- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NÓI CHUYỆN CÙNG VỚI NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ

04 Tháng Giêng 201612:58 SA(Xem: 34068)
NgHoangAnhThu2015
Nguyễn Hoàng Anh Thư - Huế 2015


 

Nguyễn Hoàng Anh Thư , sinh ngày 29- 9- 1975, quê quán Thừa Thiên Huế.
Theo học THPT Quốc Học Huế và  Đại Học Sư Phạm Huế, khoa Ngữ Văn.
Hiện là giáo viên trường Đồng Khánh – Hai Bà Trưng- Huế 
Bắt đầu viết văn, làm thơ từ tháng 7 /2013. 
Tác phẩm :  Một Trang Cổ Sơ  – tập thơ (nxb Thuận Hóa -07/2014)

 

 

Đặng Thơ Thơ  (ĐTT)  -  Anh Thư khởi đầu với thi ca và sau đó viết truyện chớp. Quan niệm của Anh Thư về truyện chớp như thế nào? Về cái gọi là sự lai tạo, hay khoảng lưng chừng, nếu có, nằm giữa thơ và truyện ngắn của truyện chớp, theo Anh Thư, có hay không? Hay những gì Anh Thư đã và đang viết, là một hình thức phá thể loại?
Nguyễn Hoàng Anh Thư (NHAT) -  Ban đầu tôi viết thơ, nhưng ý định viết truyện đã cùng song hành với thơ. Chỉ là viết trước và sau thôi.

Truyện chớp thì thiên về cảm nhận, những dòng lột tả nội tâm từ ngoại cảnh. Hầu như cốt truyện của truyện chớp không có hoặc có thì nó rất đơn giản, đơn giản đến mờ đi, và ở đó cảm nhận người đọc sẽ bị cuốn theo sự xâu chuỗi không thể dứt của mạch truyện. Mặt khác, truyện chớp hầu như ít đi vào miêu tả chi tiết dài dòng mang tính khắc họa hình ảnh nhân vật. Người viết truyện chỉ điểm phớt những lời thoại, những chi tiết rất nhỏ nhưng lại có tính khái quát cao về việc tái hiện hình ảnh.

Truyện ngắn trước đây thường nệ thực, là các câu chuyện có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa, thông thường xây dựng tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật viết truyện ngắn. Còn tôi thì không đặt nặng yêu cầu đó trong mỗi truyện mình viết. Điều tôi cần là truyện cần phải cuốn cảm xúc của người đọc.

“Về cái gọi là sự lai tạo, hay khoảng lưng chừng, nếu có, nằm giữa thơ và truyện ngắn của truyện chớp.” Theo tôi thì nó có, trong truyện của mình thì tôi hay dùng hình ảnh và lối diễn ngôn “rất thơ,” và đặc biệt kết thúc truyện cũng hàm ẩn sâu như thơ. Tôi thường tạo ra một khoảng trống đằng sau mỗi lời văn, hình tượng, biểu tượng…, có thể tạo cho người đọc một sự suy diễn trong im lặng.

Tôi muốn tạo cho mình một lối viết có thể trước đó ít ai viết. Một lối văn gọn và đầy chất thơ. Còn truyện chớp thì vẫn nhiều người đang viết đó thôi, nhưng mỗi người có một hướng khai phá riêng.

ĐTT– Anh Thư có thể chia sẻ kinh nghiệm viết, làm cách nào giải quyết xung đột giữa yêu cầu về kỹ thuật với sự điên cuồng của cảm hứng, giữa não bộ trái và phải, giữa sự hoang dã, tự do, hỗn loạn của sáng tạo và nhu cầu kiến trúc tất cả thành một tổng thể hợp lý, tự tại, và thống nhất về mặt nghệ thuật?

NHAT– Khi viết thì tôi thường muốn thoát khỏi tất cả sự ràng buộc về những lí luận. Tôi muốn chạm mỗi thứ một ít (có thể gọi là sự pha trộn để tạo ra cái mới). Tôi đã để kỹ thuật tự do kiểu như họa sĩ phác những nét cọ trên những bức tranh siêu thực. Tôi sợ lối viết gò chữ, gò cảm xúc của mình theo một khuôn mẫu nào đó. Nhưng cái cuối cùng mà tôi muốn có trong tác phẩm của mình thì lại là những bức tĩnh vật rất hoàn hảo. Hình như tôi mạnh về não bộ trái nhiều hơn.

