- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MÙA THU… DÃ QUÌ VÀNG VÀ ÁO TÍM

11 Tháng Hai 202111:43 CH(Xem: 12174)
tranh Nguyen Lưu
Thiếu nữ- tranh Nguyễn Lưu

MÙA THU… DÃ QUÌ VÀNG VÀ ÁO TÍM

 

 

Mơ hồ sương khói…triền đồi hoa vàng…tung tăng áo tím…Tôi chợt thức giấc, trái tim nhói đau. Dường như khóe mắt có đôi giọt nước mắt. Bên cửa sổ vầng trăng hạ tuần đang lơ lửng treo đỉnh đồi, ngọn gió bấc hiu hắt lạnh.

…Bao năm bụi đỏ, tình cờ qua đây…Không phải là tình cờ, tôi vẫn về nơi ấy. Ngồi trên thảm cỏ xanh, triền đồi hoa vàng như mùa thu tỏa nắng, nhưng áo tím rúc rích cười đã tan vào sương khói mơ hồ. Ngày nào đó em nói…Trong tim luôn có người mà mình yêu mến thì làm sao gọi là cô độc, là hạnh phúc đó… Em lại cười ran nhởn nhơ như cánh bướm khắp lưng đồi.

Cuộc sống như nhát dao chém vào phận người, thân xác này đã bao nhiêu nhát chém? Tôi ngồi dưới tán thông xanh nhìn về miền bụi đỏ, có bao niềm vui, có mấy chuyện buồn?… Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần… Dẫu chùng vẫn cứ phải đi… Đi đến cuối cùng. Ôi! Cuộc sống có bao điều nghịch lý. Kẻ ác mang khuôn mặt thánh thiện, lủ giả dối rao giảng đạo đức, bọn tham lam giả vờ trong sạch.

Những cánh rừng hấp hối, con thú hoang không nơi ẩn nấp. Biển cả ô nhiểm, cá tôm cạn kiệt. Lòng người chất chứa hận thù, ánh mắt nghi kỵ sợ hãi. Xin người thôi tàn phá, xin đời hãy bao dung. Tôi đi dưới hàng Anh Đào trụi lá, những cành khô khẳng khiu trong sương. Chợt nghe lạnh… Cái lạnh mang mang tiền kiếp, chợt nghe nỗi buồn áo tím rưng rức… Nỗi buồn mấy độ luân hồi.

Tôi như con chim đắng đót lơ đãng vùng ký ức… Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt…Giọng hát Lệ Thu sao nghe da diết quá. Người ca sĩ này vừa mới đi xa để lại cho thế gian sự tiếc nuối vô bờ. Nếu giọng hát hoang dại ma mị của Khánh Ly đem đến cho tôi nỗi khoắc khoải phận người, thì giọng hát sang trọng vút cao của Lệ Thu lại đem đến niềm bi thương cuộc tình đổ vỡ. Tôi thổn thức với hai giọng ca này từ thuở còn là cậu học sinh Trung học ngơ ngác. Đôi lúc tôi tự hỏi… Có phải đó là sự mặc định cho cả một cuộc đời?

Thể xác mềm mại sương khói mùa thu, cánh môi dã quì khát khao rực nắng. Như đôi bướm nhởn nhơ lũng hoa vàng, như mây lơ lửng trời xanh trong vắt. Hương ái ân bay khắp lưng đồi. Thật là kỳ diệu… Ngày nào đó em đã nói… Trong tim luôn có người mà mình yêu mến thì làm sao gọi là cô độc, là hạnh phúc đó…Aó tím ơi! Tôi đã mất em trong cuộc đời này nhưng tôi vẫn hạnh phúc vì em thường trực trong trái tim rách nát này. Bên cửa sổ trăng đã lặn, chồi non mơn mởn hàng cây trong gió bấc rét mướt. Ừ nhỉ… Tháng chạp đã tàn…

 

 

