- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỪNG TẾT CON MÈO

13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6282)
tranh LeMinhPhong4
Tranh Lê Minh Phong

 

 

 

Thái Thanh     

MỪNG TẾT CON MÈO     

 

Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan. 

 

 

Nhớ nhà mình có trồng một chậu hoa Lài, bụi hoa này của một người bạn bưng bê đến xới đất vun trồng, mình chỉ việc tưới cây theo lời dặn. Có thể nói nó ngoan nhất trong các chậu cây mình trồng vì nó đơm bông kết trái hương thơm lại nồng nàn dìu dịu. Ngày tết, mình thường cắt từng chùm để trong cái đĩa trắng nhỏ đặt lên bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà. Mùi hương thơm lan nhẹ vào phòng khiến cho mình an tâm mà chìm vào giấc ngủ bình yên. Ngày ấy, dẫu bon chen bận bịu mưu sinh và công việc nhà tất bật thế, nhưng mình lại thấy mình rộn ràng sung sướng lắm trong những ngày tết đến. 

 

 

Mình thích lời bài hát: "Anh đến thăm em đêm ba mươi. Còn đêm nào vui bằng đêm hôm nay" nhớ chân tình của một người thường mang quà đến cho mình vào đúng đêm ba mươi, bao giờ trong gói quà ấy cũng có món mứt gừng thơm thơm mùi của tết. Chính nụ cười bao dung, chính ánh mắt hiền và chân tình của người đã theo tâm mình cho đến cuối đường đời. Là kỷ niệm êm đẹp của những ngày còn có nhau trong đời vui phút chốc. Lâu rồi mất biệt, lâu rồi dẫu chẳng thể quên nhưng mất biệt thật rồi...  Không biết ai kia có để lại trong lòng cùng... một chữ thương. 

 

 

Mùi của Tết nó còn có trong làn hương khói cúng kiến lễ lạy, theo tục lệ người Việt của mình. Bắt đầu từ lúc cúng đưa ông táo về trời rồi cúng giẩy mã ông bà, mua sắm đủ thứ, làm bánh làm mứt, làm dưa kiệu...mùi thơm từ bếp lửa đỏ hồng, từ dáng má ngồi cặm cụi rim mứt. Ôi nhớ và thương làm sao. Ngày 30 tết cúng rước ông bà, má làm món thịt thưng rất ngon vừa thơm vừa chín thấm đậm đà hương vị mà không bị cháy, mình học mãi mà không làm được ngon như má. Mấy món còn lại thì mình làm, thể nào cũng có canh ổ qua nhồi thịt, có trứng vịt đổ chả cuộn lại, có cả món xào chua ngọt má thích. Chiều 30 nhà mình còn có món chè đậu ván nấu cúng ông bà vào đêm giao thừa. Món này đã có ở nhà mình vào đêm giao thừa thường lệ mỗi năm, từ khi các con mình nó thích món chè này, đầu năm có chén chè thơm thơm mùi đậu ván bùi bùi ngọt lịm cho cả năm ngon đến ngọt ngào. Mình tự nghĩ thế và bày cho nhiều người cũng cúng chè đầu năm như mình. 

 

 

Nhiều người cứ bảo rằng sao ngày thường không mua đồ về ăn, vừa rẻ vừa ngon lại cứ đợi đến Tết. Nhưng chỉ có ngày tết con cháu phương xa về tựu tề đông đủ, cùng ăn cùng chơi cùng nói cùng cười. Theo như tục lệ, ngày tết còn có lễ cúng rước cúng đưa ông bà ấm cúng. Mình không đặt nặng chuyện cúng kiến dù ngày 30 Tết là ngày buôn bán nước rút, bán rất đắt hàng. Sáng sớm mình đã dậy đi chợ, gà đã đặt trước chỉ cần nấu món ăn để cúng, trái cây và hoa tươi đã dâng cúng lên bàn thờ, con cái sum vầy phụ một tay bưng đồ lên cúng... Cúng cơm trong ba ngày đối với mình cũng rất nhẹ nhàng, đơn giản chỉ cơm canh, món nem chả bánh tét và một vài món mặn ăn chơi và chỉ cúng buổi trưa nhưng đèn bàn thờ luôn thắp sáng..  Con cháu đầy nhà vui sao, nó được mừng tuổi được lì xì, được chúc xuân vui vẻ. Bạn bè lui tới viếng thăm vui xuân cùng gia đình mọi băn khoăn về thời cuộc gác hết lại một bên cho an... Đến ngày mùng ba, nhà mình cúng đưa ông bà một nồi bún bò giò heo to thơm phức mùi sả và thịt bò, trên bàn thờ mình múc hai tô tượng nước và thịt, một đĩa bún trắng to, rau sống tươi hai bên, chanh ớt nước mắm và chén đũa như mời thỉnh. Trước cúng sau ăn, cả nhà đều thích, ông bà hồi xưa cũng thích bún bò mà, nên chắc cũng an vui mà bay theo hương khói mây trời. 

