- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MƯA KỶ NIÊM

10 Tháng Sáu 20216:03 CH(Xem: 10531)
hinh-anh-mua-buon-155-1
Mưa buồn- ảnh tác giả cung cấp

Thái Thanh

MƯA KỶ NIỆM

 

Tháng 6. Sài gòn buổi chiều thường mưa. Mưa to lắm, mây đen kịt kéo nhanh làm tối cả bầu trời, nhìn xa xa sau màn nước mưa mù trời những đoàn xe trên đường cao tốc xuôi ngược nối dài nhau trên con đường quốc lộ xa tắp mịt mù.

 

Nơi tôi ở bây giờ đất còn trống khá nhiều nên cây cỏ xung quanh xanh xanh như một thảo nguyên nhỏ. Đứng trên tầng cao nhìn mưa rơi rơi từ xa, mịt mờ trắng xóa. Những con đường vắng thưa thớt bóng người đi qua và dòng sông nước vẫn lặng lờ. Tôi nhớ xa xôi có người đã từng ví von bên tai tôi " Dù cho sông cạn đá mòn tình cảm này không hề thay đổi". Ngày ấy, tôi cứ nghĩ sông khó mà cạn lắm chứ, nhưng không, dòng sông nơi tôi ở cứ cạn rồi đầy liên tục trong ngày. Lòng người cũng vậy không có gì là mãi mãi với thời gian. Cái mà dễ thay đổi nhất trên đời này nghiệm ra rằng đó chính là tình cảm; những lời yêu xưa chỉ là ví von trong lúc cảm xúc còn đong đầy nên chả trách gì nhau khi người dễ quên nhau...

 

Thế nhưng dẫu đã vào tuổi thu vàng tôi vẫn còn mơ mộng, vẫn yêu những cơn mưa chiều gợi nhớ ngày xưa. Mưa đối với tôi luôn lưu giữ lại trong tận đáy lòng ăm ắp kỷ niệm... Thời gian và tuổi chiều cũng đã làm tôi đánh rơi bớt dần mọi thứ, chỉ còn mù mờ trong trí những mùa mưa bên những người thương năm cũ.

 

Tôi thích lời bài hát "Một cõi đi về" của Trịnh " Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa. Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ...". Tôi nhớ mưa xa ở thành phố nhỏ thời thiếu nữ xa xôi ngày ấy mỗi chiều tan học. Tôi nhớ những cơn mưa phơ phất ngoài trời cái thuở ngu ngơ còn che nghiêng cây dù tím cho khỏi ướt vạt áo dài trắng tinh khôi. Tôi nhớ ánh mắt sâu thẳm đợi chờ của người xưa từng làm cuống quýt bước chân đi cô học trò nhỏ ngày thơ. Nhớ khung cửa sổ lớp học những ngày mưa nhìn ra hàng dương liễu sũng nước như reo trong gió và nhớ cả tiếng sóng biển ngoài xa từ khung cửa sổ ấy nghe vọng về.Tôi nhớ những cơn mưa buốt lạnh ở quê tôi mỗi chiều tôi vội vã trở về nhà với mẹ với các con của mình. Ngày ấy tôi thường nấu canh tôm với rau mồng tơi và làm cái món mắm cá thu chưng thịt ba chỉ với hột vịt rắc tiêu thơm cay nóng, cả nhà quây quần cùng ăn bên mâm cơm ấm cúng. Nhớ những ngày mưa lụt, Lịch huyết bị cay mắt trôi theo nước, chợ bán đầy Lịch mẹ tôi mua vê um với bắp chuối, chuối chát ngon ơi là ngon.

 

Thời ấy tôi ở chợ Đầm thành phố Qui nhơn, mùa mưa nước không rút kịp nên ngập lênh láng như một dòng sông mênh mông là nước. Buổi sáng thức dậy nghe tiếng rao " bánh mì nóng dòn đây !" tôi cùng con gái đứng ở ban công cột tiền thả xuống cho những người ngồi trên cái thúng tròn ấy để mua bánh mì ăn... Chờ khi nước rút, tôi lại ra chợ buôn bán kiếm tiền nuôi con. Có khi buổi chiều ở chợ về tôi phải gởi xe đạp vì không thể lội qua nước chảy xiết vì mưa. Tôi nhớ mẹ, nhớ day dứt hình ảnh mẹ tôi ngày ấy khi các con tôi vào Sài gòn học đại học chỉ còn mỗi mình mẹ ở nhà. Lội qua đầm nước mênh mông, mình tôi bê bết nước và bùn đất chưa kịp tắm gội tôi phải đỡ cho mẹ tới chỗ khô ráo. Nhà tôi ngày ấy, ở dưới thì nước lụt ngập ở trên thì dột, mẹ tôi đứng vịn chặt cái thành cầu thang tương đối khô ráo chớ không dám đi sợ té ngã, chỉ có mình mẹ ở nhà, mẹ phải tự bảo vệ mình để khỏi làm phiền cho con... Thương mẹ quá, thương đến đứt lòng cho mẹ mà tôi cứ mãi còn bôn ba ở giữa chợ đời không cận kề bên mẹ... Cuộc sống dần đỡ hơn khi tôi sửa được cái nhà, khi người ta làm cống rút nước... thì mẹ không còn nữa.

