- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Anh Tưởng

29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 26069)

w-pdf-hl96-thutoasoan-f1-70_0_300x172_1Thoạt nhìn, Nguyễn Huy Tưởng không gây được nhiều thiện cảm. Anh người to, thô, mặt hơi nặng, mấp mé lạnh lùng. Cử chỉ chậm chạp, nhiều lúc vụng về, hơi công chức – anh là "thủ trưởng" cơ quan hội Văn nghệ Trung Ương suốt thời gian kháng chiến chống Pháp.

Nguyễn Tuân đã gọi đùa Nguyễn Huy Tưởng là ông Phán Đoan do thời Pháp anh làm ở sở Thương Chính thành phố Hải Phòng.

Một lần họp chi bộ, Tô Hoài đã phê bình Nguyễn Huy Tưởng như sau:

"Tôi thấy đồng chí Tưởng có phần xa cách anh em – lần nào cu Thái (liên lạc của Hội) đem quần áo của anh ra suối giặt là anh em biết ngay vì dáng nó đi khuệnh khoạng, khác thường như bắt mọi người phải tránh ra cho nó đi"

Tưởng im lặng chịu trận, mặt chảy xuống càng nặng thêm, nửa buồn, nửa ngơ ngác.

Anh tâm sự với tôi:

"Có thể là mình quan liêu, thì cứ nói thẳng ra, những lời phê ác khẩu như vậy làm mình hết sức nản lòng"

Tôi an ủi người bạn lớn tuổi:

"Nếu đơn giản như vậy thì còn gì là Dế Mèn nữa. Anh em văn nghệ ít nhiều có cá tính, ông còn lạ gì, đứa nào không ác khẩu? Giận họ thì giận cả đời"

"Mình cũng biết thế, nhưng nó vẫn làm mình "đau lòng".

"Gớt phê bình Victo Huygô còn độc miệng hơn nhiều – Ông có biết Gớt nói thế nào không?… Huygô nếu viết ít hơn và lao động nhiều hơn thì tốt"

Tưởng cười, ho sặc sụa:

"Cậu tha những của quái quỉ ấy ở đâu về thế?"

Hai người im lặng đi một quãng đường, bỗng Tưởng đi chậm lại

"Lắm lúc mình cũng muốn thân mật với anh em, nhưng vụng quá chẳng biết làm thế nào – Tuân nó gọi mình là Phán Đoan cũng phải (!!!)"

Một lần khác anh nói với tôi:

"Có lẽ mình không phải một nhà văn nòi – Mình chủ yếu là một người yêu văn học"

Thời kỳ làm Phán Đoan ở Hải Phòng – Hồi này anh đã có truyện đăng trên báo Tri Tân (lẽ dĩ nhiên đó không phải là một chứng chỉ sang trọng đối với một nhà văn).

Nghe tin Trương Tửu về thăm đất cảng (lúc đó Trương Tửu đã là một ngòi bút phê bình nổi đình đám) anh có nhờ người dẫn đến ra mắt Trương tiên sinh và đưa cho Trương một bản thảo nhờ xem hộ.

Mấy ngày sau khi anh đến tiếp kiến, nhà phê bình nổi tiếng nhìn anh một cách thương hại:

"Anh viết văn đã lâu chưa?"

"Dạ, cũng gần được chục năm"

"Tôi rất buồn phải nói với anh rằng, anh không có khiếu viết văn. Nhưng nếu cố gắng, cũng có thể có dăm cuốn sách xuất bản được"

Tưởng cười buồn

"Ngoài cái thái độ kiêu kỳ đáng trách ấy, ý kiến của Trương Tửu có phần đúng"

Tôi biết anh nói thật chứ không phải làm dáng như một số nhà văn khác.

Nguyễn Huy Tưởng không có cái tài hoa của Nguyễn Tuân, cái mẫn tiệp của Nguyễn Đình Thi, cái tinh quái của Tô Hoài.

Những gì anh đạt được đều do mồ hôi thứ thiệt anh đổ xuống trang chữ.

Tôi đã có may mắn được đọc một số bản thảo của anh. Lổn nhổn không ít những biểu thức sáo mòn đến vô cảm. Nào nộ khí xung thiên, nào lửa giận ngút trời, nào tình keo sơn, môi hở răng lạnh v.v… kèm không ít những đoạn du dương biền ngẫu kiểu Nam Phong.

Nguyễn Huy Tưởng đã cần cù đọc lại, đã quyết liệt sửa.

Những trang viết của anh chi chit những tẩy xóa, những ngoặc lên ngoặc xuống hệt như một trang morat của Banzăc.

