- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐI VỀ MIỀN NAM

13 Tháng Bảy 20198:57 CH(Xem: 17259)


HIEP DINH

Hiệp định Genève 1954 là hiệp định đình chiến được kí kết tại thành phố Genève, Thụy Sỹ để khôi phục hòa bình ở Đông Dương.

Đoản Văn  Kỷ Niệm 65 Năm Ngày Đất Nước Chia Đôi 20/7/1954

 

Saigon, tháng 8 Năm 1954.

Nhớ lại những thời gian mới vào Nam, cha tôi được chuyển ra làm việc ở Đà Nẵng, cả gia đình phải đi theo trừ tôi ở lại Sài Gòn theo học trường Chu văn An. Trong những ngày đầu, chưa có chỗ trọ, tôi đạp xe đến trại học sinh di cư Phú Thọ, nhưng trại đã đóng cửa, nhìn vào ngổn ngang rác rưởi. Tôi tìm đến nhà Hát Lớn thành phố, lúc đó vẫn còn một số người di cư vào muộn nên chưa giải tỏa.Tôi đang đứng lớ ngớ ở đại sảnh, thì gặp một anh bạn đang lễ mễ khuân hành lý đi xuống.Sau khi biết tôi đang cần nơi trú ngụ, anh bèn dẫn tôi lên đến khúc ngoặt của cầu thang tầng thứ ba, bảo tôi cứ dọn đến chiếm chỗ của anh vì anh đã có một nơi ở bên ngoài rồi.Anh giục tôi về dọn đến ngay.Hành trang của tôi chẳng có bao nhiêu. Tôi may mắn có một cái xe đạp để di chuyển, một vali nhỏ đựng quần áo, một ít vật dụng và một giường xếp kiểu nhà binh.

Những ngày chờ trường khai giảng, tôi hay nằm một mình qua khung kính vỡ nhìn xuống những cảnh sinh hoạt dưới đường.Từ đó tôi thấy được cái công viên, mà sau này được dựng tượng một người lính Thủy Quân Lục Chiến cầm súng xung phong. Tôi nhìn thấy cái bồn phun nước mà xe cộ chạy quanh suốt ngày, nhìn dọc theo phố Bonard, xa xa là bùng binh chợ Bến Thành. Trước mặt nhà Hát Lớn là phố Catinat, một khu phố Tây có nhiều người ngoại quốc áo quần sang trọng qua lại. Những người thợ chụp hình photostop trên công viên thường bất ngờ nhắm chụp những khách qua lại, sau đó dụ họ mua hình.

Tôi thấy một người đàn ông giữ xe hơi, cứ mỗi lần có xe nào đến đậu trước cửa nhà Hát lớn, là ông ta cầm chổi lông gà lăng xăng chạy đến, mở cửa xe và lấy chổi quơ bụi quanh xe. Sau đó ông ta chờ đóng cửa, rồi cúi rạp người nói với họ những câu tiếng Tây gì tôi không được rõ. Lúc chủ xe trở lại, ông ta lập lại những động tác cũ, và cung kính đứng chờ để nhận tiền. Ngày nào tôi cũng nhìn cái hoạt cảnh kiếm tiền của ông ta, quá dễ dàng, mà chẳng phải trả một đồng thuếnào cho bãi đậu xe của thành phố.

Nhà hàng Givral ở ngay góc đường, mỗi lần tôi đi xuống phố đều nhìn vào thấy quá xa lạ với mình, mà mãi bốn,năm năm sau tôi mới có dịp vào ngồi uống cà phê như họ.

Hồi đó, mỗi buổi sáng vào khoảng tám giờ, một xe lambretta ba bánh của sở Thông Tin đến đậu trước nhà Hát Lớn, mở loa phóng thanh vang suốt khu phố những bản tin và bài bình luận. Xen kẽ là ba bài nhạc mà tôi nhớ mãi. Bài Hướng Về Hà Nội của Hoàng Dương gợi lại bao nhiêu kỷ niệm vể thành phố mà mình vừa rời bỏ, bài Ngày Trở Về của Phạm Duy thấm cái nỗi buồn của người thương binh sau mười năm chiến tranh lê bước trở về làng xưa và bài Tiến Về MiềnNam tôi nhớ là của Trọng Khương với biết bao hùng khí của cả triệu người theo gót người xưa Nam Tiến đi làm lịch sử. 

