- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chất Thơ Và Thi Hóa

14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 24511)

w-hopluu93-final-270_0_118x300_1Chất thơ là cái có sẵn, thi sĩ sẽ làm nó hiển hiện ra trong dáng vẻ đã phơi bày, hay khai quật lên khi chất thơ vốn ẩn dấu. Thi hóa là làm thành thơ từ cái không có sẵn chất thơ.

Trước hết, ta đề cập đến chất thơ lồ lộ phơi bày. Theo khuynh hướng thời đại mới, người ta sáng tạo thêm nhiều chất thơ, có chất thơ thô bạo, có chất thơ trần trụi đời sống không cần mơ mộng, có chất thơ dục tính không cần lãng mạn tình yêu. Và theo khuynh hướng chính trị, có chất thơ chiến đấu, có chất thơ xã hội tính, có chất thơ lao động sản xuất... Nhưng chất thơ trong nghĩa cổ điển của nó gắn liền với mỹ cảm hay tình cảm. Thơ T.T.Kh. có chất thơ thiên về tình cảm. Thơ Huy Cận tiền chiến có chất thơ thiên về mỹ cảm. Thơ Hàn Mặc Tử có chất thơ mỹ cảm phối hợp với thần cảm. Những phân biệt "thiên về" trên đây xét theo khía cạnh chênh chếch độ nghiêng nặng nhẹ mà thôi, vì thực ra trong thơ các thi sĩ nổi danh đều có ít nhiều mỹ cảm, tình cảm, thần cảm, thiền cảm... Nhưng chất thơ sẵn tính lồ lộ phơi bày thì đã có quá nhiều nhà thơ Đông Tây Kim Cổ nói đến rồi. Muốn nói đến nữa, ta phải viết làm sao khác hẳn họ, phải độc đáo chưa ai từng nghĩ ra. Ví dụ "lá vàng rụng", chất thơ phơi bày đó đã gợi hứng cho biết bao nhiêu thi sĩ rồi. Thi tính vô địch có lẽ dành cho một bài thơ Đường với tứ thơ khi nghe thấy một chiếc lá vàng rơi thì mọi người đều biết là mùa thu đã đến:

 

Ngô đồng nhất diệp lạc

Thiên hạ cộng tri thu.

 

Thi sĩ tài ba như Tản Đà mà đôi khi cũng dẫm vào lối mòn rất cũ trong thơ cổ nhân: "lá vàng lá hồng" trong thơ của ông chỉ bay từ tường Bắc lá bay sang, với tứ thơ xưa về sự hờ hững, sự tàn tạ. Cho nên ta cần cố gắng độc đáo khi hứng cảm với chất thơ phơi bày trong trời đất. Và đây cũng là một chất thơ thường được nói đến: "Chuyến Tàu Xe Lửa Chia Ly"; như trong thơ Tế Hanh với khói tàu nghẹn ngào, với hồi còi nức nở, một tứ thơ gợi nhớ thời xe lửa chạy bằng than đá lúc xa xưa trên con đường Xuyên Việt:

 

Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề

Khói phì như nghẹn nỗi đau tê

Lâu lâu còi rúc lên rền rĩ

Lòng của người đi réo kẻ về

 

Hình ảnh ấy độc đáo, riêng của Tế Hanh, không như "Tàu Đêm Năm Cũ" của nhạc sĩ Trúc Phương, một chuyến tàu chung chung, vẫn cứ khởi hành như đã chạy từ xưa cho đến nay. Bản nhạc hay nhờ âm điệu buồn của thời chinh chiến.

Nếu kể ra thì còn không biết bao nhiêu là chất thơ vốn đã phơi bày, một kho vô tận cho người trần thế. Vì vậy ta nên sớm đề cập đến chất thơ vốn còn ẩn dấu, cần có người khám phá thì mới thấy. Nó ở mặt chìm như quặng mỏ nằm sâu dưới lòng đất. Chìm, vẫn là của quý, không cần thi hóa. Khai quật lên, trục nó ra ở dưới lớp sần sùi. Có ai ngờ một biển nước ngọt mênh mông dưới đáy sâu của sa mạc Sahara. Tươi mát trong khí hậu nóng bức đương nhiên là chất thơ, hoang vắng dưới tầng náo nhiệt lại còn thơ hơn nữa, chẳng hạn như phố xá Sài Gòn mà nhà văn Mai Thảo khám phá chẳng bao lâu khi mới đến vào năm 1954: "Tiếng xe lăn ban ngày động cơ át mất, ban đêm nổi lên lọc cọc, mồn một trên mặt nhựa là tiếng đêm thân thuộc nhất của tất cả những người Sài Gòn. Con ngựa già yếu, ngọn đèn lắc lư, khung xe cồng kềnh, thành phố tráng lệ xa hoa khởi đầu bằng một hình ảnh dân tộc thuần túy".

