- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VƯỢT QUA QUÁ KHỨ

15 Tháng Tư 20211:03 SA(Xem: 4322)

30-4-1975 nhin tu mien NAM

VƯỢT QUA QUÁ KHỨ
-Ban Mai

Ngày này 46 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao, những ngày tàn cuộc chiến?
Những ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu là những lọ xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt, thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi xứ Bắc. Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằn dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm, bạn phải tìm sách đọc để xua tan sự lo lắng, đọc trong khi những người xung quanh bắt đầu thiếp ngủ. Cuốn tiểu thuyết “Giấc mơ tuyệt vọng” mà mấy mươi năm sau bạn không nhớ tác giả là ai, và ai đã dịch.

Đêm dài lắm, đêm rạng sáng ngày 30 tháng 4 tôi và mấy đứa em còn nằm trên vệ cỏ ven đường Bình Thuận trong chuyến di tản vào Nam, ba mẹ thao thức canh đàn con, tôi nhìn thấy những chiếc xe tăng bật đèn sáng treo cờ sao vàng nửa đỏ nửa xanh, những người lính miền Bắc mang ba lô đang hành quân trên đường. Tiếng xe tăng rít trên đường nhựa vẫn còn làm tôi rợn người.

Đêm dài lắm, đêm của Hương sốt li bì nằm bẹp trên thuyền vượt biển, đường Vũng Tàu về Sài Gòn đã bị cắt trên Cầu Cỏ Mây, Hương và chị Hồng Châu đã gỡ hình trong album cho vào túi cá nhân nhét cạnh gói cơm sấy và hai bộ quần áo. Trước đó ba Hương chở gia đình ra ngoài Cầu Đá Vũng Tàu, chỗ bài võng cong, mẹ Hương khóc vì chị Tú phải ở lại không đi được. Chiếc ghe trôi đi lúc 4 giờ chiều ngày 29 tháng 4, các thuyền ghe lớp lớp nối đuôi nhau đến tàu Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ.

Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, đêm dài lắm, dài như xác những người lính Cộng hòa ngã xuống trong cuộc triệt thoái cao nguyên Ban Mê Thuộc, Pleiku, trên liên tỉnh lộ 7 và cuộc rút quân khỏi tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn. Tôi thấy máu và máu chảy dài trên từng con chữ, trong hồi ký “Ngày N+...” của Hoàng Khởi Phong và “Tháng ba gãy súng” của Cao Xuân Huy. Tôi thấy thịt xương của những chàng trai trẻ nước Việt tôi bị băm nát, bầy nhầy dưới xích xe tăng, xác người nát tan trên biển, đầu người trôi nhấp nhô, cô gái lõa lồ điên loạn trên boong tàu. Sóng biển đỏ ngầu máu.
6h sáng 30/4 gia đình Thơ Thơ cùng những người bạn ở đài Voa xục xạo tin tức trên radio, lúc đó họ mới biết đêm qua phi trường Tân Sơn Nhất đã bị pháo kích dữ dội, và họ đã bị bỏ rơi.

Cũng sáng sớm hôm ấy, ba Vũ lái xe chở cả nhà thoát thân đến phi trường Tân Sơn Nhất, Vũ sợ hãi nhìn người thanh niên lái xe honda mặc đầy máu la lớn “tụi nó chiếm Tân Sơn Nhất rồi”, ba Vũ tuyệt vọng quần xe khắp nẻo đường Sài Gòn mong thoát thân, nhưng cả nhà không biết rằng hai tuần sau ông sẽ mất, nhà Vũ rồi sẽ bị tịch thu, khu biệt thự ở Thủ Đức cũng sẽ không còn nữa.

Cũng sáng hôm ấy, chiếc xe chở gia đình tôi vào cửa ngỏ Sài Gòn lánh nạn cũng là lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, mẹ sợ hãi khóc nức nở ngày miền Nam sụp đỗ, ba chết lặng ngồi im không nói một lời, chị em tôi ngơ ngác nhìn bầu trời trong xanh.
Với chúng tôi những người miền Nam ngày đó, “thế giới sau 30 tháng 4 không rõ ngày tháng nữa”.

Tháng 4 năm 2021

Bạn tôi nói, hè này sẽ trở về thăm quê hương, lâu rồi không biết có còn nhận ra ai, bạn lo lắng, không biết tụi trẻ sau này có biết vì sao tụi mình ra đi, vì sao đất nước mình như vậy?

Thời hậu chiến và sau hậu chiến đói khổ triền miên, cay đắng, đau đớn rồi cũng lùi vào quá khứ, thời mở cửa và hậu mở cửa cũng đang thay đổi hằng ngày, nỗi buồn, niềm đau rồi cũng sẽ lắng để tuổi trẻ ngày nay có một niềm tin mới, một cuộc đời mới.

