- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LƯỚT WEB

24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 7782)
 
luotWeb-INTERNET
Lướt Web - ảnh Internet

 

Nguyễn Thanh Sơn

LƯỚT WEB

 

     Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống  quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình.

    Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo!

       Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.

Trời đang độ mùa hè, mới buổi sáng ánh nắng rọi thẳng vào khung cửa hẹp, hiển thị lên hình nền màù sáng xanh của ánh nắng lẫn màu lam của cây cỏ. Bầu trời trong xanh văng vắt, không một gợn mây, thảo nguyên xanh trải rộng xa phía chân trời. Tôi rê chuột vào chữ v trên màn hình, rồi nhấp vào unicode tiếng việt có dấu. Tôi tìm đến google và gõ: Mưa.

  Màn hình hiển thị, không tìm được trang này. Giữa mùa hè, bầu trời trong xanh kia dễ gì có mưa?

    Buồn một mình.

    Trong cõi  trời có đất ,  cõi người có trai gái. Từ đó mới phát sinh những điều tiếp theo. Kinh dịch đã nói như vậy.

           Tiếng trong vút lên trời

           Tiếng đục chìm xuống đất

           Tiếng tình yêu đôi ta

            Sáng ngời vầng nhật nguyệt

Tôi xin cô ta số máy điện thoại, cô sẵn sàng đọc nó không chút ngần ngại.

    Chỉ những con số và một cái tên.

   Tôi thủ sẵn một ít tiền trong túi (ít thôi, vừa đủ để cho chi phí, bởi tính đa nghi và keo kiệt), chọn một nhà nghỉ hay khách sạn nào đó.

   Cô ta đến….cô ta không đến.

   Năm cánh hoa, bảy cánh, chín cánh. Tôi chọn số cánh là số dương, số trong kinh dịch. Tôi bốc phệ nó bằng những cánh hoa.

          Hoa mai năm cánh vàng mơ

      Áo xiêm thiếu nữ thêu thùa trên cây

          Hoa mai bảy cánh hao gầy.

    Tôi loay hoay tìm lại số điện thoại,  tôi cố nhớ đã ghi ở đâu đó, có thể là ở dòng nào của trang nhật ký , cũng có thể ở góc nào , khung cửa sổ, mặt bàn mà tiện tay ghi vào đó bằng phấn trắng không bụi.

    -Điện thoại em số mấy?

     - 09…

    -Em đọc chậm lại, để anh ghi vào đây.

    - 09..Đúng không ?

    - Đúng .

    - Hôm nào rảnh anh phôn.

    -  Vui vẻ một tí.

    - Ừ.

 Cô ta đến, cô ta không đến. Dòng nhật ký hiển thị 72 trang, số điện thoại của cô ta nằm ở đâu trong con số 72?

 

      ****

 

        

       Chào mừng các bạn đã đến với trang web của chúng tôi. Bạn có thể thấy bất cứ thứ gì, đi bất cứ đâu. Với tất cả sự tương kính của ngôn ngữ, ý kiến của các bạn sẽ hiển thị trong thời gian ngắn nhất.

  Lướt web, tôi biết được nhiều điều thú vị trên thế giới này, chỉ cần rê ngón tay vào con chuột điện tử rồi click trang web nào đó thì mọi thứ điều hiển hiện.  Một bản tin dự báo thời tiết, phía đông bắc bộ nhiều mây, có mưa vài nơi. Có nơi mưa to đến rất to và đề phòng lũ quét.

“ Con đi chết đây, bố ơi!”

Tiếng thét nghẹn lòng  phát ra từ chung cư chín tầng ở Hà Nội, tiếng thét của kẻ sắp chết gửi đến người thân. Tiếng thét như xối vào tim máu của bao người, là ngày giỗ chung của 56 nhân mạng. Tiếng thét đó dội điếng vào trái tim tôi chỉ bằng cái rê  con chuột cài đặt bên máy tính.

  Sự đau buồn rồi sẽ trôi qua. Đông tàn mùa xuân sẽ đến.  Mùa xuân không phải tự nhiên đến   mà chúng ta phải tìm lấy nó. Mùa xuân sẽ đến trên mọi ngã đường rực vàng hoa cúc trên đường quê lối cũ quê tôi, trước mỗi nhà mặt tiền của con đường. Ấy là lời của các nhân viên công lực của  quê tôi nói thế . Các anh đi vận động từng nhà góp tiền mua hoa cúc (tiền trong dân sao mà dễ thế!), tạo dựng mùa xuân bằng những chậu hoa cúc khi nó chưa được gieo hạt.

 Anh hàng xóm bên nhà. Anh hành nghề xe ôm, vợ chê nghèo, bỏ . Anh khóc ròng vì phải thắt bụng góp tiền mua cúc để làm đẹp cho khu phố! Một đại gia vừa trúng đấu giá biển số xe đẹp 32 tỉ, tặng anh tiền để đóng góp mua chậu cúc .