 

Mùa mưa ở Qui nhơn thường kéo dài lê thê liên tục đến mấy ngày với cái lạnh se da nhưng mưa Sài gòn hay đổ bất chợt... Cũng xuyến xao lòng tôi không ít. Ngày ấy, mẹ mất, tôi sống một mình buôn bán chắt chiu tiền gởi cho con đi học. Cho đến ngày tôi vào Sài gòn dự lễ tốt nghiệp của con. Tội nghiệp, nó là đứa con gái bé nhỏ chịu thương chịu khó cùng với mẹ trong những ngày mua bán tảo tần ở quê. Nó đậu Đại học Bách khoa Sài gòn một cái trường danh tiếng khó đậu mà suốt năm năm trời mẹ nó chưa hề vào thăm con cho biết được trường. Lần này có hai cái vé mời đặc biệt dành cho ba mẹ vì nó tốt nghiệp loại giỏi nên bà mẹ quê tôi phải đi vào thôi... Dự xong lễ chiều đó nó mượn chiếc xe máy của cậu đưa mẹ ra bến xe Miền đông để về. Không có dấu hiệu gì báo trước nhưng xe đi được một khúc thì mưa đổ xuống nhanh như trút. Đoạn đường còn dài đứng đụt mưa thì sẽ trễ xe, nó tắp vào mua hai cái áo mưa tiện lợi, lính quýnh thế nào mà mẹ nó là tôi đánh rơi cái áo xuống đất. Giữa dòng xe cộ chạy ngược xuôi hối hả, đường Sài gòn nước ngập chảy xiết trôi phăng cái áo đi mà bên đường không còn ai bán áo nữa. Con bé cởi phăng cái áo cho mẹ trùm, nó đi ướt dưới mưa, dưới cái lạnh của gió ngược chiều qua những con đường rộng rồi nó len lõi vào hẻm cho gần, trời vô tình vẫn cứ đổ mưa, mưa to như trút... Cuối cùng cũng đến được bến xe, tôi co ro ngồi trên xe nhìn qua ô cửa kính, xe chạy... bóng đứa con gái bé nhỏ vẫy vẫy tay xa dần mà đứt ruột. Hồi đó cả hai mẹ con đều chưa có điện thoại di động nên không gọi được cho con để biết nó đã về được nhà trọ an toàn chưa. Lòng mẹ se lại vì thương, thương con vô bờ bến trong đời...

 

Bây giờ tất cả đã là kỷ niệm. Tuổi đã về chiều tôi dần quên hết chỉ còn nhớ mơ hồ về những chuyện xa xưa còn lưu lại dành cho những ngày mưa rơi xuống đời tôi mênh mang thương nhớ vô vàn...

 

Sài gòn tháng 6/ 2021

 