Một hôm đang nằm nhìn ra ngoài qua khung kính vỡ, tôi chợt thấy một cậu bé lặng lẽ đến ngồi cạnh tôi và cùng nhìn xuống đường. Sau một hồi trò chuyện, tôi theo em lên thăm gia đình em ngụ trên lầu ba. Họ là những người trong các làng đạo từ vùng Thanh Hóa.Khi hiệp định đình chiến Genève được ký kết, họ tìm cách ra Hải Phòng để được di chuyển vào Nam. Cộng Sản đã cố ngăn cản bằng đủ mọi cách, mãi sau họ mới thoát được và nhờ chuyến tầu há mồm cuối cùng tới được bến bờ tự do. Bố của em là một ông giáo làng. Có nhiều ngày, tôi đạp xe chở em lang thang đi thăm khắp phố phường. Thỉnh thoảng, bố mẹ em mời tôi cùng ăn những bữa cơm di cư thanh đạm. Vài tuần sau, em cho tôi biết gia đình em và các người cùng làng sắp đi định cư ở một vùng xa.Tôi lên từ giã họ. Thấy con có vẻ quyến luyến tôi, bố em mời tôi cùng đi với họ. Ngày tựu trường còn xa, tôi nhận lời. Tối hôm sau, có xe đến đón và chở chúng tôi đến tập trung tại đình Phú Nhuận để sáng sớm sẽ khởi hành đến chỗ định cư.

Đoàn xe vận tải gầnchục chiếc nối đuôi nhau, xe nào cũng chở đầy dân di cư, thực phẩm và các dụng cụ phá rừng làm rẫy. Khi ra khỏi thành phố, tôi không định hướng được họ sẽ đi về đâu.Tôi cũng không muốn hỏi, tìm chỗ nằm dựa vào đống hành lý, nhìn núi rừng chạy lùi đằng sau.Xe chạy suốt ngày đến gần tối, dừng lại giữa đường lộ, hai bên là rừng, phía trước phía sau cũng chỉ thấy rừng. Mọi người khuân hành lý xuống xe, mệt mỏi đứng ngẩn ngơ giữa đường, sau đó theo người hướng dẫn lội bộ đến một khu nhà sàn của người Thượng, mở lương khô ra ăn và tối đó ngủ trong căn nhà dài của họ.

Sáng sau, trong làn sương lạnh của núi rừng, tôi thức giấc đã thấy mọi người tụ tập ở bên ngoài. Một số đàn ông nai nịt sẵn sàng và mang theo dao rừng. Tôi bước ra nhập vào với họ và theo chân một vị linh mục dẫn đầu. Đoàn người băng qua đường, dẫm trên cỏ ướt. Những người đi trước vung dao, phạt lối làm quang đường để các người sau tiến lên.  Băng một quãng rừng, cả đoàn dừng lại bên một dòng suối.

Tôi còn nhớ rõ hình ảnh lúc đó. Mọi người đứng yên lặng, có một cái gì rưng rưng thật là thiêng liêng của giây phút khởi đầu. Vị linh mục tìm một tảng đá cao bước lên đứng trước mọi người.Bên dưới, nước suối chẩy ào ào trắng xóa sau những tảng đá.

Họ bắt đầu đọc kinh.Kinh Kính Mừng và kinh Lạy Cha.Tôi cũng cùng đọc với họ.Lời kinh của chúng tôi âm vang trong khu rừng nguyên thủy còn đọng sương sớm.Hai bài kinh này tôi đã thuộc lòng trong những năm đầu tản cư 1946 chạy giặc Pháp ở các làng đạo vùng trung du.  Lúc đó tôi học trường đạo ở nhà thờ, ngủ chung với đám trẻ trong nhà mà gia đình tôi đang tạm trú. Sáng nào cũng bị đánh thức dậy từ sáng sớm cùng các người lớn đọc kinh, giọng còn ngái ngủ. Tối đến, tôi cũng cùng họ đọc kinh trước khi đi ngủ. Thành thử dù không phải là con chiên, tôi đã thuộc nằm lòng hai bài kinh nói trên từ thuở ấu thời. Sau đó là bài giảng của vị linh mục mà tôi còn nhớ một đoạn: ÔngMoses lúc đi lánh nạn đem theo đoàn giáo dân đã tìm đến một dòng suối trong một khu rừng để định cư. Những ngày qua chúng ta cũng đã đi lánh nạn vượt qua hàng ngàn cây số và hôm nay đến được nơi đây, trong khu rừng này, bên cạnh dòng suối  như xưa Moses đã đến. Chúng ta sẽ đốn cây làm nhà, phá rừng phá rẫy để trồng trọt như người xưa. Đây là miền đất hứa của chúng ta và của các con cháu chúng ta sau này…

Tôi ở lại với họ ít ngày nữa, theo họ vào rừng phạt cỏ làm lối đi, đốn cây dựng những căn lều tạm cho tới khi gần ngày khai trường. Nhân có chuyến xe lên tiếp tế, tôi từ biệt họ trở lại Sài Gòn. Cậu bé tiễn tôi ra tận xe. Khi xe chạy xa tôi vẫn thấy em đứng lặng nhìn theo cho đến khi xe lái quặt khuất vào một quãng đường rừng.