Đi xa hơn lũy tre làng. Đến tầng vĩ mô của chiều dài đất nước, nơi 600 ha rừng nguyên sinh ở đất Bình Thuận có nguy cơ sẽ chìm trong hồ nước.

Chúng ta sẽ khôi phục từng m2 đất rừng nguyên sinh. Trong mỗi chúng ta sẽ tồn tại,  sẽ sống với nó, sẽ cùng cây rừng  hàng trăm năm, nghìn năm để khôi phục lại nó. Đó là quyết tâm của mỗi chúng ta. Ấy là lời nói của cán bộ cấp cao đã cả quyết như vậy.

 

TIẾNG CHIM KÊU

 

Sân chim là  cây

Là rừng sâu

Là miền đất đỏ

Chim sống ở rừng nhưng không còn cây

Chúng nhốn nháo bay đi tìm rừng

Tiếng đập cánh

Nghe não nùng thay!

 

Mặt sởn xơ, mắt sớn sát trốn dưới gầm xe

Hít đầy bụi đường đất đỏ

Trần truồng trên con đường thiên lý

Bay đi bay về đâu?

Bay đi đòi công lý của loài chim.

 

Có những loài chim

Ra ràng từ chốn rừng sâu

Chúng bay vào thành phố

Được sống ở lầu son gác tía

Chúng bạc bẽo quá chừng

Chặt cả bóng cây

Không còn rừng chim biết tựa vào đâu?

 

Đó là tiếng thét tức tưởi, não lòng  của những giống loài khi rừng cây đã mất., tiếng phẫn nộ của thế hệ mai sau.

Có in - tẹc - net là thế giới ở trong tầm mắt. Chiến tranh ở Đông Âu được tính từng ngày . Nga Ukraine. Từng mét đất luôn bị cày xới bởi bom đạn, con người bị rẻ rúng bởi đầu óc điên loạn của một nhóm người. Hỡi ông Putin, ông đang sống nơi lầu son gác tía, được cung phụng mọi phẩm vật quý giá nhất trên đời, hàng tỉ người trên trái đất này có ai được như ông . Hãy quay đầu vào bờ mà tận hưởng vốn trời cho.

 

Anh bạn văn chương, người hàng xóm, hưu non trước vài năm. Tôi chơi thân với anh , nói  chuyện thế sự với anh.

-Thế còn ý thơ của anh nó nằm ở chỗ nào?

 -Cơm áo gạo tiền nó choán hết  rồi, thôi cho nó qua tua! Tôi buồn cho anh rồi nghĩ đến mình, những ước mơ thời trai trẻ.

Ôi!, ta sống tựa như cây cỏ trong vườn nhà nhỏ quá nên thiếu sinh khí nên nó lúc nào cũng buồn, cũng than thân trách phận. Thà là một đứa khùng lại càng hay. Hỡi ơi,con tạo sinh ta ra để làm chi! Nếu không có web thì ta buồn đến đâu!

 Càng có tuổi người ta thường nghĩ đến cái chết, ngẫm ngợi cái vô thường của cuộc sống. Người già thường có giao cảm với đất trời và thỉnh thoảng nghe tiếng gọi của nó.

 Có lúc tôi nhìn thấy con mắt bão được vệ tinh chụp về khi lướt web. Đó là lỗ đen được hình thành bởi đám mây đen kịt cuốn xoáy hình xoắn ốc. Con mắt trợn trừng nhìn xuống trần gian,  như đôi mắt của thiên lôi, tay cầm búa giáng xuống trần gian đòn sấm sét. Hình ảnh náy có trong truyện cổ tích thời thơ ấu, nó ám ảnh tôi suốt thời niên thiếu, tụ lại tuổi trung niên và hiển thị lúc về già. Con mắt bão luôn trợn trừng vào tôi những lúc buồn, khi mấy đen giăng kín cả bầu trời.
Đứng trên bờ sông, nhìn nước chảy, Khổng Tử nói : ”Thệ giả như tư phù, bất khả trú dạ!” nước chảy mãi như thế này ư, ngày đêm không ngừng. Tôi  viết lại rồi thêm chút ít lời của Chu Công : ”Cái gì qua ,cho qua, cái gì đến đến tiếp, không có cái gì ngừng nghỉ trong phút giây.   Là tình chất của cuộc đời hiện thực đầy hư ảo này “.

