- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Người Ở Lại Toul Sleng

20 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 26297)
nguoiolaitoulslengNăm 50 tuổi, tôi mới có một cái áo rằn cọp biển. Đây không phải là một cái áo “gin”, quân phục cũ của những chàng trai thế hệ Thủy Quân Lục Chiến mà là áo thời trang 2005 của thanh thiếu niên lướt ván trên mặt nhựa (skateboarding) và hơi lạ trên người của những kẻ tóc đã hai màu. Thời tôi, nghĩa là 30 năm về trước, thật ra tôi cũng chẳng ưa gì màu áo này, một chọn lựa dựa vào thẩm mỹ cá nhân hơn là vào binh chủng mà màu áo này biểu hiện. Dạo đó, sắc phục ngụy trang (đồ bông) của quân đội miền Nam có ba loại. Thường thấy nhất là loại gọi “hoa dù”, xuất xứ Hoa Kỳ (ERDL, Engineer Research and Development Laboratories, Leaf Pattern) được các sắc lính gọi là lính “dữ” (miền Bắc gọi là “ác ôn”) dùng, Nhảy Dù, Biệt Kích, Biệt Động. Loại hoa bèo Việt Nam, có lẽ dựa vào ngụy trang của Mỹ thời Đệ Nhị Thế Chiến tại Thái Bình Dương và chiến tranh Triều Tiên sau đó (Duck Hunter), sắc vàng nâu, là đồ trận của lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến (còn gọi là Cảnh sát “giả” chết, phát âm theo giọng miền Nam). Loại rằn ri là loại thứ ba, sau này chỉ dùng riêng cho Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến nhưng được Cố vấn Hoa Kỳ ưa thích, Lực lượng Đặc biệt Mỹ dùng một cách không chính thức và gọi là Rằn Cọp Quân đội VNCH (1). Loại này, có lẽ là biến thể của rằn kỳ nhông màu huyết dụ của Nhảy Dù Pháp (Lizzard Pattern), tương tự với ngụy trang rằn của Anh quốc tại Miến Điện và ngày nay còn hiện diện ở Cuba, Angola hay Namibia, Ecuador, Afghanistan dưới một dạng gần kề(2). Đối với người Mỹ, nói rộng, nó tượng trưng cho một thời kỳ, thời kỳ chiến tranh Việt Nam, chẳng hiểu sao lại lọt sang áo quần của dân lướt ván.

Một tối, ở Cali mùa đông trời mát, mặc cái áo này vào quán Romano’s Macaroni Grill, tôi được một chàng phục vụ tuổi sinh viên để ý đến và khen. Anh nói anh cũng có một cái y như vậy, nhãn “ES” (Enjoy Skateboarding), cuối tuần rồi lên núi mang theo để lướt ván trên tuyết (snowboarding). Tôi lấy làm hãnh diện trước mặt các con, ờ tao đây, coi vậy mà cũng là dân chơi lướt ván.

Chắc vì vậy nên vừa rồi, vào dịp đi Đông Nam Á, tuy biết là trời rất nóng, tôi vẫn quyết định mang theo. Tôi là dân chơi lướt ván Vọng Các. Ở nhà hàng (hộp đêm-nhà tắm-mát xa) Poseidon đường Ratchada tôi hẳn sẽ khác với du khách Đài Loan quần cọc, giày phố và vớ cao cổ trắng, ở Phố đi bộ Pattaya tôi sẽ khác khách Nhật Bản mang Leisure Suit bằng vải Jersey đồng màu. Ở Thái thì vậy, nhưng sang đến Cam Bốt, tôi nhận xét là thời trang lướt ván chưa kịp đổ bộ, đồ quân đội nhờ đặc tính rẻ và bền, được ưu ái nhiều nhất ở giới xe ôm, lao động bóc vác và ăn xin tàn phế. Tại nhà hàng Bopha ở Nam Vang về đêm, tôi không dùng đến để nhìn chuột từ bờ sông du kích những chân bàn lượt là vải trắng trải, tại Martini Disco Siem Reap tôi không khóac lên để vằn vện dưới ánh đèn xanh đỏ bập bùng. Nhưng đi dã ngoại thì tôi mang theo phòng hờ. Sắc áo lính dễ lẫn lộn vào đám đông những chợ nhỏ thị trấn, mang vào người tôi có thể phanh ngực ra ngồi chồm hổm bên quốc lộ, chẳng ai lại gần nhìn đít quần tôi có nhãn Dickies để mà nhận ra tôi là người Cali. Tôi mang theo để đi Xoài Riêng, Ba Vẹt, ờ thì nắng gió biên thuỳ.