 

 

Tết là nét đẹp trong hồn người Việt. Ở bất cứ nơi đâu đã là người Việt đều có Tết trong lòng đều hoài niệm cái tết cổ truyền có tổ ấm mình ngày xưa đó. Mình thấy có nhiều gia đình ở hải ngoại họ cũng đón tết rôm rả, cũng hương hoa trà bánh, cũng tụ họp mừng tuổi lì xì, cũng xúng xính trong chiếc cái áo dài truyền thống của người  Việt đủ màu sắc như xưa. 

 

 

Thế nên phải cảm tạ đất trời đã có mùa xuân khởi sắc. Tạ ơn ông bà lưu truyền cho con cháu có Tết và mình thích nhất vẫn là Tết Việt nam ta./, 

 

Thái Thanh

(Sài gòn 2023)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tư 20161:28 CH(Xem: 28600)
Năm 1964, lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ Chí Đại Trường, sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức để về trường Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh Quân y. Cùng thời gian này anh học cao học, chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ và đang sưu tập, nghiên cứu về tiền cổ. Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được.
04 Tháng Tư 201612:59 SA(Xem: 30533)
Khi nghe tin nhà sử học Tạ Chí Đại Trường tạ thế ngày 24.3.2016 sau thời gian ngắn khoảng 5 tháng khi từ Mỹ quay về sống những ngày cuối đời tại Việt Nam với di nguyện được gởi nắm tro tàn bên cạnh mẹ ở quê hương. Ở tuổi đời 81, độc thân và với những công trình nghiên cứu không những về mảng lịch sử gần như bị lãng quên mà còn là người giải mã những giá trị văn hóa tâm linh trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
08 Tháng Hai 20162:49 CH(Xem: 33279)
Nhiều hơn một người bạn ngoại quốc từng hỏi tôi: “Tại sao đã gần 30 năm qua, người Việt vẫn chưa thề hòa giải, đoàn kết dân tộc, hầu hiện đại hóa xứ xở, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, đủ sức chung vai thích cánh với thế giới?” Gần ba mươi năm nghiên cứu sử học, chín năm vào ngành luật học, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời. Chuyến du khảo tại Việt Nam từ tháng 11/2004 giúp tôi thêm can đảm để mạo muội đưa ra những suy nghĩ đã âm thầm triển khai trong tâm tư nhiều thập niên.
08 Tháng Hai 20162:29 CH(Xem: 27731)
Không một chính quyền nào có thể chống lại cái khát vọng của những con người muốn sống cuộc sống có nhân phẩm và sự tôn trọng. Bước sang những ngày đầu năm, hãy cùng chúc nhau một năm mới tràn đầy tình yêu thương. Hãy là những Ko Ko Gyi, mỗi chúng ta sẽ thay đổi cái xã hội vô cảm này bằng tình yêu thương.
22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 31804)
T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng
01 Tháng Mười Một 20154:09 CH(Xem: 34482)
Bấy lâu nói về Nguyễn Du ta quen nhìn ông dưới góc độ một nhà thơ, một “nhà nho tài tử”, cho rằng ông chuyên chú nhiều cho văn chương, cuộc đời ông chủ yếu là văn chương, bàng bạc trong văn chương ông là một nỗi suy tư, nỗi buồn dằng dặc (?!). Thực ra khi hữu thời cũng như khi sa cơ ông luôn là một “nhà nho hành đạo”, một nho quan ôm chí lớn và văn chương chỉ là một phương diện an ủi tâm sự thầm kín.
18 Tháng Mười 201511:15 CH(Xem: 35127)
Sài Gòn quả thật vẫn đẹp mà nó vẫn đẹp theo cái cách mà tôi nhìn ngắm nó, nó vẫn đẹp như mơ, cực kỳ hoàn hảo và trác tuyệt. Vì đâu mà tôi có thể thấy như vậy nhỉ? Có lẽ nó xuất phát từ cái chủ quan riêng biệt của tôi mà tôi thấy như vậy.
18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 34242)
Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.
28 Tháng Tám 201511:15 CH(Xem: 41376)
Mùa Thu, năm 1994, chúng tôi trở lại Hà-nội sau 40 năm xa cách. Một trong mục đích của chuyến đi này là đề gặp ông Nguyễn Hữu Đang, người đứng đầu trong nhóm Nhân Văn, sau khi đọc bài của Phùng Quán viết về chuyến đi thăm ông. Ông đã bị giam tại trại Cổng Trời gần 20 năm, đến đó là chỉ chờ chết, khó có thể trở về được.
27 Tháng Tám 20158:59 SA(Xem: 34338)
Năm 1972, Nguyễn Bắc Sơn in tập thơ “ Chiến tranh Việt nam và tôi”, lập tức được giới văn nghệ và đặc biệt lính chiến sài gòn yêu thích vì lối viết phóng túng, giang hồ ...