 

Nguyễn Thanh Sơn

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 20238:52 CH(Xem: 8999)
Mùa thu này, nhà thơ Hoàng Hưng và phu nhân trở lại thăm Thủ đô. Ông có gọi tôi cùng tới studio riêng của họa sĩ Trần Lương. Giữa cơn hứng trò chuyện với họa sĩ, ông tìm đến “quốc hồn quốc túy” qua sợi thuốc lào Vĩnh Bảo, và tôi đã chộp được một hình ảnh của ông để rồi chợt thấm một nỗi buồn…
05 Tháng Tám 20239:50 CH(Xem: 10464)
“Khi người ta 19 tuổi, người ta là bà hoàng” - đó là một câu trong bộ tiểu thuyết sử thi “Con đường đau khổ” của nhà văn Nga A. Tolstoy mà bố từng lấy làm đề từ cho bài cảm ngôn “Viết dành cho con gái năm con 19 tuổi” từ những năm bố còn là một chàng trai mơ mộng lang thang trên những nẻo rừng Tây Bắc. Vài chục năm sau, vào lúc con đọc những dòng này của bố, khi con chuẩn bị bước vào năm thứ hai đại học, cũng là lúc cả xã hội ta đang trong một cơn xáo động kinh hoàng với bao giá trị đảo lộn quay cuồng khiến những cô cậu sinh viên quen sống trong vòng tay gia đình che chở như con phải hoang mang, ngơ ngác, hoảng sợ…
09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 10854)
Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng. Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.
08 Tháng Ba 20236:56 CH(Xem: 10527)
Ai cũng ghét kẻ khoe khoang và gọi kẻ ấy là hợm hĩnh khó ưa. "Khoe khoang" có gọi là "phô bày" không? Có đó, vì cả hai đều đồng nghĩa như nhau nhưng tôi thấy kẻ phô bày lại đáng thương hơn là đáng ghét đó. Có ai trong đời này mà không hề có sự phô bày cho người ta thấy chứ, ta thích được người biết cùng, khen cùng ta những điều ta có. Bây giờ có facebook thì điều này thể hiện rõ nhất qua nút chia sẻ đó.
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 10572)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 11263)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 11267)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
11 Tháng Mười Một 202212:24 SA(Xem: 11843)
Mưa rơi trong màn hình laptop, tôi thèm nghe tiếng mưa. Đêm nay. Mưa Cali hiếm hoi, cứ như chẳng bao giờ muốn có. Nhưng dù đã cố gắng cách mấy, tôi vẫn không thể nhận ra cái rì rào ướt át, chút rét mướt của gió đêm, qua những giọt “mưa giả”, ” mưa máy móc”, “ mưa trong computer”.
01 Tháng Mười Một 202212:25 SA(Xem: 12289)
Sáng sớm, ông bác sĩ quản lý vào phòng báo tin: sau khi hội ý với các bác sĩ chuyên khoa, tất cả đồng ý để tôi xuất viện vào trưa hôm nay và một tháng sau trở lại tái khám. Thú thực, tôi mừng lắm, nghĩ mình đã được sinh ra lần thứ ba! Lần đầu, vào lúc khởi diễn cuộc Thế Chiến Thứ Hai, Mẹ sinh tôi tại một làng quê thuộc Tỉnh Hải-Dương, miền Bắc Việt-Nam; lần thứ hai cách đây bốn mươi năm, là lúc tôi được phóng thich khỏi trại tù Vĩnh-Quang, một trong những nơi giam giữ các sĩ quan miền Nam, dưới chân núi Tam-Đảo thuộc tỉnh Vĩnh-Phú, cũng tại miền Bắc Việt-Nam. Và lần này, lần thứ ba được sinh ra, là ngày tôi xuất viện, sau một thời gian trị liệu nhiều “gian khổ”, “cam go” tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas.
05 Tháng Mười 20225:58 CH(Xem: 4271)
Thật khó ngỡ tôi có thể sống tới tuổi 80—dù chỉ lả tuổi khai sinh. Cha mẹ cho tôi “mang tiếng khóc bưng đầu mà ra” ngày mồng 6 tháng 10 năm Nhâm Ngọ —tức 13/11/1942—tại Phụng Viện thượng, tục gọi là Me Vừng, quận Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, sau ngày cha thoát khỏi những trại tù khổ sai của Việt Cộng, định cư tại tỉnh lỵ Hải Dương hoang tàn, đổ nát, rổi dàn xếp cho mẹ và hai anh em tôi trốn ra đoàn tụ, khi làm giấy thế vì khai sinh hai anh em tôi đều được khai sinh với năm tây lịch, và ngày tháng âm lịch. Ngày sinh trên giấy tờ trở thành 6/10/1942. Bởi thế, từ buổi di dân qua Mỹ, mỗi năm tôi có tới ba sinh nhật. 6/10, 13/11 và một ngày tây lịch nào đó tương ứng với ngày 6/10 âm lịch. Vợ tôi—người tình đầu đời từ trại Bác Ái xóm Cây Quéo, Gia Định 62 năm trước, cũng nguổn cảm hứng của những vần thơ khởi đầu văn nghiệp—thường tăng khẩu phần lương thực với lời chúc..