Vào sáng rời Nam Vang, tôi ghé thăm trại tù Toul Sleng, bí danh S21, giờ là một di tích lịch sử. Trong thời gian 1975-79, ngôi trường học này trở thành một trung tâm khai thác và điều tra của chính quyền Khmer Đỏ, nhận trên 17.000 người vào mà chỉ có dưới 20 người sống sót được nhìn thấy cái cổng ra. Nếu không có giai đoạn kinh hoàng này thì Toul Sleng rất đẹp, kiến trúc kiểu thập niên 1960, sàn đá hoa và tường vôi vàng nhạt với những hàng hiên ủ nắng và cửa mát màu xanh. Và có lẽ cũng nhờ cái quá khứ đẫm máu đó mà ngôi trường còn nguyên vẹn, nếu không đã có thể bị san bằng và đổi mới như những biệt thự ở trung tâm, ngày nay kiến trúc kiểu cây thông giáng sinh đèn nhấp nháy. Nhưng dĩ nhiên, vào Toul Sleng thì phải lặng người, khách đều trầm ngâm và hoe đỏ mắt trước cả ngàn chân dung các nạn nhân nam phụ lão ấu được phóng đại bày khắp các mặt đường. Tôi lân la từ phòng này sang phòng khác, nhìn vào từng đôi mắt vô hồn của các nạn nhân, phần lớn mặc áo đen và quấn khăn rằn Khmer Đỏ, những đứa con của Cách mạng đến lượt bị chính nó nuốt tươi ăn sống. Một số nhỏ, chắc là tù nhân của giai đoạn đầu tiên, còn mặc quần áo phố, có anh áo hoa cổ to và bó chẽn người, tóc bồng bềnh dài quá tai, một hippy lạc loài và vắn số, trong đầu chắc lẩm nhẩm ca từ “Gimme a ticket for an areoplane/ Ain’t got time to take a fast train”(3) nhưng mà đã trễ. Có một người đàn bà rất đẹp, mang áo len cổ lọ và quấn sarong, đứng trước một tường của trại giam và mắt nhìn lên qua khỏi tầm ống kính, như một người mẫu trên trang nào của tạp chí Vogue. Nhưng ấn tượng với tôi là chân dung một người lính, một người lính trẻ mang quân phục Cộng hoà Khmer, một người lính Lon Nol.

Tôi không rõ anh thuộc binh chủng nào, đơn vị nào của quân đội năm năm này (1970-75) nhưng màu áo anh là màu áo rằn cọp biển. Ngay cả trong sắc ngụy trang rằn cọp biển của Việt Nam cũng có nhiều biến thể. Loại vải ngoại có, vải nội có, lại sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau nên màu sắc có khác biệt. Sau khi dùng (và giặt) một thời gian, có thứ chỉ còn những rằn đen là nổi bật, có thứ rằn đen lại lem nhem sang màu xanh rừng núi, có thứ bạc đi chỉ còn giữ được sắc vàng, có thứ rõ ràng chi tiết, có thứ vài ba bận đã mất những đường vân. Nhưng trùng hợp thế nào, tôi nhìn thật kỹ, cái áo tôi mang theo ngày hôm đó và cái áo anh mặc trên hình y hệt cùng một sắc vải như nhau, cùng một thứ trong những loại rằn cọp biển (4). Tôi không phải TQLC và chắc anh cũng không, tôi không phải Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ, và anh cũng không nốt, nhưng anh với tôi đâu đó cùng một cỡ tuổi ở hai bên biên giới, đầu này sông Sàigòn và đầu kia sông Cửu Long. Và ba mươi năm sau anh, tôi mới có được có cái áo nhưng ba mươi năm sau anh, tôi còn sống, tôi đi thăm di tích S21 và anh ở trên hình. Ngụ ngôn của chuyện này chẳng phải là áo rằn chỉ nên mặc khi đã trở thành thời trang lướt ván hay khi Khmer Đỏ đến thì nên nhanh tay mà cởi ra và nhanh chân mà di tản, tôi không biết. Tôi chỉ biết khi bước ra khỏi cổng Toul Sleng, tôi bỗng thấy tôi hạnh phúc, như là một trong số 20 người hiếm hoi (trong 17.000) được phóng thích, tôi may và anh rủi, ba mươi năm qua biết bao nhiêu chuyện trên đời , giờ tôi thì đi Neak Luong và anh thì đã chết, anh , hỡi anh, ở lại cùng di tích.

ĐỖ KH.