"Với mình việc sửa chữa bản thảo còn mệt nhọc hơn là sáng tác lần đầu"

Tôi bỗng nghĩ tới nhận xét của một nhà thơ đại gia người Pháp

"Người ta đánh giá nhà văn trên những gì anh ta công bố và cả những gì anh ta không muốn công bố"

Một lần anh đột nhiên phê bình tôi:

"Những bài toa viết nhiều tính từ quá"

Một nhà văn chuyên nghiệp phải rất cảnh giác với chúng vì chúng thường làm nhão câu văn.

Tôi đã học được rất nhiều ở lao động chữ tạp dịch phu phen của Nguyễn Huy Tưởng.

Một lần anh tâm sự:

"Lê Đạt có biết trong số nhà văn Tây phương moa thích nhất ai không?"

"Lép Tônxtôi chứ gì (anh em thường gọi đùa Nguyễn Huy Tưởng là ông Tônxtôi vì anh luôn miệng nhắc đến bộ "Chiến tranh và hòa bình")

Tưởng cười rất tươi và hóm hỉnh (hiếm khi tôi thấy anh cười như vậy).

"Không phải, người mình thích nhất là Bốtxuyê"

Tôi tưởng mình nghe lầm.

"Bốtxuyê thế kỷ XVII, vị thầy tu chuyên điếu văn cho các ông hoàng bà chúa?"

"Đúng, Bốtxuyê là một nhà văn rất kỹ tính, tên ông ta là kết hợp ba đầu ngữ Bos suêtus aratro – Lê Đạt ngày trước có học tiếng La Tinh, chắc toa hiểu Bos suêtus aratrocon bò kéo cày."

Giai thoại trên có phải anh muốn cảnh cáo tôi không?

Từ hồi thanh niên, tôi đã mắc bệnh mất ngủ - Một đêm vào 2 giờ sáng, tôi chợt thức giấc (thời gian này, cơ quan hình như đóng ở nhà ông Chánh Cuốn cây số 5 đường Hà Tuyên) thấy Nguyễn Huy Tưởng nằm ngủ gục trên bàn bên cạnh đĩa dầu dọc còn thức. Hồi tối, Nguyễn Huy Tưởng đã nói với anh em:

"Tạp chí sắp đưa nhà in mà bài Ký sự Cao Lạng mình chưa viết xong, đêm nay có lẽ phải thức trắng."

Vào khoảng mười giờ, anh uống liền hai tách cà phê cắm tăm để thức. Tưởng ngủ gục trên bàn và ngáy rất to.

Biết rằng anh quá mệt, tôi không nỡ đánh thức.

Bốn giờ sáng, tôi dậy tập thể dục, đã thấy chiếc gạt tàn thuốc lá đầy ắp. Anh dậy từ lúc nào. Mà không phải chỉ có một đêm.

Tôi không bao giờ quên tối hôm đó, trước lớp đấu tranh Thái Hà II độ một tuần, lúc gió đã bắt đầu thổi hơn cấp 10 có nguy cơ trở thành bão lớn.

Chúng tôi ở nhà Tô Hoài trên Nghĩa Đô về, có Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, tôi và Nguyễn Văn Bổng, một nhân vật chống Nhân Văn khét tiếng cùng trong ban phụ trách lớp Thái Hà II với Nguyễn Đình Thi.

Cuộc đồng hành bất đắc dĩ và không khí thật nặng nề. Bỗng Nguyễn Huy Tưởng nói khá to:

"Các ông ấy thật buồn cười, bắt mình học một tháng chứ học một năm, mình cũng không bao giờ kết luận thằng Lê Đạt là phản động, mình ở với nó mãi, mình còn lạ gì"

Nguyễn Huy Tưởng biết rất rõ phát biểu như vậy là hết sức nguy hiểm, nó có thể khiến anh dễ dàng bị buộc tội là ủng hộ Nhân Văn và tức khắc trở thành một tên phó phản động, chí ít, cũng là một phần tử lạc hậu, lúc này anh vẫn còn trong Đảng đoàn văn nghệ.

Chúng ta thường có một thói quen không tốt là khi viết điếu cho một đồng nghiệp ít nhiều có tiếng, ta thường tống tiễn họ bằng những lời khoa trương tiện lợi và công cộng như "nhà văn lớn", thậm chí "cây đại thụ" v.v… (sinh thời Nguyễn Tuân gọi đó là văn tế ruồi)

Tôi bất cần biết Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn lớn hay nhỏ, là cây đại thụ hay đồ sộ thụ, tôi chỉ biết anh là nhà văn hiếm hoi có tư cách mà tôi đặc biệt quý mến và kính trọng trong giới cầm bút đương đại.

