- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hội Kín

04 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 28402)

w-hopluu97-t100_0_300x144_1Tôi bắt đầu viết bài này với nhiều đắn đo. Không, đắn đo có nghĩa tính toán hơn thiệt. Ngần ngại. Đúng. Tôi khởi viết bài này với nhiều ngần ngại. Vì có nhiều độc giả sẽ không ưa. Có kẻ lại còn chửi rủa: Đồ phản trắc! Vạch áo cho người xem lưng! Ngần ngại là phải. Bởi tôi cũng thích được hoan hô, hưởng ứng!

Có nhiều nét văn hóa Mỹ tôi không thích. Nhưng tôi rất yêu cái thói quen nói thẳng, nói thật của người Mỹ. Người ta gọi đó là whistleblower - thổi còi tu-huýt.

Điều tôi muốn nói là làm văn nghệ chẳng khác gì tham dự vào một hội kín. Một secret society. Một hiện tượng tương tự như Mason Society.

 

Thử lấy vài câu thơ nhiều người biết:

Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu

Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì

Hư vô bóng khói trên đầu hạnh

Cành biếc run run chân ý nhi (1)

 

Hay! Hay thế nào? Những câu thơ lắt léo, cầu kỳ! Chữ nghĩa điệu nghệ! Người cho là đẹp, kẻ cho là dở. Kẻ đứng ngoài, chịu!

 

Hay là mấy câu thơ của Thâm Tâm:

Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

Bóng chiều không thắm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong (2)

 

"Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi ‘gân guốc’ " (Hoài Thanh/Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam). Hay chỗ nào?

 

Lại thử mấy câu thơ mộc mạc hơn:

Tới ngã ba sông nước bốn bề

Nửa chiều, gà lạ gáy bên đê

Làng xa lặng lẽ sau tre trúc

Bến cũ thuyền em sắp ghé về (3)

 

Lời thơ giản dị, nhưng cảm xúc chứa chan! Hay, đẹp, chỗ nào?

 

Lấy thí dụ: Cézanne, Monet, và Modigliani.

Xem Selt-Portrait của Cézanne. Đẹp làm sao?

Monet hay thật: những waterlilies được nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng thử hỏi: đẹp ở chỗ nào? Ở đụn rơm (The Haystack) chăng? Cái cầu đỏ như cầu Thê Húc đó, đẹp làm sao? Monet, từ ông cố ông sơ người văn nghệ sĩ, di truyền niềm xúc cảm riêng tư? Ngọn bút lùi xùi, khô khô đó, đẹp ở chỗ nào? Người ta thích vì bông súng? Cézanne, từng lớp, từng lớp, như vỏ củ hành, những mảng màu thô lậu, khép kín, chồng chất lên nhau. Thưởng thức Cézanne, không phải dễ! Núi Ste Victoire, cha đẻ của hội họa hiện đại?

 

Tôi có thể dông dài về âm nhạc, từ Beethoven qua Mozart đến Hayden, từ Mendelssohn qua Debussy đến Litz, nhưng thôi, … Tôi cũng có thể dông dài về điêu khắc từ Michel Angelo qua Rodin đến Manzu, v.v. … (4)

Trong bài Les Phares, sau khi nói một cách chung chung về thành tựu của Leonard de Vinci, Rembrandt, Delacroix, và Goya, Baudelaire có viết về dignité de l’homme (thế giá của con người). Tôi nghĩ rằng vanité (khoe khoang hợm hĩnh) thì đúng hơn. Tôi là ai mà dám sửa thơ Baudelaire? (5)

 

Làm văn nghệ, con người mô tả cảm xúc của mình, nhưng thiếu gì người dùng văn học nghệ thuật để đề cao cái tôi, để tự thỏa mãn tự ái của mình!

 

Tôi có anh bạn tên Mặc. Hán ngữ Mặc là Mực. Anh là người thông minh, sành ăn, sành mặc, sành đời. Tuy có tên Mặc, anh không sử dụng mực, chẳng viết lách gì cả. Anh chỉ đọc báo. Báo xe hơi. Thứ nào, hiệu nào, mã lực bao nhiêu, v.v. … Anh là người làm cho dân bán xe ngỡ ngàng: anh là người chuyên môn. Tuy nhiên, về văn học nghệ thuật, anh mù tịt. Anh không biết Thôi Hiệu là ai, Tản Đà nghèo đói làm sao. Thử hỏi tại sao vậy?