Chú thích:

(1) DPM Disruptive Pattern Material: An Encyclopedia of Camoflage: Nature, Military, Culture. Hardy Blechman, Frances Lincoln 2005.

(2) Dưới hình thức na ná, ngụy trang rằn cọp biển của miền Nam ngày nay vẫn được Philippines, Thái Lan, Đài Loan sử dụng và cả Không Quân Hoa Kỳ ở dạng gọi là “Rằn cọp kỹ thuật số”. Điều ngạc nhiên nhất là Quân đội Nhân dân Việt Nam gần đây (ít nhất là từ 1995) trang phục lực lượng Lính thủy đánh bộ với một vải rằn gần như tương tự!

(3) “The Letter”, lời Wayne Carson Thompson, ban nhạc The Box Tops.

(5) Tiger Patterns: A Guide to the Vietnam War’s Tigerstripe Combat Fatigue Patterns and Uniforms, Richard Denis Johnson, Schiffer Pub Ltd, 1999.

Theo chuyên gia này thì riêng ở Việt nam trong thời kỳ chiến tranh đã có 19 lọai rằn cọp khác nhau, chưa kể các biến thể do thời gian mưa nắng gây ra trong cùng một lọai rằn (vì chất lượng in ấn trên vải có dị biệt). Áo của người lính Toul Sleng trên đây và áo lướt ván của tôi thuộc về lọai gọi là Late War, Light Weight, Dense (LLD).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Sáu 20216:03 CH(Xem: 10512)
Tôi nhớ xa xôi có người đã từng ví von bên tai tôi " Dù cho sông cạn đá mòn tình cảm này không hề thay đổi". Ngày ấy, tôi cứ nghĩ sông khó mà cạn lắm chứ, nhưng không, dòng sông nơi tôi ở cứ cạn rồi đầy liên tục trong ngày. Lòng người cũng vậy không có gì là mãi mãi với thời gian. Cái mà dễ thay đổi nhất trên đời này nghiệm ra rằng đó chính là tình cảm; những lời yêu xưa chỉ là ví von trong lúc cảm xúc còn đong đầy nên chả trách gì nhau khi người dễ quên nhau...
19 Tháng Năm 202110:35 CH(Xem: 11027)
Tôi thuộc thơ của thi sĩ Hoàng Cầm từ nhiều năm trước khi biết đến Hoàng Kỳ - người con trai đầu của cụ. Qua nhà thơ Thanh Kim, phóng viên báo Bắc Giang, tôi được gặp anh lần đầu tại thư viện của thị xã Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ). Mới gặp, anh có vẻ lịch sự xã giao, thậm chí như hơi đề phòng- thói quen hình thành trong một hoàn cảnh gia đình đầy sóng gió đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc đời anh... Nhưng dần dà, cái vỏ ngoài ấy đã biến mất hẳn sau nửa giờ trò chuyện, khi anh hiểu rõ rằng: trước mặt anh là một "con mọt sách", đang muốn tìm hiểu về văn hóa vùng Kinh Bắc...
07 Tháng Năm 20214:48 CH(Xem: 10935)
Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.
07 Tháng Năm 20211:54 SA(Xem: 10580)
Tôi gặp anh Nguyên Minh lần đầu tại một quán cà phê vỉa hè đường Phan Xích Long. Hơn mười năm trước tôi thường viết bài trên trang vanchuongviet, ngày ấy chủ biên Nguyễn Hòa chưa ngã bệnh anh còn xông xáo chuyện chữ nghĩa. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn, hôm ấy có tôi, vợ chồng anh chị Trương Văn Dân _ Elena, anh Nguyễn Hòa hẹn gặp Sâm Thương và Nguyên Minh. Các anh đều là những bậc tiền bối tôi ngồi nghe các anh bàn luận và dự tính ra mắt một tập san văn học nghệ thuật riêng của mình, từ đó anh em quen nhau.
20 Tháng Tư 20215:10 CH(Xem: 10766)
Mỗi lần nghĩ đến chiến tranh, giải phóng đất nước, cách mạng dân tộc, tự do nhân quyền, xuống đường biểu tình... đầu óc tôi lơ mơ liên tưởng đến vụ Thiên An Môn năm nào. Hình ảnh người đàn ông hiên ngang tiến ra giang rộng hai tay đòi hỏi tự do, chận đứng xe tăng, chống lại quyền lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản Trung Quốc. Hình ảnh anh hùng, xem cái chết tựa lông hồng, với lòng đầy thách thức, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho xứ sở. Hình ảnh đó đã đánh mạnh vào tâm não toàn thể người dân trên toàn thế giới. Riêng tôi, vẫn âm thầm nghĩ tới người lính lái chiếc xe tăng khổng lồ đầy răng sắt. Hẳn ông phải là một người rất đỗi từ bi, nhân hậu? Thương người như thể thương thân. Ông từ chối giet người, dù trong tay nắm toàn quyền nghiền nát người đàn ông hiên ngang hùng dũng kia. Hành động nghiền nát đó, sẽ được coi như một chiến công hiển hách đối với đảng và nhà nước.
