- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Anh Tưởng

29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 26066)

w-pdf-hl96-thutoasoan-f1-70_0_300x172_1Thoạt nhìn, Nguyễn Huy Tưởng không gây được nhiều thiện cảm. Anh người to, thô, mặt hơi nặng, mấp mé lạnh lùng. Cử chỉ chậm chạp, nhiều lúc vụng về, hơi công chức – anh là "thủ trưởng" cơ quan hội Văn nghệ Trung Ương suốt thời gian kháng chiến chống Pháp.

Nguyễn Tuân đã gọi đùa Nguyễn Huy Tưởng là ông Phán Đoan do thời Pháp anh làm ở sở Thương Chính thành phố Hải Phòng.

Một lần họp chi bộ, Tô Hoài đã phê bình Nguyễn Huy Tưởng như sau:

"Tôi thấy đồng chí Tưởng có phần xa cách anh em – lần nào cu Thái (liên lạc của Hội) đem quần áo của anh ra suối giặt là anh em biết ngay vì dáng nó đi khuệnh khoạng, khác thường như bắt mọi người phải tránh ra cho nó đi"

Tưởng im lặng chịu trận, mặt chảy xuống càng nặng thêm, nửa buồn, nửa ngơ ngác.

Anh tâm sự với tôi:

"Có thể là mình quan liêu, thì cứ nói thẳng ra, những lời phê ác khẩu như vậy làm mình hết sức nản lòng"

Tôi an ủi người bạn lớn tuổi:

"Nếu đơn giản như vậy thì còn gì là Dế Mèn nữa. Anh em văn nghệ ít nhiều có cá tính, ông còn lạ gì, đứa nào không ác khẩu? Giận họ thì giận cả đời"

"Mình cũng biết thế, nhưng nó vẫn làm mình "đau lòng".

"Gớt phê bình Victo Huygô còn độc miệng hơn nhiều – Ông có biết Gớt nói thế nào không?… Huygô nếu viết ít hơn và lao động nhiều hơn thì tốt"

Tưởng cười, ho sặc sụa:

"Cậu tha những của quái quỉ ấy ở đâu về thế?"

Hai người im lặng đi một quãng đường, bỗng Tưởng đi chậm lại

"Lắm lúc mình cũng muốn thân mật với anh em, nhưng vụng quá chẳng biết làm thế nào – Tuân nó gọi mình là Phán Đoan cũng phải (!!!)"

Một lần khác anh nói với tôi:

"Có lẽ mình không phải một nhà văn nòi – Mình chủ yếu là một người yêu văn học"

Thời kỳ làm Phán Đoan ở Hải Phòng – Hồi này anh đã có truyện đăng trên báo Tri Tân (lẽ dĩ nhiên đó không phải là một chứng chỉ sang trọng đối với một nhà văn).

Nghe tin Trương Tửu về thăm đất cảng (lúc đó Trương Tửu đã là một ngòi bút phê bình nổi đình đám) anh có nhờ người dẫn đến ra mắt Trương tiên sinh và đưa cho Trương một bản thảo nhờ xem hộ.

Mấy ngày sau khi anh đến tiếp kiến, nhà phê bình nổi tiếng nhìn anh một cách thương hại:

"Anh viết văn đã lâu chưa?"

"Dạ, cũng gần được chục năm"

"Tôi rất buồn phải nói với anh rằng, anh không có khiếu viết văn. Nhưng nếu cố gắng, cũng có thể có dăm cuốn sách xuất bản được"

Tưởng cười buồn

"Ngoài cái thái độ kiêu kỳ đáng trách ấy, ý kiến của Trương Tửu có phần đúng"

Tôi biết anh nói thật chứ không phải làm dáng như một số nhà văn khác.

Nguyễn Huy Tưởng không có cái tài hoa của Nguyễn Tuân, cái mẫn tiệp của Nguyễn Đình Thi, cái tinh quái của Tô Hoài.

Những gì anh đạt được đều do mồ hôi thứ thiệt anh đổ xuống trang chữ.