Sáng nào tôi cũng ra biển sớm, trăng non vẫn còn nằm chếch về hướng Tây.

Mùa này, buổi sáng công viên đã nhộn nhịp. Điệu cha cha cha tươi trẻ của các cô tập nhịp điệu làm tôi nhún nhảy theo, đi lướt qua sân bóng chuyền của mấy ông bà trung niên, là góc sân bóng rổ của các nhóc tuổi teen. Sáng nay lá bàng rụng đầy lối, làm các cô quét rác vừa quét vừa than, thỉnh thoảng tiếng chổi sàn sạt làm tụi chim sẻ đậu bên lối cỏ bay vút lên.

Xuống bậc cấp, tôi đi bộ ven bờ. Cát ẩm mịn dưới đôi chân trần, tôi nghe tiếng cát mềm vỡ xốp dưới bàn chân, dấu chân còng khắp bờ cát, những con còng gió vụt thoáng vụt hiện nhanh như cắt. Biển mát lạnh, sáng nay sóng lớn làm bờ cát dựng đứng như bức tường thành. Và không gian khoáng đãng của đại dương bao trùm lấy tôi. Trên cao bầu trời trong vắt, mùi của biển mặn nồng.

Mặt trời ửng hồng nhô trên đầu núi, nơi ông Trần Hưng Đạo tuốt gươm về phía Bắc, khi đi bộ dọc bờ biển trở về, một cảnh tượng làm tôi chú ý. Phía xa tôi là hai người phụ nữ đứng lặng dưới con sóng, cả hai quay mặt nhìn thẳng ra biển như đang tưởng niệm người đã khuất. Người đàn bà luống tuổi tóc hoa râm búi cao, mặt quần lĩnh đen áo bà ba tím, người phụ nữ bên cạnh có lẽ tầm 40 tóc tém, khoác ba lô. Mới nhìn, ai cũng biết ngay họ không phải là khách du lịch đến ngắm cảnh biển. Nhìn cái cách họ chắp hai tay đứng cuối đầu, hoàn toàn bất động trong một khoảng thời gian. Tôi lặng người, có điều gì tràn ngập trong lòng tôi. Có phải họ là hai mẹ con từ xa đến? Biển đoạn này vắng, 46 năm trước trên bờ biển này sư đoàn 22 của lính Cộng Hòa đã tử nạn rất nhiều, trong số đó có ai là chồng, là cha của họ.

30/4/1975 tôi và gia đình có mặt tại Sài Gòn đúng buổi sáng chiến tranh kết thúc, bao nhiêu năm đã trôi qua. Từ một cô bé 12 tuổi, giờ đây tôi đã là một thiếu phụ trưởng thành. Nhìn lại những chặng đường thăng trầm của đất nước biết bao điều để nói. Cả hai miền Nam - Bắc máu đã đỗ nhiều rồi, xin đừng khơi thêm hận thù. Bạn bè tôi thắc mắc, sao tôi không viết cái gì nhẹ nhàng hơn, sao thường viết về chiến tranh, viết về người lính... có lẽ cô bé 12 tuổi di tản từ Quy Nhơn vào Sài Gòn trên quốc lộ 1 hơn một tháng trời đã chạy trên những xác người, đã chạm vào cái chết nên nó ám ảnh tôi đến suốt cuộc đời. Tình cờ, trong một lần nghiên cứu đề tài liên quan đến chiến tranh Việt Nam, tôi lật lại lịch sử, tôi tìm đọc tất cả các tài liệu viết về chiến tranh Việt Nam ở từ hai phía, chính từ đó tôi khám phá sự thật lịch sử Việt Nam không như tôi học, không như tôi nghe, sự thật và giả dối làm tôi kinh tởm. Điều đó, bắt tôi phải nhìn lại mọi việc, nhìn nhận lại mọi vấn đề.

Nói như ông Trịnh Công Sơn trên xác chết anh em sự vinh quang phải giấu mặt. Không ai ca khúc khải hoàn trên thịt xương của cùng người Việt Nam.
Chỉ mong rằng, những ngày tháng Tư này chúng ta hãy nói đến tình yêu thương để tương lai thế hệ trẻ bước vào đời bằng trí óc độc lập, biết lắng nghe và biết phản biện, biết tự tin trên đôi chân mình hội nhập cùng thế giới, thoát khỏi quá khứ tật nguyền.

Tôi hy vọng vì một thế hệ trẻ tươi sáng hơn.