20 Tháng Tư 20214:59 CH(Xem: 11114)
Tháng tư năm ấy, sao tôi không mấy lao đao về cái chết tự tử của một người chị họ chưa đầy hai mươi tuổi. Năm ấy, một chín bảy lăm, nghe mạ tôi nói chị bị cào nát mặt hoa và ăn đòn phù mỏ chỉ vì lỡ tranh giành một miếng nước ngọt trên chuyến tàu tản cư từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Liệu như thế đủ để chị chán sống hay còn vài lý do thầm kín khác mà tôi không đoán được. Ồ phải rồi, nghe kể mẹ chị ấy là mợ tôi ngồi đâu cũng thở dài rất thảm, lâu lâu tuồng như muốn nuốt ực những giọt nước mắt dội ngược vào lòng và lâu lâu thì lại trào ra trăm lời nguyền rủa về những xui xẻo không tránh được, ví dụ nỗi đau rát rực rỡ của mấy bợm máu kinh nguyệt thời con gái chị tôi đã phọc lai láng trên đít quần suốt những ngày chạy giặc thiếu nước và máu ôi thôi là máu của những xác người vô thừa nhận trên con đường lánh nạn.
20 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 11184)
Tôi đã thay đổi vì biến cố tháng Tư Bảy Lăm, nhưng cũng có thể tôi đã mất thiên đường từ trước khi ra đời. Đó là câu hỏi mà tôi ngẫm nghĩ gần đây. Năm nay tôi 43 tuổi, mặc dù tôi nhuộm tóc và vẫn thích người ngoài khen tôi trẻ, tôi hiểu mình nhiều hơn, và cũng chân thật với mình nhiều hơn lúc còn trong tuổi niên thiếu. Trên nhiều phương diện, có thể tôi cũng đầy đủ hơn ngày xưa. Nhưng tất cả những câu chuyện mà tôi hay kể với bạn bè để biểu lộ tâm trạng “cá ra khỏi nước” mà tôi vẫn cảm thấy đeo đuổi mình thường trực, đều bắt nguồn từ trước biến cố Bảy Lăm.
20 Tháng Tư 20214:18 CH(Xem: 11002)
Tháng 4, 1975, tôi 11 tuổi. Lúc đó tôi sống với cha, em trai và bà nội ở ngang chợ An Đông, Sài Gòn. Mẹ tôi ly dị cha tôi trước đó 2 năm để lấy người tình. Người tình của mẹ tôi làm tài xế cho cha tôi khi hai người còn là cảnh sát. Ông này trẻ, cao, vạm vỡ và đẹp trai hơn cha tôi. Ông cũng galăng, nhỏ nhẹ hơn cha tôi. Có lẽ ông cũng dai và dẻo hơn cha tôi. Vô tư mà chấm, có lẽ hai người xứng đôi. Ai cũng khen mẹ tôi đẹp, nhưng tôi không thấy mẹ tôi đẹp tí nào. Sau này, khi cãi lộn với chồng mới, bà bị bạt tai nên vung lời, “Đồ tài xế!”
15 Tháng Tư 20211:03 SA(Xem: 4375)
Ngày này 46 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao, những ngày tàn cuộc chiến? Những ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu là những lọ xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt, thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi xứ Bắc. Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằn dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm, bạn phải tìm
15 Tháng Tư 202112:27 SA(Xem: 11270)
Chiếc xe gài số lui ra khỏi sân nhà, ngang mấy hàng lan Hoa Hậu và gốc nhãn đang đậu trái nhỏ li ti, thành chùm. Tôi hỏi: Xe nhà mình lúc đó là xe gì? Ba nói Con không nhớ sao? Tôi gấp lại dãi khăn tang trắng. Hôm mãn tang Ba, ở chùa về, tôi đã định đốt dãi khăn trong lò sưỡi. Tháng này trời Cali chưa chiều đã nhá nhem. Tôi để cuộn khăn trở lại bàn nhỏ cạnh đầu giường. Ba không còn ngồi trên ghế gần cửa ra vào. Trong phòng còn có mình tôi.