ĐTT– Có sự khác biệt trong tác phẩm của một nhà thơ viết truyện và của một người chỉ viết truyện mà không hề làm thơ, về ngôn ngữ, hình tượng, hình dung, cảm nhận, cấu trúc tinh thần, chủ đề, giọng kể?

NHAT– Sự khác biệt đó thể hiện qua từng lời văn. Người làm thơ hay viết truyện với lối văn súc tích, hàm ẩn và đặt biệt chú ý đến cả âm hưởng của câu văn. Tôi thường khắc họa hình tượng mà không hề miêu tả trực tiếp, hay tả thực. Hầu như đó chỉ là những dòng văn cảm nhận và hình dung của tự người viết hoặc từ nhân vật. Chủ đề truyện giống như là thơ , những băn khoăn day dứt về con người, về cuộc sống hiện tại. Cuộc sống đi vào truyện phải được chuyển tải bằng thứ diễn ngôn thơ thì tuyệt hơn nhiều là ngôn ngữ trần trụi.

Về cấu trúc tinh thần, nhiều khi tôi muốn xây dựng truyện theo hình dạng một khối lập thể có trục xoay ý tưởng, mỗi mảng là một lựa chọn của cảm hứng, thả rơi cảm xúc tự do và kết nối nhau từ ý tưởng của truyện . Người đọc phải kết nối từng mảng theo nhiều chiều (hiện tại, kí ức, mâu thuẫn giằng co từ nội tâm nhân vật…). Có truyện thì kết cấu như những bậc thang. Câu chuyện cứ thế bước lên bước xuống trong chừng ấy nhưng kết thúc lại là bậc cuối cùng và chực ngã. Tôi muốn tạo ra một điều gì đó trong khoảng hẫng hụt, nuối tiếc, hay đồng cảm với đau đớn của con người.

ĐTT– Có thể nói truyện của Anh Thư như sự khuếch đại xúc giác, thị giác, vị giác đến mức cực cảm, từ một tế bào sống, một ấu trùng, một bột phấn, và mở rộng thành sự bao trùm của một điều bí ẩn không thể nói ra? Và truyện của Anh Thư không tìm cách giải thích những bí ẩn mà chỉ là đưa ra một kinh nghiệm sống với điều bí ẩn bằng những hình tượng và suy tưởng mới mẻ? Đã có độc giả nào “than phiền” về điều này chưa, không đọc thấy truyện mà chỉ “đọc” cảm giác (Nướng Vị Giác)?

NHAT- Tôi đã thấy, đã từng bị ám ảnh nhiều về những bức ảnh người ta thích thú ăn, nếm, thưởng thức những món thật kinh dị (cảm nhận riêng của bản thân). Ví dụ như: ve rang muối, bọ xít chiên giòn, tiết canh rắn, rượu từ cao vượn, thịt chó… và nhất là tiết canh, tôi không thể nhìn được khi người khác ăn, có thể tôi sẽ nôn mất. Thế là tôi đã dùng những hình ảnh để chắp ghép những suy tưởng của mình để tái hiện lại từng vi mạch li ti của cảm giác. Nhiều người đọc truyện của tôi, họ nói rằng, truyện của tôi đưa đến một cảm giác như thể là đang nhai, đang nghiền từng chữ để hiểu hết những gì tôi viết. Truyện “Nướng vị giác” là một ví dụ, ở đó tôi muốn đề cập tới một vấn đề đó là con người thường hay tò mò và muốn nếm thử tất cả theo bản năng. Sự thật thì cuộc sống chẳng ý nghĩa gì khi ta không biết lật lại mặt trái của những điều đó.

Đúng như nhận định từ chị: truyện của Anh Thư như sự khuếch đại xúc giác, thị giác, vị giác đến mức cực cảm, từ một tế bào sống, một ấu trùng, một bột phấn, và mở rộng thành sự bao trùm của một điều bí ẩn không thể nói ra.

