đảo Ko Kra trong Vịnh Thái Lan suốt cả tháng trời.
01 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 29763)
Việt Nam đang trên đà tiến triển văn minh hội nhập, người phụ nữ trong một vài môi trường nào đó cũng đang được đề cao, tưởng thưởng. Nhưng đồng thời trong một góc khuất vắng mà rất gần với đời thường, một số phụ nữ Việt vẫn úp mặt vào hai bàn tay che khuất những tủi nhục của riêng mình.
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 25824)
Không biết đã bao đêm, cứ khoảng hai giờ sáng, tôi lại bị rất nhiều cánh tay gió, mưa hối hả lay, giựt tôi ra khỏi giấc ngủ, muộn. Hai giờ sáng, tôi tỉnh dậy giữa tiếng gió khua, đập, cùng cảm giác giông, bão không nguôi nện gót giầy giận dữ, dưới thấp.
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 25656)
Khi chúng tôi đến bến sông thì trời mờ sáng. Con đường đá xanh ngoằn nghoèo đổ dốc xuống bờ sông mở ra dòng Cowlitz còn mù hơi sương phía trước. Tiếng bánh xe lạo rạo trên đá răm. Bãi đỗ xe trống trải. Xe ngừng, tôi tắt máy, tay vịn vô lăng. Xung quanh chúng tôi hoàn toàn im vắng.