- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cambodia

21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33589)


cambodia-content

Nắng hực lửa, hơi nóng ngùn ngụt bốc lên từ đường phố phả vào mặt tôi rát bỏng.

Đặc sản Cambodia với những chảo dế, khay nhện, những xâu chim nướng phơi những cái đầu trọc lóc chen chúc trong thau, mùi ớt đỏ cay nồng. Tôi lợm giọng liên tưởng đến những cái đầu lâu với hốc mắt sâu thẳm tôi vẫn nhìn thấy trên những trang sách diệt chủng. Angkor Wat huyền bí với những tòa tháp hùng vĩ, tường thành đỗ nát, những rễ cây khổng lồ như vòi bạch tuột quấn quanh đền đài bí ẩn. Đêm buông, dập diu các cô thiếu nữ lả lơi trong vòng tay du khách trên phố Tây Siem Reap. Phố đêm Sài Gòn cũng vậy, cũng thác loạn bia ôm, đèn mờ những cô bé từ miền Tây nai tơ, bung nở, căng tròn trong tay khách.
Đền AngKor bổng chốc nổi tiếng khi Hollywood marketing rầm rộ bộ phim Tomb Raider với diễn viên lừng danh Angelina Jolie thủ vai nữ chính. Du khách khắp thế giới nườm nượp đỗ về.

Tôi chen chúc trong dòng du khách đủ sắc màu tha thẩn khắp phố phường trong cái nắng hực lửa của đất này. Tôi thích ngồi lê trên vỉa hè làm cốc nước Thốt nốt, ăn thử mấy que thịt nướng thơm lừng bên góc chợ, chạy dưới cơn mưa bất chợt, vẫy rối rít bác tài xe Túk Túk, dạo thành phố về đêm qua lời giới thiệu của người tài xế hiếu khách. Bác tài giống mấy anh nông dân ở miệt vườn Nam Bộ nước tôi. Giọng miền Nam quá chuẩn
Xe băng qua những cánh đồng cỏ cháy về thủ đô Phnom Penh, hai bên đường cây thốt nốt vươn mình trên trời xanh, sông đỏ ngầu phù sa, xà lang đưa khách đông ngẹt trên bến cảng . Bạn tôi đã bỏ mình nơi nào trên khúc sông này, nghe D kể bất ngờ trong đợt nghỉ quân đã gặp C, hai thằng bạn học mừng rỡ vồ lấy nhau mà khóc.
Không biết C đã đuối sức trên dòng sông nào, có phải khúc sông mà tôi đang đứng không C? Bạn đã bị lũ cuốn khi cùng đồng đội băng qua sông, xác bạn giờ đây có lẽ đã là phù sa tưới tốt cho những cánh đồng nước bạn.

Và T, T đã băng qua những cánh đồng nào trên đất Cambodia này, đã bị dìm ở nơi đâu khi bạn cố vượt biên sang Thái Lan. Quân Khmer đã bắn bạn hay chính người Việt mình giết. Có lẽ niềm hy vọng của gia đình, mong bạn trở về giờ đây đã lắng. Nhưng lòng tôi vẫn đau khi nhớ đến cái Tết năm nào tôi và H ghé thăm mong thắp cho bạn một cây nhang nhưng bàn thờ bạn không có. Ngày ấy gia đình T vẫn tin bạn còn. Tôi biết, hai từ mất tích với người còn sống là một bản án suốt đời chờ mong.
Tôi đi trên đất Cambodia, cố tìm hiểu lý do gì mà tuổi trẻ thế hệ tôi đã bỏ mình nơi nước bạn.

Hoàng Cung Cambodia, tôi chết lặng trước tấm bản đồ xứ Miên. Bao gồm đất nước tôi, trãi dài từ Miền Trung xuống Miền Nam ngày xưa là đất của Cham Pa và Chân Lạp. Người Việt tôi khởi đầu từ nhà Trần, nhà Nguyễn đã mở rộng bờ cõi như thế này đây… Và biết bao Vương triều đã sụp đỗ, bao dân tộc bị xóa tan, cuộc đời như lớp sóng phế hưng, hợp tan, tan hợp… Tự nhiên, chạnh lòng nghĩ đến ngày sau. Cho tôi xin đừng như bước chân Tây Tạng.

BAN MAI
Cambodia, mùa hè 2012

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười Hai 20142:47 CH(Xem: 32891)
Bài viết chỉ là hồi tưởng với những kỷ niệm rất riêng tư về một người bạn tấm cám Nghiêu Đề, với mối giao tình hơn nửa thế kỷ; người viết không ở trong giới hội hoạ nên cũng không dễ dàng để viết một hoạ sĩ tài hoa, sáng tác tuy ít nhưng đã để lại dấu ấn lâu dài trong lãnh vực nghệ thuật tạo hình của Việt Nam, qua một giai đoạn đầy sáng tạo trong những năm 1960-1970 với Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam mà Nghiêu Đề là một trong những thành viên sáng lập với cá tính nổi bật. (Ngô Thế Vinh)
10 Tháng Mười Hai 20141:48 SA(Xem: 31920)
Khoảng mùa hè năm 1985, Bửu Ý vào chơi Sài Gòn. Ở thành phố này, thời gian của anh thường dành cho, quanh quẩn, với những người bạn thân Đinh Cường, La Quang Thanh, Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Văn… Trong một lần ngồi với nhau, uống rượu, nói nhiều chuyện lan man từ trưa đến chiều, bỗng câu chuyện bất ngờ chuyển đề tài về vợ con.
07 Tháng Mười Hai 20143:51 SA(Xem: 31495)
Việt Nam ngày nay đứng trước rất nhiều vấn nạn gần như không giải quyết được. Ngoài dối trá (đã nói đến ở bài trước), tham nhũng cũng là một trong những vấn nạn đó. Dĩ nhiên, tham nhũng chính là một phương diện của sự dối trá. Có tham nhũng là bởi vì có dối trá.
11 Tháng Mười Một 20143:44 SA(Xem: 31759)
Chỉ có niềm khao khát mãnh liệt mới thôi thúc con người vượt lên trên chính họ, vượt qua nỗi sợ hãi, để bằng một hành động dũng cảm tự giải thoát chính mình.
02 Tháng Mười Một 20141:04 SA(Xem: 35542)
Đấu tranh để giành lại đất nước bị tàn phá, Việt Nam lại phải đối mặt với một Trung Quốc thù địch và sự đe dọa từ kẻ thù ở bên trong.
16 Tháng Mười 20144:36 CH(Xem: 33938)
Tôi đến New York vào một ngày đầu tháng 10, với mục đích viếng thăm Đài Tưởng Niệm Quốc Gia và Viện Bảo Tàng 9/11. Công viên 9/11 Memorial thì đã mở cho công chúng từ hồi kỷ niệm 10 năm Biến cố 9/11. Riêng Viện Bảo Tàng 9/11 thì mới mở cửa cho công chúng vào xem hồi tháng 5 vừa rồi.
07 Tháng Mười 20144:56 CH(Xem: 32882)
Một buổi sáng đứng trên đỉnh Bà Nà dưới cơn mưa tầm tả, gió buốt lạnh. Hoa Ban một màu tím biếc trên đỉnh sương mù. Tôi trôi bồng bềnh trong làn sương lạnh. Cảm nhận đời người như khói như sương.
02 Tháng Mười 20143:12 SA(Xem: 31276)
Trong đêm thứ sáu ngày 26/09/14 vừa qua tại Quảng trường Dân sự (Civic Square), tuổi trẻ Hồng Kông đã chứng tỏ sự dũng cảm của mình khi đứng cùng nhau, kiên định đấu tranh vì một nền dân chủ thực sự cho Hồng Kông. Lời nhắn gởi của lãnh đạo sinh viên 17 tuổi Joshua Wong khi anh bị cảnh sát lôi kéo đi đã làm rung động trái tim người Hồng Kông và thế giới.
26 Tháng Chín 20143:07 SA(Xem: 34594)
Tôi đi qua một nửa đời, tìm đọc không biết là bao sách cũ dù biết là mình không thể nào đọc hết dẫu có thể thu góp lại tất cả kho tàng, những câu hỏi cũ còn hoài, ... để tự trả lời mình, văn học miền Nam lẽ đâu chỉ gồm những cái tên vô nghĩa. Quá khứ của tôi, của bao người, lẽ nào chỉ là những dòng mực đen.
20 Tháng Chín 20145:03 SA(Xem: 31854)
Trong đám anh em thúc bá, chỉ có mình tôi được học ở Hà Nội. Tôi học trường tiểu học Nguyễn Du, gọi nôm na là trường Hàng Vôi. Bà tôi hãnh diện lắm vì có thằng cháu học trường công nơi đất ngàn năm văn vật. Bà thường khen tôi thông minh, sáng dạ. Bà lấy ngón tay dí vào trán tôi: - Cái trán này này!… Mai sau thế nào cũng đỗ ông Nghè, ông Cống nuôi bà.