Tôi đã có may mắn được đọc một số bản thảo của anh. Lổn nhổn không ít những biểu thức sáo mòn đến vô cảm. Nào nộ khí xung thiên, nào lửa giận ngút trời, nào tình keo sơn, môi hở răng lạnh v.v… kèm không ít những đoạn du dương biền ngẫu kiểu Nam Phong.

Nguyễn Huy Tưởng đã cần cù đọc lại, đã quyết liệt sửa.

Những trang viết của anh chi chit những tẩy xóa, những ngoặc lên ngoặc xuống hệt như một trang morat của Banzăc.

"Với mình việc sửa chữa bản thảo còn mệt nhọc hơn là sáng tác lần đầu"

Tôi bỗng nghĩ tới nhận xét của một nhà thơ đại gia người Pháp

"Người ta đánh giá nhà văn trên những gì anh ta công bố và cả những gì anh ta không muốn công bố"

Một lần anh đột nhiên phê bình tôi:

"Những bài toa viết nhiều tính từ quá"

Một nhà văn chuyên nghiệp phải rất cảnh giác với chúng vì chúng thường làm nhão câu văn.

Tôi đã học được rất nhiều ở lao động chữ tạp dịch phu phen của Nguyễn Huy Tưởng.

Một lần anh tâm sự:

"Lê Đạt có biết trong số nhà văn Tây phương moa thích nhất ai không?"

"Lép Tônxtôi chứ gì (anh em thường gọi đùa Nguyễn Huy Tưởng là ông Tônxtôi vì anh luôn miệng nhắc đến bộ "Chiến tranh và hòa bình")

Tưởng cười rất tươi và hóm hỉnh (hiếm khi tôi thấy anh cười như vậy).

"Không phải, người mình thích nhất là Bốtxuyê"

Tôi tưởng mình nghe lầm.

"Bốtxuyê thế kỷ XVII, vị thầy tu chuyên điếu văn cho các ông hoàng bà chúa?"

"Đúng, Bốtxuyê là một nhà văn rất kỹ tính, tên ông ta là kết hợp ba đầu ngữ Bos suêtus aratro – Lê Đạt ngày trước có học tiếng La Tinh, chắc toa hiểu Bos suêtus aratrocon bò kéo cày."

Giai thoại trên có phải anh muốn cảnh cáo tôi không?

Từ hồi thanh niên, tôi đã mắc bệnh mất ngủ - Một đêm vào 2 giờ sáng, tôi chợt thức giấc (thời gian này, cơ quan hình như đóng ở nhà ông Chánh Cuốn cây số 5 đường Hà Tuyên) thấy Nguyễn Huy Tưởng nằm ngủ gục trên bàn bên cạnh đĩa dầu dọc còn thức. Hồi tối, Nguyễn Huy Tưởng đã nói với anh em:

"Tạp chí sắp đưa nhà in mà bài Ký sự Cao Lạng mình chưa viết xong, đêm nay có lẽ phải thức trắng."

Vào khoảng mười giờ, anh uống liền hai tách cà phê cắm tăm để thức. Tưởng ngủ gục trên bàn và ngáy rất to.

Biết rằng anh quá mệt, tôi không nỡ đánh thức.

Bốn giờ sáng, tôi dậy tập thể dục, đã thấy chiếc gạt tàn thuốc lá đầy ắp. Anh dậy từ lúc nào. Mà không phải chỉ có một đêm.

Tôi không bao giờ quên tối hôm đó, trước lớp đấu tranh Thái Hà II độ một tuần, lúc gió đã bắt đầu thổi hơn cấp 10 có nguy cơ trở thành bão lớn.

Chúng tôi ở nhà Tô Hoài trên Nghĩa Đô về, có Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, tôi và Nguyễn Văn Bổng, một nhân vật chống Nhân Văn khét tiếng cùng trong ban phụ trách lớp Thái Hà II với Nguyễn Đình Thi.