BAN MAI
Quy Nhơn, 4/2017, chỉnh sửa tháng 4/2021
--------------
Tham khảo tài liệu:
* “30 tháng 4 nhìn từ miền Nam”. Tạp chí Hợp lưu số 82, năm 2005, Cali, USA.
- “Mở tương lai” – Đặng Thơ Thơ
- “Cyanua chẳng mệnh chung” - Nguyễn Hương
* Sài gòn ngày lạ mặt – Trần Vũ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 95549)
M áy bay hạ cánh ở phi trường Liên Khương, trời Đà Lạt mát lạnh với buổi sáng sớm còn mờ hơi sương. Người đàn ông ngồi bên cạnh trên máy bay hẹn tôi sẽ lấy vé. Rồi anh biến mất trong dòng người. Tôi điện thoại cho Hà đến đón, xe honda 100 phân khối Hà phóng như bay trên con đường lộng gió, hai bên đồi thông bạt ngàn, hoa dã quỳ vàng rực rỡ.
22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95122)
C ơn mưa bất chợt ập xuống phi trường vào chủ nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng sáu. Tôi là người hành khách cuối cùng ra khỏi chuyến bay từ Paris trở về trong đêm hôm ấy. Không biết là mình đã ngủ vùi đến mấy ngày. Nhưng khi tỉnh dậy nhìn kim đồng hồ đã ba giờ sáng.
28 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93838)
Đ êm qua tôi thấy Mèo con trong giấc mơ. Vẫn nét mặt bầu bầu, vành môi cong lên cười tươi thắm. Trong mơ tôi thấy 2 đứa vẫn trẻ như một ngày năm cũ, nhưng lại có một thoáng ngại ngần, rồi Mèo con lên tiếng như giữa chúng tôi chưa hề có khoảng cách 15 năm. Mười lăm năm, mười lăm năm ấy biết bao tình[...]Chả biết là phòng hội hay phòng ăn, tôi vào lấy thức ăn như khi xưa từng lấy cho nhau.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 80610)
B ao nhiêu năm qua ở xứ ngưới, anh vẫn còn nhớ lại có những chiều trên đảo, anh đứng một mình trên đồi, nhìn biển rộng mênh mông, nhìn những đám mây bay lang thang trên nền trời xanh, nhìn những đám cỏ may theo gió thổi chạy vờn về cuối đảo, tự nhiên làm cho anh thấy mong nhớ một cái gì xa xôi. Mây và cỏ may thường làm gợi nhớ đến dĩ vãng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95030)
C huyện này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 93700)
T ôi điếng người sau cú phôn. Phôn của anh bạn ở Portland. Phụng dính ung thư gan! Tôi loanh quanh chẳng biết mình đang làm gì và đang muốn làm gì. Có lẽ nào! Đang khi không bỗng trời ập xuống.
04 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 108196)
L ịch sử 4000 năm đã minh chứng, ta mạnh địch lùi, ta lùi địch sẽ lấn lướt. Vậy tại sao chúng ta không biểu tình ôn hòa phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, tai sao không rầm rộ kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý, đem Biển Đông ra đàm phán trước Liên Hiệp Quốc. Và quan trọng nữa, phải cho Trung Quốc biết ý chí quyết tâm giữ mỗi thước đất, mỗi thước biển của 90 triệu dân Việt. Hãy để tuổi trẻ Việt Nam nói lên tiếng nói tự trọng của một dân tộc, cho dù yếu sức cũng không đớn hèn.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 84657)
... c ái bản sắc nói chung cho người Việt hải ngọai khắp nơi trong cộng đồng thế giới với biết bao dị biệt. Họ sẽ được giáo dục, có văn hóa, và có tiếng nói khác nhau. Quê hương đáng lẽ phải là những điểm chuẩn chung để mọi người còn có một cái gì để noi theo. Đó là niềm kiêu hãnh, là tình tự dân tộc, là đạo đức chính trị, là đạo đức kinh doanh, nếu chỉ thấy cái thua kém, thù hận, và ô nhiễm mọi mặt. thì có lẽ đã muộn rồi. Như đàn cá hồi khi ra biển rộng, lúc tìm đường về, nhưng cái tổ cũ đã bị phá bỏ, các kinh rạch cũ đã bị rác rưởi lấp kín, thì chắc là lại ra đi, về vùng vẫy tự do ở vùng biển rộng trời cao...
07 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 97036)
Đ ến hôm nay, ngày 6 tháng 5, bức hình nay có tên là Situation Room Photo, tự nó đã có đời sống riêng của nó, và người chụp vốn là nhiếp ảnh viên chính thức của toà Bạch Ốc, đã hẳn không còn là cha tinh thần của nó nữa. Hàng triệu người đã thấy nó, đã bị lôi cuốn, đã thích thú, đã soi bói, đã bàn luận và phân tích, cả chất vấn, và mặc sức… hoán đổi (altered, hoặc tiếng nhà nghề là photoshopped).
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106242)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại.