- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hội Kín

04 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 29619)

w-hopluu97-t100_0_300x144_1Tôi bắt đầu viết bài này với nhiều đắn đo. Không, đắn đo có nghĩa tính toán hơn thiệt. Ngần ngại. Đúng. Tôi khởi viết bài này với nhiều ngần ngại. Vì có nhiều độc giả sẽ không ưa. Có kẻ lại còn chửi rủa: Đồ phản trắc! Vạch áo cho người xem lưng! Ngần ngại là phải. Bởi tôi cũng thích được hoan hô, hưởng ứng!

Có nhiều nét văn hóa Mỹ tôi không thích. Nhưng tôi rất yêu cái thói quen nói thẳng, nói thật của người Mỹ. Người ta gọi đó là whistleblower - thổi còi tu-huýt.

Điều tôi muốn nói là làm văn nghệ chẳng khác gì tham dự vào một hội kín. Một secret society. Một hiện tượng tương tự như Mason Society.

 

Thử lấy vài câu thơ nhiều người biết:

Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu

Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì

Hư vô bóng khói trên đầu hạnh

Cành biếc run run chân ý nhi (1)

 

Hay! Hay thế nào? Những câu thơ lắt léo, cầu kỳ! Chữ nghĩa điệu nghệ! Người cho là đẹp, kẻ cho là dở. Kẻ đứng ngoài, chịu!

 

Hay là mấy câu thơ của Thâm Tâm:

Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

Bóng chiều không thắm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong (2)

 

"Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi ‘gân guốc’ " (Hoài Thanh/Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam). Hay chỗ nào?

 

Lại thử mấy câu thơ mộc mạc hơn:

Tới ngã ba sông nước bốn bề

Nửa chiều, gà lạ gáy bên đê

Làng xa lặng lẽ sau tre trúc

Bến cũ thuyền em sắp ghé về (3)

 

Lời thơ giản dị, nhưng cảm xúc chứa chan! Hay, đẹp, chỗ nào?

 

Lấy thí dụ: Cézanne, Monet, và Modigliani.

Xem Selt-Portrait của Cézanne. Đẹp làm sao?

Monet hay thật: những waterlilies được nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng thử hỏi: đẹp ở chỗ nào? Ở đụn rơm (The Haystack) chăng? Cái cầu đỏ như cầu Thê Húc đó, đẹp làm sao? Monet, từ ông cố ông sơ người văn nghệ sĩ, di truyền niềm xúc cảm riêng tư? Ngọn bút lùi xùi, khô khô đó, đẹp ở chỗ nào? Người ta thích vì bông súng? Cézanne, từng lớp, từng lớp, như vỏ củ hành, những mảng màu thô lậu, khép kín, chồng chất lên nhau. Thưởng thức Cézanne, không phải dễ! Núi Ste Victoire, cha đẻ của hội họa hiện đại?

 

Tôi có thể dông dài về âm nhạc, từ Beethoven qua Mozart đến Hayden, từ Mendelssohn qua Debussy đến Litz, nhưng thôi, … Tôi cũng có thể dông dài về điêu khắc từ Michel Angelo qua Rodin đến Manzu, v.v. … (4)

Trong bài Les Phares, sau khi nói một cách chung chung về thành tựu của Leonard de Vinci, Rembrandt, Delacroix, và Goya, Baudelaire có viết về dignité de l’homme (thế giá của con người). Tôi nghĩ rằng vanité (khoe khoang hợm hĩnh) thì đúng hơn. Tôi là ai mà dám sửa thơ Baudelaire? (5)

 

Làm văn nghệ, con người mô tả cảm xúc của mình, nhưng thiếu gì người dùng văn học nghệ thuật để đề cao cái tôi, để tự thỏa mãn tự ái của mình!