Cuộc đồng hành bất đắc dĩ và không khí thật nặng nề. Bỗng Nguyễn Huy Tưởng nói khá to:

"Các ông ấy thật buồn cười, bắt mình học một tháng chứ học một năm, mình cũng không bao giờ kết luận thằng Lê Đạt là phản động, mình ở với nó mãi, mình còn lạ gì"

Nguyễn Huy Tưởng biết rất rõ phát biểu như vậy là hết sức nguy hiểm, nó có thể khiến anh dễ dàng bị buộc tội là ủng hộ Nhân Văn và tức khắc trở thành một tên phó phản động, chí ít, cũng là một phần tử lạc hậu, lúc này anh vẫn còn trong Đảng đoàn văn nghệ.

Chúng ta thường có một thói quen không tốt là khi viết điếu cho một đồng nghiệp ít nhiều có tiếng, ta thường tống tiễn họ bằng những lời khoa trương tiện lợi và công cộng như "nhà văn lớn", thậm chí "cây đại thụ" v.v… (sinh thời Nguyễn Tuân gọi đó là văn tế ruồi)

Tôi bất cần biết Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn lớn hay nhỏ, là cây đại thụ hay đồ sộ thụ, tôi chỉ biết anh là nhà văn hiếm hoi có tư cách mà tôi đặc biệt quý mến và kính trọng trong giới cầm bút đương đại.

Anh Tưởng,

Ở cõi bên kia, tôi nghĩ anh có quyền yên ngủ và ngáy thật ròn rã sau một cuộc đời lao lực nhọc nhằn và trung thực cày vỡ xứ đồng tiếng Việt.

Lê Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 97135)
Đ ến hôm nay, ngày 6 tháng 5, bức hình nay có tên là Situation Room Photo, tự nó đã có đời sống riêng của nó, và người chụp vốn là nhiếp ảnh viên chính thức của toà Bạch Ốc, đã hẳn không còn là cha tinh thần của nó nữa. Hàng triệu người đã thấy nó, đã bị lôi cuốn, đã thích thú, đã soi bói, đã bàn luận và phân tích, cả chất vấn, và mặc sức… hoán đổi (altered, hoặc tiếng nhà nghề là photoshopped).
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106302)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 101382)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94545)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 97226)
...T hoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền... 
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 91343)
... C hung quanh tôi là ngôn ngữ Việt, thứ ngôn ngữ hào hùng như những lời ca vang vang trên loa công viên. Sân khấu lộ thiên tỏa sáng [...] Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương... [...] Núi đồi Bataan ngàn đời câm lặng, đã mở ra đón những người tỵ nạn xa lạ.
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86070)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 91556)
C on gái lớn của chúng tôi lấy chồng đã nhiều năm, có hai con. Ông bà thông gia theo đạo Phật. Ông là cư sĩ của một đạo tràng và ăn chay trường từ mấy chục năm qua. Vốn là một dược sĩ, nhưng ông lại nghiên cứu về đạo Phật và có bằng cử nhân Phật Học của trường đại học Vạn Hạnh, Saigon. Kỳ nào có ông đến giảng pháp lý là được nhiều người đến đón nghe. Chúng tôi không phải Phật tử thuần thành, nhưng mỗi năm cũng đi chùa mươi lần và ít khi bỏ lễ Giao Thừa trong đêm trừ tịch.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 89523)
L ời tác giả : Viết Ký ức Hà Nội, tôi xem như là một sự đối thoại với Hà Nội, ba mươi sáu phố phường của chị Ban Mai. Cái nhìn của tác giả Ban Mai là của một người phương Nam về Hà Nội với nhiều suy nghĩ và ưu tư. Còn tôi, là cái nhìn của một người trẻ đã từng sống và học tập ở đây...
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 98964)
T ôi và nhà thơ Trần Hữu Dũng hiện lưu giữ khoảng 200 số tạp chí Văn, nói không phải “khoe”, đó là một số lượng không phải nhỏ. Có người gạ mua với giá cao, nhưng tôi không bán, bạn tôi tiến sỹ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu yêu đồ cổ nói bán làm gì; dĩ nhiên có thể copy lại để lưu giữ, tuy vậy đọc bản chính vẫn sướng hơn.