Tôi kết bạn với anh Mặc. Anh là người chuyên môn, tôi cũng là người chuyên môn. Hai thứ chuyên môn khác nhau. Vậy thôi.

 

Nói tóm lại, làm văn học nghệ thuật là tham dự vào một hội kín, một secret society. Vào cửa, phải có sổ thông hành, có mật số. Biết bao người thờ ơ đứng ngoài nhìn, lại có nhiều người hăm hở muốn vào, nhưng không vào được.

Từ đâu, huyền thoại làm văn học nghệ thuật khiến cho con người cao thượng hơn, bớt ham danh lợi hơn, đạo đức hơn? Tôi là người suốt đời làm văn học nghệ thuật - vẽ và viết - tôi thấy văn nghệ sĩ cũng ham danh vọng, cũng nhỏ nhen, ganh tị, tàn ác như người khác! Nhị Thập Bát Tú! Ví người làm thơ như tinh tú trên trời! Ôi văn học nghệ thuật!

 

Đến Tết năm tới, tôi được 75 tuổi! Ở tuổi này "chuyện gì rồi cũng bỏ qua thôi!" (6) Ai rủa, mặc! Cứ …

 

Võ Đình

Tháng Vlll, 2007

 

 

 

(1) Thu - Xuân Diệu

(2) Tống Biệt Hành - Thâm Tâm

(3) Em Về Nhà - Huy Cận

(4) Manzu: điêu khắc gia Ý, tác giả The Gate of HellVatican

(5) Bản dịch nghĩa của Võ Đình:

Bởi vì, thật ra, Ô Thượng Đế

Dấu vết rõ nhất

của thế giá chúng con có thể đem lại Ngài

là tiếng nức nở than khóc

từ thời đại này qua thời đại khác

Rồi đến chết lụi bên cạnh niềm vĩnh cửu của Ngài!

từ đọan cuối bài Les Phares của Baudelaire:

Car c’est vraiment, Seigneur, le meilleur témoignage

Que nous puissions donner de notre dignité

Que cet ardent sanglot qui roule d’âge en âge

Et vient de mourir au bord de votre éternité!

(6) Thơ Võ Phiến

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4192)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4134)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 5605)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 5423)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.
04 Tháng Chín 20238:52 CH(Xem: 4630)
Mùa thu này, nhà thơ Hoàng Hưng và phu nhân trở lại thăm Thủ đô. Ông có gọi tôi cùng tới studio riêng của họa sĩ Trần Lương. Giữa cơn hứng trò chuyện với họa sĩ, ông tìm đến “quốc hồn quốc túy” qua sợi thuốc lào Vĩnh Bảo, và tôi đã chộp được một hình ảnh của ông để rồi chợt thấm một nỗi buồn…
05 Tháng Tám 20239:50 CH(Xem: 5573)
“Khi người ta 19 tuổi, người ta là bà hoàng” - đó là một câu trong bộ tiểu thuyết sử thi “Con đường đau khổ” của nhà văn Nga A. Tolstoy mà bố từng lấy làm đề từ cho bài cảm ngôn “Viết dành cho con gái năm con 19 tuổi” từ những năm bố còn là một chàng trai mơ mộng lang thang trên những nẻo rừng Tây Bắc. Vài chục năm sau, vào lúc con đọc những dòng này của bố, khi con chuẩn bị bước vào năm thứ hai đại học, cũng là lúc cả xã hội ta đang trong một cơn xáo động kinh hoàng với bao giá trị đảo lộn quay cuồng khiến những cô cậu sinh viên quen sống trong vòng tay gia đình che chở như con phải hoang mang, ngơ ngác, hoảng sợ…
09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 5834)
Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng. Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.
08 Tháng Ba 20236:56 CH(Xem: 5752)
Ai cũng ghét kẻ khoe khoang và gọi kẻ ấy là hợm hĩnh khó ưa. "Khoe khoang" có gọi là "phô bày" không? Có đó, vì cả hai đều đồng nghĩa như nhau nhưng tôi thấy kẻ phô bày lại đáng thương hơn là đáng ghét đó. Có ai trong đời này mà không hề có sự phô bày cho người ta thấy chứ, ta thích được người biết cùng, khen cùng ta những điều ta có. Bây giờ có facebook thì điều này thể hiện rõ nhất qua nút chia sẻ đó.
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 5466)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 6326)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.