ĐTT- Đọc truyện Anh Thư có thể là hành trình đi vào trong thế giới vi mô, đi vào những không gian mênh mang của những thứ cực tiểu: côn trùng, ký sinh, bột phấn, trứng sâu bọ. Viết như vậy có phải là sự rút sâu vào bản thể, một sự ép mình thật nhỏ để nhìn vào sự không cùng của vô cực, và một hành trình chống lại cách viết dữ dội phát tán kiểu tuyên ngôn?

NHAT– Chị hỏi làm tôi nhớ lại, có một lần tôi gửi truyện của mình đến một tạp chí trong nước, người biên tập khen: em viết truyện về côn trùng hay đó, cứ phát huy, mảng truyện về côn trùng cho thiếu nhi hiện nay ít người viết. Tôi không biết là nên cười hay mếu với lời khen đó. Thật ra, tôi rất thích sự lựa chọn ý tưởng lạ và mượn các hình ảnh côn trùng để thể hiện điều ấy. Tôi cảm thấy mình đã co lại và nhập thân trong kiếp sống nhỏ nhoi và bí ẩn của côn trùng. Một vòng tròn nhỏ nhoi, một kiếp sống mong manh nhưng sợi dây níu lại thật là bền bỉ. Nếu trải nghiệm được sự cô độc, con người ta có thể nghe được cả nhịp thở của loài côn trùng. Đôi khi đó là thế giới của tiềm thức, nó nằm ngoài sự lý giải của lý tính. Nhiều câu chuyện như đang im lặng để lắng nghe sự chuyển động rất nhỏ như những cái lách da để lớn lên và thay đổi. Tôi gọi nó là “phục sinh” (trong “Câu chuyện của nàng và lũ ve sầu”)

Còn về cách viết “phát tán kiểu tuyên ngôn,” tôi thấy thật phản cảm khi gọi nó là văn chương nghệ thuật.

ĐTT– Theo Anh Thư, viết có phải sự đi tìm, như Eudora Welty nói, “Write about what you don’t know about what you know” (viết về điều mình không biết của điều mình biết)? Những nhân vật trong Bữa Tiệc Ngoài Trời,”“Nướng Vị Giác,” “Cái Xác Liệm đã  được Dự Báo Trước,” “Con Bửa Củi,” “Câu Chuyện của Nàng và Lũ Ve Sầu,” tìm thấy gì qua hành động ăn, nuốt, hay sự tiêu thụ của con người?  Có thể đọc những truyện này theo một ẩn dụ nào khác nữa?

NHAT– Khi viết, tôi muốn truy vấn thật nhiều về sự tồn tại, về đớn đau, về thân phận, về quyền lực, về mặt nạ… về tất cả những gì mà tôi muốn con người hiện đại chưa nhận ra và buộc phải nhận ra. Cuộc sống đang diễn ra trước mắt tôi, thực tại thì vẫn còn rất nhiều con người sống bản năng. Và hàng ngày đập vào mắt mình, buộc mình phải suy nghĩ để viết lại, tái hiện lại những cảm nhận của bản thân về hành động ăn, nuốt, tiêu thụ của con người. Nó cứ như là tôi muốn nói với họ rằng: “cứ ăn đi, nuốt đi… để thỏa mãn cơn đói khát của cơ thể, rồi chết.”

Có thể có ẩn dụ khác khi người đọc mở rộng không gian suy tưởng của tác giả. Đi tìm ẩn dụ là một phản xạ tự nhiên của độc giả , tùy cảm thức văn chương hoặc xã hội… mà ẩn dụ nếu có sẽ hiện hình (điều này vì có một vài lí do mà tôi không thể diễn giải cụ thể).

ĐTT– “Người Quen” là một truyện chớp với hình ảnh, chuyển động, đối thoại, âm thanh, màu sắc, và những câu nói bất chợt để cạnh nhau tưởng như tùy tiện, hoặc rời rạc. Nhưng hiệu ứng khi đọc xong là một sự nhập lại tức thời các mảnh. Anh Thư có định khai triển tiếp phong cách “truyện lập thể” này?
NHAT– Đúng vậy, truyện này giống như một cơn hôn mê dài. Những hình ảnh, chuyển động, âm thanh màu sắc được tái hiện lại rất nhỏ và ít, rời rạc (tưởng chừng như quá yếu ớt của cô gái) chỉ để muốn thể hiện rằng cô gái đang muốn níu lại sự sống. Cô ấy đang giằng co giữa sự sống và cái chết. Chỉ có sự thức tỉnh từ lý trí cô gái mới vượt qua được sự trầm uất mà cô đã phải trải qua khi nỗi đau quá lớn. Tôi muốn để sự giằng co đó thể hiện trong sự chảy dài của nỗi đau. Kí ức và thực tại, tình yêu và vết cắt của cô gái tôi để mặc nó chảy như chiếc đồng hồ cát. Và đợi nó dừng lại từ sự tự vực dậy của khát vọng sống.

