- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Trong thời chiến tranh, tình yêu đôi khi là xa xỷ phẩm

21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 38874)


banmai-nxhoang-content


Tôi nhận cuốn sách anh tặng, gửi từ Cali do một người bạn mang về chiều hôm qua. Suốt đêm tôi đọc một mạch cuốn “Bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu” có thể gọi là tùy bút cũng có thể gọi là truyện.


Những truyện tình bất ngờ cuồng điên và những bức thư anh gửi cho “Vy yếu dấu”. Tôi tự hỏi, người tình ở đâu mà nhiều quá vậy. Mỗi truyện là một người tình. Có lẽ với chất lãng tử và một người đàn ông quyến rũ như anh là một hấp lực khó cưỡng đối với các cô gái theo phong trào thời đại mới những năm 60.


Với Hà một cô nhà báo chiến trường mạnh mẽ có cá tính, có một đứa con nhưng cô không biết cha nó là ai, mà anh và những thằng bạn thì biết rỏ có lẽ một trong bọn họ. Với Trâm sang trọng rực rỡ tiêu tiền như nước, sài toàn đồ hiệu, cô muốn bao giờ cô cũng phải hơn người, mối tình thân xác trên biển quê nhà mà chính anh và cô chưa bao giờ nói tiếng yêu thương. Với Thủy trong chiếc khăn choàng màu tím đón anh ở phi trường Đà Lạt, anh gặp bất ngờ khi cả hai cùng đón chung một taxi trong buổi chiều mưa. Với Kim người đàn bà như trẻ con, mái tóc tém ngổ ngáo như một nhân vật của Sagan lái chiếc xe thể thao màu đỏ sẫm, một buổi chiều đến tòa soạn, anh chưa kịp ngỡ ngàng đã vào đề nhanh gọn, “anh lái thử xe mới của em nhé” (*), rồi cả hai phóng trên đường, len lỏi trong các con phố Chợ Lớn để tìm cho ra quán Mì Hoành Thánh mà cô thích. Và Vân cô gái Hà Nội di cư vào Nam kín đáo, đoan trang mối tình dại khờ đầu tiên khi thằng con trai mới 14 tuổi Vân đã 20, nhưng Vân trẻ măng như anh nghĩ, thằng con trai ngồi học bài nhưng ghen ngầm không muốn Vân được nhìn ai, nói chuyện với ai ngoài hắn. Nhưng trên hết là Vy yếu dấu, tất cả những người tình trong truyện là những bức thư hắn gửi cho Vy, Vy yêu chi một thằng đàn ông hoang đàng, cộc cằn như hắn, em vượt qua mọi lễ giáo, xem thường "Khổng Mạnh"...



“Bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu” tưởng là kể chuyện tình, nhưng không tôi nghĩ khác. Dù chúng ta không bắt gặp những hình ảnh bắn giết trên chiến trường, nhưng bàng bạc trong từng chuyện là tâm trạng chán nãn, hỗn loạn, bất cần đời, sống không biết ngày mai của một lớp thanh niên, của một Sài Gòn trong thời chiến tranh. Khi đang ngồi viết thư cho Vy trong tòa soạn thì hôm qua Vy biết không một thằng bạn của anh vừa mới mất trên chiến trường Cao nguyên không thấy xác, chiều nay lại một thằng bạn nữa. Là mẹ khóc lặng lẽ đến thăm Sơn ở quân trường, bàn tay mẹ rờ khắp mặt mũi Sơn, kêu Sơn đen quá, gầy nữa. Gia đình mẹ đã cung cấp cho tổ quốc 3 thằng con trai. Là bác lái taxi có đứa con trai lớn vào lính chưa đầy hai năm và mới chết trong một trận đánh tuần vừa rồi, nó bằng tuổi cậu. “Tới chừng nào thì hòa bình hả cậu, cậu có tin hòa bình sắp đến nơi rồi không?(*)
Hay nói theo cô ký giả người Pháp nghe nói chiến tranh hoài mà không biết thế nào là chiến tranh cho nên đến Việt Nam cho biết “…chị đến Việt Nam để tìm hiểu con người, chị muốn biết con người nghĩ gì khi giết người khác và bị người khác giết lại…Chiến tranh là một việc làm vô ích và ngu ngốc, là bằng chứng súc vật nhất về tính ngớ ngẩn của loài người”.(*)



Tôi ngờ những điều anh kể về tình yêu trong “Bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu” chỉ là những cuộc tình tưởng tượng của một thằng con trai “trong thời chiến tranh, tình yêu đôi khi là xa xỷ phẩm”.(*)


BAN MAI

20.3.2014



(*) “Bất cứ lúc nào Bất cứ ở đâu” Nguyễn Xuân Hoàng; Sài Gòn 1970; California USA 1998, NXB Văn.

* Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, thư ký tòa soạn tạp chí Văn Sài Gòn trước 1975.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Bảy 20152:08 SA(Xem: 31895)
“ Bản quyền cho những công trình trí tuệ đã tự động có hiệu lực ngay từ phút đầu khi được sáng tạo mà không cần phải được xác nhận hay công bố. Tác giả không cần phải đăng ký, hoặc xin biên lai bản quyền (copy right) ở những quốc gia sở tại .
17 Tháng Năm 20155:10 SA(Xem: 35618)
…Tôi bước lên những bậc thềm mịn rêu, bước chậm, sợ mình sẽ bị trượt ra sau, cái ngã ngửa chẳng khác nào cái rớt xuống trần gian đầy ngỡ ngàng của hai chàng Lưu Nguyễn. Tôi chưa muốn thế, tôi đang muốn sống cõi phi thực kia với từng rung động e dè chậm chậm, để nghe chạm vào cánh cổng đã hoen rỉ tháng năm, và dù nhẹ nhàng đến thế nào cũng sẽ ghê răng bởi tiếng rít của một cánh cửa lâu ngày không mở.
14 Tháng Năm 201510:01 CH(Xem: 34595)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Việt Thanh với lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng sẽ đưa chúng ta trở về nông thôn Việt Nam bằng những “Ao làng”, “Nắm lá ngày Đoan ngọ”, và lối đánh bắt cá độc đáo của rất ít người và bây giờ cũng không còn ai sử dụng nữa đó là “Bơi dể”. Chúng tôi trân trọng gởi đến quí văn hữu và độc giả những tản văn của Nguyễn Việt Thanh.
14 Tháng Năm 20159:34 CH(Xem: 34754)
Trong số mười người chúng tôi bị bắt bởi chiến dịch khủng bố mùa thu tháng 9 năm 2008 thì Ông Nguyễn Kim Nhàn là người duy nhất hiện vẫn đang còn bị tù đày. Tôi thường gọi những người dân oan như ông, như chị Trần Ngọc Anh, chị Phạm Thị Lộc, vợ chồng chị Cấn Thị Thêu... là “dân oan hóa dân chủ” vì họ đã không chỉ dừng lại ở việc đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân và gia đình mình, mà đã tham gia vào các công việc, các phong trào đấu tranh vì Nhân quyền, Tự do và Dân chủ.
07 Tháng Ba 20153:05 CH(Xem: 39153)
LTS: Trong những ngày đầu năm Ất Mùi 2015 Tạp Chí Hợp Lưu nhận được bài viết của tác giả Kim Long viết về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Kim Long là bút hiệu của một nhà nghiên cứu khoa học. Vì sự tế nhị cùng nhậy cảm, và để tránh những hiểu lầm không cần thiết, chúng tôi sẽ sẵn sàng đăng trên Hợp Lưu những phát biểu (nếu có) của những vị đã viết về Thanh Tâm Tuyền mà tác giả Kim Long có đề cập trong bài. Hợp Lưu trân trọng gởi đến quí bạn đọc và quí văn hữu bài “Viết nhân ngày giỗ thứ chin của nhà văn nhà thơ Thanh Tâm Tuyền”. TẠP CHÍ HỢP LƯU
26 Tháng Hai 20154:33 SA(Xem: 35895)
Nah có nghĩa là Không, và em bảo em đã đi hết vòng tròn của chữ không trong đạo phật rồi. Đối với tôi, em là một loài chim lạ, con chim tuyết trong bài hát Snowbird của ca nhạc sĩ xứ Quebec, Gene MacLellan.
26 Tháng Hai 20154:17 SA(Xem: 36434)
Hôm nay, chúng tôi trở về thăm lại nền nhà xưa của nội. Ngày ba sống đã từng ao ước sẽ dẫn đàn con trở về thăm quê cũ. Bây giờ nếu ba còn sống, chắc ông sẽ hạnh phúc lắm. Khu vườn của nội cây chằng chịt, nền đất cũ hoang tàn, ngôi nhà tranh vách đất của nữa thế kỷ trước vẫn đứng im lìm trong nắng sớm. Cây cổ thụ có một tổ ong to đang làm mật. Chu vi khuôn viên đã bị lấn chiếm nhiều.
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 32944)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 33811)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 36310)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?