TRẦN QUANG PHONG

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tư 20161:28 CH(Xem: 28554)
Năm 1964, lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ Chí Đại Trường, sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức để về trường Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh Quân y. Cùng thời gian này anh học cao học, chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ và đang sưu tập, nghiên cứu về tiền cổ. Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được.
04 Tháng Tư 201612:59 SA(Xem: 30511)
Khi nghe tin nhà sử học Tạ Chí Đại Trường tạ thế ngày 24.3.2016 sau thời gian ngắn khoảng 5 tháng khi từ Mỹ quay về sống những ngày cuối đời tại Việt Nam với di nguyện được gởi nắm tro tàn bên cạnh mẹ ở quê hương. Ở tuổi đời 81, độc thân và với những công trình nghiên cứu không những về mảng lịch sử gần như bị lãng quên mà còn là người giải mã những giá trị văn hóa tâm linh trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
08 Tháng Hai 20162:49 CH(Xem: 33223)
Nhiều hơn một người bạn ngoại quốc từng hỏi tôi: “Tại sao đã gần 30 năm qua, người Việt vẫn chưa thề hòa giải, đoàn kết dân tộc, hầu hiện đại hóa xứ xở, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, đủ sức chung vai thích cánh với thế giới?” Gần ba mươi năm nghiên cứu sử học, chín năm vào ngành luật học, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời. Chuyến du khảo tại Việt Nam từ tháng 11/2004 giúp tôi thêm can đảm để mạo muội đưa ra những suy nghĩ đã âm thầm triển khai trong tâm tư nhiều thập niên.
08 Tháng Hai 20162:29 CH(Xem: 27692)
Không một chính quyền nào có thể chống lại cái khát vọng của những con người muốn sống cuộc sống có nhân phẩm và sự tôn trọng. Bước sang những ngày đầu năm, hãy cùng chúc nhau một năm mới tràn đầy tình yêu thương. Hãy là những Ko Ko Gyi, mỗi chúng ta sẽ thay đổi cái xã hội vô cảm này bằng tình yêu thương.
22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 31523)
T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng
01 Tháng Mười Một 20154:09 CH(Xem: 34430)
Bấy lâu nói về Nguyễn Du ta quen nhìn ông dưới góc độ một nhà thơ, một “nhà nho tài tử”, cho rằng ông chuyên chú nhiều cho văn chương, cuộc đời ông chủ yếu là văn chương, bàng bạc trong văn chương ông là một nỗi suy tư, nỗi buồn dằng dặc (?!). Thực ra khi hữu thời cũng như khi sa cơ ông luôn là một “nhà nho hành đạo”, một nho quan ôm chí lớn và văn chương chỉ là một phương diện an ủi tâm sự thầm kín.
18 Tháng Mười 201511:15 CH(Xem: 34841)
Sài Gòn quả thật vẫn đẹp mà nó vẫn đẹp theo cái cách mà tôi nhìn ngắm nó, nó vẫn đẹp như mơ, cực kỳ hoàn hảo và trác tuyệt. Vì đâu mà tôi có thể thấy như vậy nhỉ? Có lẽ nó xuất phát từ cái chủ quan riêng biệt của tôi mà tôi thấy như vậy.
18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 33952)
Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.
28 Tháng Tám 201511:15 CH(Xem: 41068)
Mùa Thu, năm 1994, chúng tôi trở lại Hà-nội sau 40 năm xa cách. Một trong mục đích của chuyến đi này là đề gặp ông Nguyễn Hữu Đang, người đứng đầu trong nhóm Nhân Văn, sau khi đọc bài của Phùng Quán viết về chuyến đi thăm ông. Ông đã bị giam tại trại Cổng Trời gần 20 năm, đến đó là chỉ chờ chết, khó có thể trở về được.
27 Tháng Tám 20158:59 SA(Xem: 34056)
Năm 1972, Nguyễn Bắc Sơn in tập thơ “ Chiến tranh Việt nam và tôi”, lập tức được giới văn nghệ và đặc biệt lính chiến sài gòn yêu thích vì lối viết phóng túng, giang hồ ...