Thái Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Năm 202110:35 CH(Xem: 11073)
Tôi thuộc thơ của thi sĩ Hoàng Cầm từ nhiều năm trước khi biết đến Hoàng Kỳ - người con trai đầu của cụ. Qua nhà thơ Thanh Kim, phóng viên báo Bắc Giang, tôi được gặp anh lần đầu tại thư viện của thị xã Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ). Mới gặp, anh có vẻ lịch sự xã giao, thậm chí như hơi đề phòng- thói quen hình thành trong một hoàn cảnh gia đình đầy sóng gió đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc đời anh... Nhưng dần dà, cái vỏ ngoài ấy đã biến mất hẳn sau nửa giờ trò chuyện, khi anh hiểu rõ rằng: trước mặt anh là một "con mọt sách", đang muốn tìm hiểu về văn hóa vùng Kinh Bắc...
07 Tháng Năm 20214:48 CH(Xem: 10945)
Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.
07 Tháng Năm 20211:54 SA(Xem: 10585)
Tôi gặp anh Nguyên Minh lần đầu tại một quán cà phê vỉa hè đường Phan Xích Long. Hơn mười năm trước tôi thường viết bài trên trang vanchuongviet, ngày ấy chủ biên Nguyễn Hòa chưa ngã bệnh anh còn xông xáo chuyện chữ nghĩa. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn, hôm ấy có tôi, vợ chồng anh chị Trương Văn Dân _ Elena, anh Nguyễn Hòa hẹn gặp Sâm Thương và Nguyên Minh. Các anh đều là những bậc tiền bối tôi ngồi nghe các anh bàn luận và dự tính ra mắt một tập san văn học nghệ thuật riêng của mình, từ đó anh em quen nhau.
20 Tháng Tư 20215:10 CH(Xem: 10773)
Mỗi lần nghĩ đến chiến tranh, giải phóng đất nước, cách mạng dân tộc, tự do nhân quyền, xuống đường biểu tình... đầu óc tôi lơ mơ liên tưởng đến vụ Thiên An Môn năm nào. Hình ảnh người đàn ông hiên ngang tiến ra giang rộng hai tay đòi hỏi tự do, chận đứng xe tăng, chống lại quyền lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản Trung Quốc. Hình ảnh anh hùng, xem cái chết tựa lông hồng, với lòng đầy thách thức, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho xứ sở. Hình ảnh đó đã đánh mạnh vào tâm não toàn thể người dân trên toàn thế giới. Riêng tôi, vẫn âm thầm nghĩ tới người lính lái chiếc xe tăng khổng lồ đầy răng sắt. Hẳn ông phải là một người rất đỗi từ bi, nhân hậu? Thương người như thể thương thân. Ông từ chối giet người, dù trong tay nắm toàn quyền nghiền nát người đàn ông hiên ngang hùng dũng kia. Hành động nghiền nát đó, sẽ được coi như một chiến công hiển hách đối với đảng và nhà nước.
20 Tháng Tư 20214:59 CH(Xem: 11124)
Tháng tư năm ấy, sao tôi không mấy lao đao về cái chết tự tử của một người chị họ chưa đầy hai mươi tuổi. Năm ấy, một chín bảy lăm, nghe mạ tôi nói chị bị cào nát mặt hoa và ăn đòn phù mỏ chỉ vì lỡ tranh giành một miếng nước ngọt trên chuyến tàu tản cư từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Liệu như thế đủ để chị chán sống hay còn vài lý do thầm kín khác mà tôi không đoán được. Ồ phải rồi, nghe kể mẹ chị ấy là mợ tôi ngồi đâu cũng thở dài rất thảm, lâu lâu tuồng như muốn nuốt ực những giọt nước mắt dội ngược vào lòng và lâu lâu thì lại trào ra trăm lời nguyền rủa về những xui xẻo không tránh được, ví dụ nỗi đau rát rực rỡ của mấy bợm máu kinh nguyệt thời con gái chị tôi đã phọc lai láng trên đít quần suốt những ngày chạy giặc thiếu nước và máu ôi thôi là máu của những xác người vô thừa nhận trên con đường lánh nạn.
20 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 11202)
Tôi đã thay đổi vì biến cố tháng Tư Bảy Lăm, nhưng cũng có thể tôi đã mất thiên đường từ trước khi ra đời. Đó là câu hỏi mà tôi ngẫm nghĩ gần đây. Năm nay tôi 43 tuổi, mặc dù tôi nhuộm tóc và vẫn thích người ngoài khen tôi trẻ, tôi hiểu mình nhiều hơn, và cũng chân thật với mình nhiều hơn lúc còn trong tuổi niên thiếu. Trên nhiều phương diện, có thể tôi cũng đầy đủ hơn ngày xưa. Nhưng tất cả những câu chuyện mà tôi hay kể với bạn bè để biểu lộ tâm trạng “cá ra khỏi nước” mà tôi vẫn cảm thấy đeo đuổi mình thường trực, đều bắt nguồn từ trước biến cố Bảy Lăm.
20 Tháng Tư 20214:18 CH(Xem: 11013)
Tháng 4, 1975, tôi 11 tuổi. Lúc đó tôi sống với cha, em trai và bà nội ở ngang chợ An Đông, Sài Gòn. Mẹ tôi ly dị cha tôi trước đó 2 năm để lấy người tình. Người tình của mẹ tôi làm tài xế cho cha tôi khi hai người còn là cảnh sát. Ông này trẻ, cao, vạm vỡ và đẹp trai hơn cha tôi. Ông cũng galăng, nhỏ nhẹ hơn cha tôi. Có lẽ ông cũng dai và dẻo hơn cha tôi. Vô tư mà chấm, có lẽ hai người xứng đôi. Ai cũng khen mẹ tôi đẹp, nhưng tôi không thấy mẹ tôi đẹp tí nào. Sau này, khi cãi lộn với chồng mới, bà bị bạt tai nên vung lời, “Đồ tài xế!”
15 Tháng Tư 20211:03 SA(Xem: 4380)
Ngày này 46 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao, những ngày tàn cuộc chiến? Những ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu là những lọ xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt, thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi xứ Bắc. Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằn dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm, bạn phải tìm
15 Tháng Tư 202112:27 SA(Xem: 11325)
Chiếc xe gài số lui ra khỏi sân nhà, ngang mấy hàng lan Hoa Hậu và gốc nhãn đang đậu trái nhỏ li ti, thành chùm. Tôi hỏi: Xe nhà mình lúc đó là xe gì? Ba nói Con không nhớ sao? Tôi gấp lại dãi khăn tang trắng. Hôm mãn tang Ba, ở chùa về, tôi đã định đốt dãi khăn trong lò sưỡi. Tháng này trời Cali chưa chiều đã nhá nhem. Tôi để cuộn khăn trở lại bàn nhỏ cạnh đầu giường. Ba không còn ngồi trên ghế gần cửa ra vào. Trong phòng còn có mình tôi.
15 Tháng Tư 202112:10 SA(Xem: 11860)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.