 

Tôi có anh bạn tên Mặc. Hán ngữ Mặc là Mực. Anh là người thông minh, sành ăn, sành mặc, sành đời. Tuy có tên Mặc, anh không sử dụng mực, chẳng viết lách gì cả. Anh chỉ đọc báo. Báo xe hơi. Thứ nào, hiệu nào, mã lực bao nhiêu, v.v. … Anh là người làm cho dân bán xe ngỡ ngàng: anh là người chuyên môn. Tuy nhiên, về văn học nghệ thuật, anh mù tịt. Anh không biết Thôi Hiệu là ai, Tản Đà nghèo đói làm sao. Thử hỏi tại sao vậy?

Tôi kết bạn với anh Mặc. Anh là người chuyên môn, tôi cũng là người chuyên môn. Hai thứ chuyên môn khác nhau. Vậy thôi.

 

Nói tóm lại, làm văn học nghệ thuật là tham dự vào một hội kín, một secret society. Vào cửa, phải có sổ thông hành, có mật số. Biết bao người thờ ơ đứng ngoài nhìn, lại có nhiều người hăm hở muốn vào, nhưng không vào được.

Từ đâu, huyền thoại làm văn học nghệ thuật khiến cho con người cao thượng hơn, bớt ham danh lợi hơn, đạo đức hơn? Tôi là người suốt đời làm văn học nghệ thuật - vẽ và viết - tôi thấy văn nghệ sĩ cũng ham danh vọng, cũng nhỏ nhen, ganh tị, tàn ác như người khác! Nhị Thập Bát Tú! Ví người làm thơ như tinh tú trên trời! Ôi văn học nghệ thuật!

 

Đến Tết năm tới, tôi được 75 tuổi! Ở tuổi này "chuyện gì rồi cũng bỏ qua thôi!" (6) Ai rủa, mặc! Cứ …

 

Võ Đình

Tháng Vlll, 2007

 

 

 

(1) Thu - Xuân Diệu

(2) Tống Biệt Hành - Thâm Tâm

(3) Em Về Nhà - Huy Cận

(4) Manzu: điêu khắc gia Ý, tác giả The Gate of HellVatican

(5) Bản dịch nghĩa của Võ Đình:

Bởi vì, thật ra, Ô Thượng Đế

Dấu vết rõ nhất

của thế giá chúng con có thể đem lại Ngài

là tiếng nức nở than khóc

từ thời đại này qua thời đại khác

Rồi đến chết lụi bên cạnh niềm vĩnh cửu của Ngài!

từ đọan cuối bài Les Phares của Baudelaire:

Car c’est vraiment, Seigneur, le meilleur témoignage

Que nous puissions donner de notre dignité

Que cet ardent sanglot qui roule d’âge en âge

Et vient de mourir au bord de votre éternité!

(6) Thơ Võ Phiến

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 29555)
Mình có cái tính thích khoe khoang, rất đặc trưng của nơi mình sinh ra. Khi đã vào Nam, cái tính cách ấy, cũng không vì thế mà vơi đi. Hồi mới chuyển qua bên này ở, bạn bè gọi điện, gào lên trong máy điện thoại: Má ơi, sao ở xa vậy má ơi.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 96553)
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, tháng 4/1975 như vết nước mắt loang dài của miền Trung ngắn dần đi khi dân chúng di tản vào Nam kiệt sức đến không còn nước mắt khóc cho những xác người ven đường.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 92757)
Ông Nguyễn Hưng Quốc là người rất xục xạo đã lôi ra được những vấn đề văn học độc đáo. Cũng trong một bài viết blog, ông đã phát giác ra là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rất thích cái thứ chúng ta thường thả vào bồn cầu! Ông viết : “Trong các truyện ngắn, ông (Nguyễn Huy Thiệp) cho chữ (cứt) ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 97292)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 95294)
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 104664)
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương Nghiễm Mậu )...
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 101948)
LTS: Nguyễn Hạnh Nguyên sinh năm 1985, tốt nghiệp thạc sĩ khoa học ngành Ngữ Văn. Hiện sống và làm việc tại Hạ Long, Quảng Ninh. Năm mới, bài viết mới lần đầu đăng ở trang mạng Hợp Lưu như một món quà xuân gởi đến quí văn hữu và bạn đọc đầu năm Tân Mão 2011. TCHL
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 110107)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 97474)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 97379)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH