- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐI VỀ MIỀN NAM

13 Tháng Bảy 20198:57 CH(Xem: 17974)


HIEP DINH

Hiệp định Genève 1954 là hiệp định đình chiến được kí kết tại thành phố Genève, Thụy Sỹ để khôi phục hòa bình ở Đông Dương.

Đoản Văn  Kỷ Niệm 65 Năm Ngày Đất Nước Chia Đôi 20/7/1954

 

Saigon, tháng 8 Năm 1954.

Nhớ lại những thời gian mới vào Nam, cha tôi được chuyển ra làm việc ở Đà Nẵng, cả gia đình phải đi theo trừ tôi ở lại Sài Gòn theo học trường Chu văn An. Trong những ngày đầu, chưa có chỗ trọ, tôi đạp xe đến trại học sinh di cư Phú Thọ, nhưng trại đã đóng cửa, nhìn vào ngổn ngang rác rưởi. Tôi tìm đến nhà Hát Lớn thành phố, lúc đó vẫn còn một số người di cư vào muộn nên chưa giải tỏa.Tôi đang đứng lớ ngớ ở đại sảnh, thì gặp một anh bạn đang lễ mễ khuân hành lý đi xuống.Sau khi biết tôi đang cần nơi trú ngụ, anh bèn dẫn tôi lên đến khúc ngoặt của cầu thang tầng thứ ba, bảo tôi cứ dọn đến chiếm chỗ của anh vì anh đã có một nơi ở bên ngoài rồi.Anh giục tôi về dọn đến ngay.Hành trang của tôi chẳng có bao nhiêu. Tôi may mắn có một cái xe đạp để di chuyển, một vali nhỏ đựng quần áo, một ít vật dụng và một giường xếp kiểu nhà binh.

Những ngày chờ trường khai giảng, tôi hay nằm một mình qua khung kính vỡ nhìn xuống những cảnh sinh hoạt dưới đường.Từ đó tôi thấy được cái công viên, mà sau này được dựng tượng một người lính Thủy Quân Lục Chiến cầm súng xung phong. Tôi nhìn thấy cái bồn phun nước mà xe cộ chạy quanh suốt ngày, nhìn dọc theo phố Bonard, xa xa là bùng binh chợ Bến Thành. Trước mặt nhà Hát Lớn là phố Catinat, một khu phố Tây có nhiều người ngoại quốc áo quần sang trọng qua lại. Những người thợ chụp hình photostop trên công viên thường bất ngờ nhắm chụp những khách qua lại, sau đó dụ họ mua hình.

Tôi thấy một người đàn ông giữ xe hơi, cứ mỗi lần có xe nào đến đậu trước cửa nhà Hát lớn, là ông ta cầm chổi lông gà lăng xăng chạy đến, mở cửa xe và lấy chổi quơ bụi quanh xe. Sau đó ông ta chờ đóng cửa, rồi cúi rạp người nói với họ những câu tiếng Tây gì tôi không được rõ. Lúc chủ xe trở lại, ông ta lập lại những động tác cũ, và cung kính đứng chờ để nhận tiền. Ngày nào tôi cũng nhìn cái hoạt cảnh kiếm tiền của ông ta, quá dễ dàng, mà chẳng phải trả một đồng thuếnào cho bãi đậu xe của thành phố.

Nhà hàng Givral ở ngay góc đường, mỗi lần tôi đi xuống phố đều nhìn vào thấy quá xa lạ với mình, mà mãi bốn,năm năm sau tôi mới có dịp vào ngồi uống cà phê như họ.

Hồi đó, mỗi buổi sáng vào khoảng tám giờ, một xe lambretta ba bánh của sở Thông Tin đến đậu trước nhà Hát Lớn, mở loa phóng thanh vang suốt khu phố những bản tin và bài bình luận. Xen kẽ là ba bài nhạc mà tôi nhớ mãi. Bài Hướng Về Hà Nội của Hoàng Dương gợi lại bao nhiêu kỷ niệm vể thành phố mà mình vừa rời bỏ, bài Ngày Trở Về của Phạm Duy thấm cái nỗi buồn của người thương binh sau mười năm chiến tranh lê bước trở về làng xưa và bài Tiến Về MiềnNam tôi nhớ là của Trọng Khương với biết bao hùng khí của cả triệu người theo gót người xưa Nam Tiến đi làm lịch sử. 

Một hôm đang nằm nhìn ra ngoài qua khung kính vỡ, tôi chợt thấy một cậu bé lặng lẽ đến ngồi cạnh tôi và cùng nhìn xuống đường. Sau một hồi trò chuyện, tôi theo em lên thăm gia đình em ngụ trên lầu ba. Họ là những người trong các làng đạo từ vùng Thanh Hóa.Khi hiệp định đình chiến Genève được ký kết, họ tìm cách ra Hải Phòng để được di chuyển vào Nam. Cộng Sản đã cố ngăn cản bằng đủ mọi cách, mãi sau họ mới thoát được và nhờ chuyến tầu há mồm cuối cùng tới được bến bờ tự do. Bố của em là một ông giáo làng. Có nhiều ngày, tôi đạp xe chở em lang thang đi thăm khắp phố phường. Thỉnh thoảng, bố mẹ em mời tôi cùng ăn những bữa cơm di cư thanh đạm. Vài tuần sau, em cho tôi biết gia đình em và các người cùng làng sắp đi định cư ở một vùng xa.Tôi lên từ giã họ. Thấy con có vẻ quyến luyến tôi, bố em mời tôi cùng đi với họ. Ngày tựu trường còn xa, tôi nhận lời. Tối hôm sau, có xe đến đón và chở chúng tôi đến tập trung tại đình Phú Nhuận để sáng sớm sẽ khởi hành đến chỗ định cư.

Đoàn xe vận tải gầnchục chiếc nối đuôi nhau, xe nào cũng chở đầy dân di cư, thực phẩm và các dụng cụ phá rừng làm rẫy. Khi ra khỏi thành phố, tôi không định hướng được họ sẽ đi về đâu.Tôi cũng không muốn hỏi, tìm chỗ nằm dựa vào đống hành lý, nhìn núi rừng chạy lùi đằng sau.Xe chạy suốt ngày đến gần tối, dừng lại giữa đường lộ, hai bên là rừng, phía trước phía sau cũng chỉ thấy rừng. Mọi người khuân hành lý xuống xe, mệt mỏi đứng ngẩn ngơ giữa đường, sau đó theo người hướng dẫn lội bộ đến một khu nhà sàn của người Thượng, mở lương khô ra ăn và tối đó ngủ trong căn nhà dài của họ.

Sáng sau, trong làn sương lạnh của núi rừng, tôi thức giấc đã thấy mọi người tụ tập ở bên ngoài. Một số đàn ông nai nịt sẵn sàng và mang theo dao rừng. Tôi bước ra nhập vào với họ và theo chân một vị linh mục dẫn đầu. Đoàn người băng qua đường, dẫm trên cỏ ướt. Những người đi trước vung dao, phạt lối làm quang đường để các người sau tiến lên.  Băng một quãng rừng, cả đoàn dừng lại bên một dòng suối.

Tôi còn nhớ rõ hình ảnh lúc đó. Mọi người đứng yên lặng, có một cái gì rưng rưng thật là thiêng liêng của giây phút khởi đầu. Vị linh mục tìm một tảng đá cao bước lên đứng trước mọi người.Bên dưới, nước suối chẩy ào ào trắng xóa sau những tảng đá.

Họ bắt đầu đọc kinh.Kinh Kính Mừng và kinh Lạy Cha.Tôi cũng cùng đọc với họ.Lời kinh của chúng tôi âm vang trong khu rừng nguyên thủy còn đọng sương sớm.Hai bài kinh này tôi đã thuộc lòng trong những năm đầu tản cư 1946 chạy giặc Pháp ở các làng đạo vùng trung du.  Lúc đó tôi học trường đạo ở nhà thờ, ngủ chung với đám trẻ trong nhà mà gia đình tôi đang tạm trú. Sáng nào cũng bị đánh thức dậy từ sáng sớm cùng các người lớn đọc kinh, giọng còn ngái ngủ. Tối đến, tôi cũng cùng họ đọc kinh trước khi đi ngủ. Thành thử dù không phải là con chiên, tôi đã thuộc nằm lòng hai bài kinh nói trên từ thuở ấu thời. Sau đó là bài giảng của vị linh mục mà tôi còn nhớ một đoạn: ÔngMoses lúc đi lánh nạn đem theo đoàn giáo dân đã tìm đến một dòng suối trong một khu rừng để định cư. Những ngày qua chúng ta cũng đã đi lánh nạn vượt qua hàng ngàn cây số và hôm nay đến được nơi đây, trong khu rừng này, bên cạnh dòng suối  như xưa Moses đã đến. Chúng ta sẽ đốn cây làm nhà, phá rừng phá rẫy để trồng trọt như người xưa. Đây là miền đất hứa của chúng ta và của các con cháu chúng ta sau này…

Tôi ở lại với họ ít ngày nữa, theo họ vào rừng phạt cỏ làm lối đi, đốn cây dựng những căn lều tạm cho tới khi gần ngày khai trường. Nhân có chuyến xe lên tiếp tế, tôi từ biệt họ trở lại Sài Gòn. Cậu bé tiễn tôi ra tận xe. Khi xe chạy xa tôi vẫn thấy em đứng lặng nhìn theo cho đến khi xe lái quặt khuất vào một quãng đường rừng.

Từ đó tôi không được tin của họ, tôi chỉ có thể đoán ra nơi họ định cư là trên quốc lộ đi Đà Lạt, chắc là vùng Blao.

Tôi trở lại chỗ cầu thang lầu ba của nhà Hát Lớn, xung quanh đã vắng lặng,  nhiều gia đình đã đi dịnh cư ở các nơi khác. Tôi nằm một mình trên ghế bố chờ ngày nhập trường, bâng khuâng nhìn xuống đường. Vẫn mấy người thợ chụp hình photostop kiên nhẫn đứng đưa những tấm hình mời khách, vẫn người giữ xe lăng xăng chạy từ xe nọ tới xe kia, vẫn những khách ngoại quốc ra vào quán cà phê Givral góc phố… Nghĩ đến những ngày vừa qua, nghĩ đến những người mình đã chia sẻ một phần lịch sử với họ, tự nhiên thấy lòng buồn vô hạn, nghĩ rằng chắc mình sẽ không bao giờ còn có dịp được gặp lại họ nữa.

Chẳng bao lâu, nhà Hát Lớn đóng cửa không nhận người tị nạn nữa.

Nguyễn Công Khanh                 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 202112:10 SA(Xem: 11780)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.
01 Tháng Tư 20214:31 CH(Xem: 12735)
Vào một ngày đầu hè năm 2019, tôi ngạc nhiên khi nhận được điện thoại của một người lạ, bạn ấy nói muốn gặp tôi trò chuyện vì đang làm ký sự Trịnh Công Sơn của Đài truyền hình Việt Nam. Chúng tôi hẹn gặp ở quán cà phê Trịnh Công Sơn trên đường Xuân Diệu để nghe nhạc và trao đổi cùng vài người bạn. Lúc ấy tôi mới biết bạn là Nguyễn Đức Đệ đạo diễn đang làm phim ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du” gồm 5 tập, kịch bản và cố vấn phim do nhà báo Trần Ngọc Trác ở Đà Lạt một người đam mê nhạc Trịnh đảm nhận. Anh Trác đề nghị cho anh photo tất cả tài liệu mà tôi sưu tầm được khi làm luận văn thạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm tư liệu, ngày mai sẽ vào trường Đại học Quy Nhơn quay ngoại cảnh, tìm lại dấu vết cũ nơi Trịnh Công Sơn đã từng học thời gian 1962-1964. Phỏng vấn tôi xoay quanh luận văn thạc sĩ mà tôi đã làm về đề tại Trịnh Công Sơn.
25 Tháng Ba 202111:55 CH(Xem: 11834)
Đó là vào những ngày cả Hãng phim truyện VN như sôi sục lên trong giai đoạn tổ chức sản xuất bộ phim nhựa đen trắng “Tướng về hưu” dựa theo truyện ngắn cùng tên đang rầm rĩ dư luận xã hội của NHT. Sáng hôm ấy, đang ngồi họp xưởng đầu tuần theo thông lệ của Hãng, đồng chí bảo vệ ngó đầu vào nhắn: “Có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp muốn gặp đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn”.
25 Tháng Ba 202110:39 CH(Xem: 13027)
Đã 43 năm trôi qua, sự khe khắt về lý lịch, về người của chế độ cũ dần rồi cũng nguôi ngoai. Nhờ đó mà tôi mới được viết lên những dòng này cho chị họ tôi. Chị Bảy Long, vợ một sỹ quan VNCH, người phụ nữ thầm lặng gánh chịu những đau thương mất mát của chiến tranh của nghiệp đời. Chị đã già, tuổi xuân đã qua đi, chị còn bất hạnh hơn cả bà quả phụ đại úy Đương vì không ai biết đến chị. Hết một đời đến khi nhắm mắt, chị sẽ vĩnh viễn không bao giờ được hốt một nắm đất nơi anh đã hy sinh để về chùa cúi lạy. Chị chẳng còn một đứa con nào để nương tựa tuổi già heo hắt bên song. Ôi đất mẹ Việt nam còn có bao người như thế... Thương biết bao!
08 Tháng Ba 20216:50 CH(Xem: 13232)
Nói tới thành tựu của một nền văn học, người ta chỉ nhắc tới những nhà văn, nhà thơ nhưng có lẽ không thể không nhắc tới những bà Tú Xương của mọi thời đại với bao nhiêu công khó hy sinh của họ.
03 Tháng Ba 202112:01 SA(Xem: 11430)
Tôi nhớ rõ ràng như chỉ mới hôm qua. Những năm còn bé nhỏ ở tuổi 12. Có một chiều, tôi ôm con gà đứng khóc tỉ tê, khóc sướt mướt, dai dẳng trước căn lều của người hàng xóm. Đã qua không biết bao nhiêu thăng trầm, trôi nổi của những tháng năm dài… Vậy mà sự rúng động trong trái tim bé nhỏ của tôi vẫn y nguyên, vẫn còn như rất mới.
02 Tháng Ba 202111:49 CH(Xem: 12318)
Năm ấy tôi chỉ mới tuổi mười ba, đang học lớp đệ lục trường Nữ trung học Quy nhơn. Cái tuổi be bé mới lớn ấy đã biết mộng mơ nhưng chưa biết chút chút nào về tình yêu đôi lứa cả. Thế nhưng tôi lại có một buổi thuyết trình về tình yêu và đó lại là một kỷ niệm tôi thương của thuở học trò.
20 Tháng Hai 20213:06 CH(Xem: 12070)
Dù Marquez phải sống lưu vong ở Mễ Tây Cơ, 30 năm cuối cuộc đời vì chống độc tài tham nhũng, dù ông bị thuyết Cộng Sản mê hoặc, dù Colombia và cả đại lục Nam Mỹ không nước nào theo Cộng Sản, nhưng khi ông mất năm 2014, ông vẫn là niềm hãnh diện của họ. ...Năm 1991, Liên Sô Cộng Sản tan rã, là một thất vọng nảo nề cho Marquez. Không hiểu sau đó ông có phản tỉnh không khi nhìn lại còn một vài nước còn theo chế độ cộng sản như Cuba, Triều Tiên, Việt Nam, Trung Hoa, độc tài và tham nhũng còn gấp trăm lần so với chế độ mà ông sống thời ông còn ở Colombia.
11 Tháng Hai 202111:43 CH(Xem: 11973)
Aó tím ơi! Tôi đã mất em trong cuộc đời này nhưng tôi vẫn hạnh phúc vì em thường trực trong trái tim rách nát này. Bên cửa sổ trăng đã lặn, chồi non mơn mởn hàng cây trong gió bấc rét mướt. Ừ nhỉ… Tháng chạp đã tàn…
29 Tháng Mười Hai 20209:09 CH(Xem: 13916)
Như những cô học trò nhỏ, áo trắng điệu đà tha thướt. Tôi còn có thêm giọng nói êm êm, thanh thoát và dịu dàng. Chúng tôi, những cô thiếu nữ đẹp như trăng, sáng rỡ và líu lo những khi tới lớp, những lúc tan trường… / Thày đứng lớp Kim Văn, hai lần một tuần. Chúng tôi chờ giờ của Thày, như đợi chờ để được nghe những vần thơ trác tuyệt và để học trong cuốn sách đặc sắc, mỏng, nhưng tràn đầy những nét tinh hoa... / Thày không giáo điều, không nhất định cứ giảng dạy đúng theo chương trình của Bộ Giáo Dục đưa ra. Những thứ mà với chúng tôi đã gần như nhàm chán. Ngoại trừ có lần Thày giảng và bàn rất vui, rất dí dỏm về Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên trong Kim Bình Mai…