Anh Tưởng,

Ở cõi bên kia, tôi nghĩ anh có quyền yên ngủ và ngáy thật ròn rã sau một cuộc đời lao lực nhọc nhằn và trung thực cày vỡ xứ đồng tiếng Việt.

Lê Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118995)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
02 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101520)
... N hững người mang gia cảnh như cô, và ở nước Mỹ này thì đấy là gia cảnh bình thường, họ không hay có máy điện tóan, và không luôn địa chỉ liên mạng. Hộp thư mang đầy những tin buồn từ chủ nợ, từ nhà trừng giới, tù ngục, bệnh viện tâm thần, những đứa con hoang, tòa án ly dị.
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 95668)
M áy bay hạ cánh ở phi trường Liên Khương, trời Đà Lạt mát lạnh với buổi sáng sớm còn mờ hơi sương. Người đàn ông ngồi bên cạnh trên máy bay hẹn tôi sẽ lấy vé. Rồi anh biến mất trong dòng người. Tôi điện thoại cho Hà đến đón, xe honda 100 phân khối Hà phóng như bay trên con đường lộng gió, hai bên đồi thông bạt ngàn, hoa dã quỳ vàng rực rỡ.
22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95225)
C ơn mưa bất chợt ập xuống phi trường vào chủ nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng sáu. Tôi là người hành khách cuối cùng ra khỏi chuyến bay từ Paris trở về trong đêm hôm ấy. Không biết là mình đã ngủ vùi đến mấy ngày. Nhưng khi tỉnh dậy nhìn kim đồng hồ đã ba giờ sáng.
28 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93928)
Đ êm qua tôi thấy Mèo con trong giấc mơ. Vẫn nét mặt bầu bầu, vành môi cong lên cười tươi thắm. Trong mơ tôi thấy 2 đứa vẫn trẻ như một ngày năm cũ, nhưng lại có một thoáng ngại ngần, rồi Mèo con lên tiếng như giữa chúng tôi chưa hề có khoảng cách 15 năm. Mười lăm năm, mười lăm năm ấy biết bao tình[...]Chả biết là phòng hội hay phòng ăn, tôi vào lấy thức ăn như khi xưa từng lấy cho nhau.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 80739)
B ao nhiêu năm qua ở xứ ngưới, anh vẫn còn nhớ lại có những chiều trên đảo, anh đứng một mình trên đồi, nhìn biển rộng mênh mông, nhìn những đám mây bay lang thang trên nền trời xanh, nhìn những đám cỏ may theo gió thổi chạy vờn về cuối đảo, tự nhiên làm cho anh thấy mong nhớ một cái gì xa xôi. Mây và cỏ may thường làm gợi nhớ đến dĩ vãng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95154)
C huyện này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 93832)
T ôi điếng người sau cú phôn. Phôn của anh bạn ở Portland. Phụng dính ung thư gan! Tôi loanh quanh chẳng biết mình đang làm gì và đang muốn làm gì. Có lẽ nào! Đang khi không bỗng trời ập xuống.
04 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 108310)
L ịch sử 4000 năm đã minh chứng, ta mạnh địch lùi, ta lùi địch sẽ lấn lướt. Vậy tại sao chúng ta không biểu tình ôn hòa phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, tai sao không rầm rộ kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý, đem Biển Đông ra đàm phán trước Liên Hiệp Quốc. Và quan trọng nữa, phải cho Trung Quốc biết ý chí quyết tâm giữ mỗi thước đất, mỗi thước biển của 90 triệu dân Việt. Hãy để tuổi trẻ Việt Nam nói lên tiếng nói tự trọng của một dân tộc, cho dù yếu sức cũng không đớn hèn.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 84852)
... c ái bản sắc nói chung cho người Việt hải ngọai khắp nơi trong cộng đồng thế giới với biết bao dị biệt. Họ sẽ được giáo dục, có văn hóa, và có tiếng nói khác nhau. Quê hương đáng lẽ phải là những điểm chuẩn chung để mọi người còn có một cái gì để noi theo. Đó là niềm kiêu hãnh, là tình tự dân tộc, là đạo đức chính trị, là đạo đức kinh doanh, nếu chỉ thấy cái thua kém, thù hận, và ô nhiễm mọi mặt. thì có lẽ đã muộn rồi. Như đàn cá hồi khi ra biển rộng, lúc tìm đường về, nhưng cái tổ cũ đã bị phá bỏ, các kinh rạch cũ đã bị rác rưởi lấp kín, thì chắc là lại ra đi, về vùng vẫy tự do ở vùng biển rộng trời cao...