Từ đó tôi không được tin của họ, tôi chỉ có thể đoán ra nơi họ định cư là trên quốc lộ đi Đà Lạt, chắc là vùng Blao.

Tôi trở lại chỗ cầu thang lầu ba của nhà Hát Lớn, xung quanh đã vắng lặng,  nhiều gia đình đã đi dịnh cư ở các nơi khác. Tôi nằm một mình trên ghế bố chờ ngày nhập trường, bâng khuâng nhìn xuống đường. Vẫn mấy người thợ chụp hình photostop kiên nhẫn đứng đưa những tấm hình mời khách, vẫn người giữ xe lăng xăng chạy từ xe nọ tới xe kia, vẫn những khách ngoại quốc ra vào quán cà phê Givral góc phố… Nghĩ đến những ngày vừa qua, nghĩ đến những người mình đã chia sẻ một phần lịch sử với họ, tự nhiên thấy lòng buồn vô hạn, nghĩ rằng chắc mình sẽ không bao giờ còn có dịp được gặp lại họ nữa.

Chẳng bao lâu, nhà Hát Lớn đóng cửa không nhận người tị nạn nữa.

Nguyễn Công Khanh                 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93587)
Đ êm qua tôi thấy Mèo con trong giấc mơ. Vẫn nét mặt bầu bầu, vành môi cong lên cười tươi thắm. Trong mơ tôi thấy 2 đứa vẫn trẻ như một ngày năm cũ, nhưng lại có một thoáng ngại ngần, rồi Mèo con lên tiếng như giữa chúng tôi chưa hề có khoảng cách 15 năm. Mười lăm năm, mười lăm năm ấy biết bao tình[...]Chả biết là phòng hội hay phòng ăn, tôi vào lấy thức ăn như khi xưa từng lấy cho nhau.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 80120)
B ao nhiêu năm qua ở xứ ngưới, anh vẫn còn nhớ lại có những chiều trên đảo, anh đứng một mình trên đồi, nhìn biển rộng mênh mông, nhìn những đám mây bay lang thang trên nền trời xanh, nhìn những đám cỏ may theo gió thổi chạy vờn về cuối đảo, tự nhiên làm cho anh thấy mong nhớ một cái gì xa xôi. Mây và cỏ may thường làm gợi nhớ đến dĩ vãng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 94852)
C huyện này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 93240)
T ôi điếng người sau cú phôn. Phôn của anh bạn ở Portland. Phụng dính ung thư gan! Tôi loanh quanh chẳng biết mình đang làm gì và đang muốn làm gì. Có lẽ nào! Đang khi không bỗng trời ập xuống.
04 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 107721)
L ịch sử 4000 năm đã minh chứng, ta mạnh địch lùi, ta lùi địch sẽ lấn lướt. Vậy tại sao chúng ta không biểu tình ôn hòa phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, tai sao không rầm rộ kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý, đem Biển Đông ra đàm phán trước Liên Hiệp Quốc. Và quan trọng nữa, phải cho Trung Quốc biết ý chí quyết tâm giữ mỗi thước đất, mỗi thước biển của 90 triệu dân Việt. Hãy để tuổi trẻ Việt Nam nói lên tiếng nói tự trọng của một dân tộc, cho dù yếu sức cũng không đớn hèn.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 84384)
... c ái bản sắc nói chung cho người Việt hải ngọai khắp nơi trong cộng đồng thế giới với biết bao dị biệt. Họ sẽ được giáo dục, có văn hóa, và có tiếng nói khác nhau. Quê hương đáng lẽ phải là những điểm chuẩn chung để mọi người còn có một cái gì để noi theo. Đó là niềm kiêu hãnh, là tình tự dân tộc, là đạo đức chính trị, là đạo đức kinh doanh, nếu chỉ thấy cái thua kém, thù hận, và ô nhiễm mọi mặt. thì có lẽ đã muộn rồi. Như đàn cá hồi khi ra biển rộng, lúc tìm đường về, nhưng cái tổ cũ đã bị phá bỏ, các kinh rạch cũ đã bị rác rưởi lấp kín, thì chắc là lại ra đi, về vùng vẫy tự do ở vùng biển rộng trời cao...
07 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 96730)
Đ ến hôm nay, ngày 6 tháng 5, bức hình nay có tên là Situation Room Photo, tự nó đã có đời sống riêng của nó, và người chụp vốn là nhiếp ảnh viên chính thức của toà Bạch Ốc, đã hẳn không còn là cha tinh thần của nó nữa. Hàng triệu người đã thấy nó, đã bị lôi cuốn, đã thích thú, đã soi bói, đã bàn luận và phân tích, cả chất vấn, và mặc sức… hoán đổi (altered, hoặc tiếng nhà nghề là photoshopped).
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106008)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 100952)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94130)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.