Sắp tới, tôi định in tập truyện lấy nhan đề là “Người Quen,” bởi tôi muốn ai đọc nó cũng có thể nhận ra được một phần của mình trong đó. Và tôi sẽ tiếp tục khai triển phong cách truyện “lập thể” này trong tương lai.

ĐTT– Cám ơn Anh Thư về cuộc nói chuyện này. Mong được đọc những sáng tác mới và sắp xuất bản của Anh Thư.

 

 

 

Bài đã được đăng lần đầu tiên ở Da Màu . org  (2-09-2014)

Nguồn:  (http://damau.org/archives/33201)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84438)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.
26 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 29689)
LTS. Trùng Dương Nguyễn Thị Thái là một “hiện tượng” của sinh hoạt văn học, nghệ thuật và báo chí miền nam Việt Nam. Ngoài những sáng tác văn học, Trùng Dương tích cực tham gia sinh hoạt điện ảnh, và nhất là báo chí trong giai đoạn hấp hối của Việt Nam Cộng Hòa [VNCH], từ 1970 tới 1974. Người cựu nữ sinh viên Văn Khoa Sài Gòn nổi danh rất sớm, qua hai sáng tác Vừa Đi Vừa Ngước Nhìn và Mưa Không Ướt Đất. Du học Liên Bang Mỹ trở về, bà đứng tên Chủ Nhiệm báo Sóng Thần mà nhóm chủ biên do nhà văn Chu Tử và nhà báo Uyên Thao trách nhiệm. Sóng Thần–đúng với danh xưng của nó–mang đến những đợt sóng dư luận chấn động miền nam...
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88117)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 80549)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 191371)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84010)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 20074)
Lần đầu tiên tôi biết nhà văn Thế Phong cách đây hơn 6 năm khi đọc truyện ngắn " Thủy và T6 " đăng trên tạp chí Hợp Lưu số 82, năm 2005. Với giọng văn miên man, tình tiết lôi cuốn, truyện ngắn vẽ lại xã hội Sài Gòn những năm trước 1975, tôi đọc một mạch không dứt, cuối truyện tác giả bỏ lửng khi đang hồi gay cấn, với lời ghi chú (… tạm ngưng nơi đây…) . Tò mò đoạn kết, tôi liên hệ tạp chí Hợp Lưu phần tiếp theo và được trả lời, chỉ thấy có văn bản này từ chồng sách cũ, tạp chí không liên hệ được tác giả, nên không biết Thế Phong đang sống ở đâu… và rồi theo thời gian tôi quên ông.
09 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 89474)
LTS:Sinh trưởng trong một gia đình Bắc di cư và trải qua tuổi thơ ở Tam Kỳ, Nguyễn Xuân Tường Vy vượt biên đến Phi Luật Tân năm 14 tuổi. Tốt nghiệp cử nhân Sinh Hóa ở San José, Nguyễn Xuân Tường Vy thuộc lớp người viết mới, vừa xuất hiện, của Văn học Di dân Việt Nam. Tạp Chí Hợp Lưu
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 19657)
Trong những năm gần đây, chúng tôi cố gắng đưa vấn đề Văn học miền Nam trở lại văn đàn, bởi có một nhu cầu đến từ những người thực sự yêu văn chương ở trong nước muốn tìm hiểu về những tác giả và tác phẩm đã bị chính thức loại trừ sau 30/4/1975.
13 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 21239)
Hai buổi nói chuyện trên đài RFI với nhà văn Mai Thảo mà chúng tôi còn giữ được băng ghi âm: buổi đầu phát thanh cách đây 17 năm, ngày 20/10/1991, khi chương trình văn học nghệ thuật mới thành lập được một năm với những bước đầu chập chững, khó khăn.