Ta không biết do ý trùng hợp hay do một liên tưởng sau đó mà trong tập thơ "Hóa Thân" (xuất bản năm 1964) của Viên Linh cũng thấy lai vãng rải rác hình bóng xe thổ mộ với những con đường "Mã Lộ" (truyện dài, 1969) từ ngoại ô thành phố Sài Gòn. Không riêng gì Mai Thảo mà là các nhà văn thơ gốc Bắc di cư 1954, cũng đều thấy cái đẹp ánh lên của thành phố Sài Gòn ban đêm, tương phản với ban ngày nóng bức:

 

Buổi chiều vào chật khoang xe.

Đèn thắp lên.

Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài.

Mưa xuống bên ngoài cửa sổ

Những bàn tay níu lấy vòng sắt lạnh

Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau

(Một Chỗ Trên Ô Tô Buýt Thanh Tâm Tuyền)

 

Cho ta đi giữa phố rộng cây cao, những vườn hoa đóng cửa, nhìn những lá cành run rẩy mà nghe hồn thảo mộc thấm vào xương. Sao chỉ về đây nằm gối đầu lên giòng sông lớn giang tay dài đại lộ mà nghe kinh thành thổi hơi buồn Trompette ban đêm. (Thơ Nguyên Sa)

 

Khi buổi chiều rụng xuống,

lũ cột đèn đứng lên

Con phố này nỗi đau buồn bật sáng

(Thơ Trần Dạ Từ)

 

Cây rù bóng tối đi đo

Buồn thanh niên đứng co ro phố dài

(Thơ Viên Linh)

 

Thành phố đêm mang nét sầu hoang phế

Thùng rác, cột đèn, chó đói và anh.

(Thơ Thái Thủy)

 

Từ giã hoàng hôn trong mắt em

Ta đi tìm những phố không đèn

(Thơ Đinh Hùng)

 

Những nhà văn thơ gốc Bắc đã trú ngụ ở Sài Gòn trước năm 1954 như Nguyễn Bính, Thanh Nam, không thấy làm nổi bật vẻ đẹp hoang phế hay thuần túy dân tộc của Sài Gòn ban đêm tương phản với ban ngày, chỉ thấy nói đến bối cảnh ăn chơi ở các vũ trường, cờ bạc ở các sòng bài Kim Chung, Đại Thế Giới; hay chỉ cay đắng với cảnh với tình đời nơi sầu xứ:

 

"Hai ta lưu lạc phương Nam này.

Đã mấy mùa qua én nhạn bay..."

 

Các nhà văn nhà thơ miền Nam thì chỉ thấy nét đẹp ở những nơi thật xa Sài Gòn, tận vùng Rạch Giá (như nhà thơ Kiên Giang), hoặc chỉ gợi nhớ lịch sử tính thời khai hoang ở miền Tây Nam Bộ (như với nhà văn Sơn Nam) hay ở miền Đông Nam phần (như với nhà văn Bình Nguyên Lộc), hay chỉ cực tả cái đẹp tinh tế hiu quạnh nơi quê nhà Bình Định như trong các tập truyện của nhà văn Võ Phiến (Thác Đổ Sau Nhà Đêm Xuân Trăng Sáng). Có lấy bối cảnh Sài Gòn như bà Tùng Long, Dương Hà, Ngọc Linh, thì cũng để lồng vào đó chủ đích là chuyện tình ngang trái, với xã hội tính của những tranh chấp cũ mòn. Bài này chỉ cốt yếu nói về thi tính, chưa phải lúc đào sâu lịch sử và xã hội trong các tiểu thuyết lấy bối cảnh Sài Gòn Xưa của những tác giả Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Phú Đức, Ngọc Linh, Tùng Long, Dương Hà.

Khi ra ngoài hải ngoại, không kể các thành phố xứ lạnh có chất thơ phơi bày (Lá rụng, tuyết bay, co ro áo ấm đi ngoài phố...). Như đã nói ở phần đầu: hứng cảm về chất thơ phơi bày phải rất độc đáo hầu tránh đường mòn khuôn sáo. Ta thử kể đến những thành phố kỹ nghệ, điển hình như Los Angeles, thì không còn chất thơ phơi bày hay chất thơ ẩn dấu. Bây giờ vai trò thi hóa mới là cần thiết, nghĩa là làm thành thơ từ cái không có sẵn chất thơ, nghĩa là thăng hoa thực tế. Ban ngày hay ban đêm đều nhộn nhịp sáng trưng. Có con sông đi ngang thì gần như quanh năm cạn nước, mà khi mưa bão nước mới ào ào kéo nhanh ra biển, không có dịp thả chiếc cần câu nhàn tản. Cũng có những người vô gia cư dưới cột đèn mà dường như không là những nhân vật dã sử của dân tộc (có lẽ là nhân vật dã sử của những dân tộc khác).

Vì vậy đôi khi ta phải thi hóa, đem tâm hồn Đông Phương phủ trùm lên kỹ nghệ tính, đem thi tính sáng tạo phủ trùm lên văn minh quy hoạch phẳng phiu. Thi hóa cảnh vật đời thường nơi thành phố kỹ nghệ, bao hàm trong đó là ý hướng đưa chất thơ vào cảnh vật đô-thị-hóa.

Nhưng có một điều ta cần lưu ý, thi hóa thực tế tầm thường không có sẵn chất thơ, hoặc thi hóa cảnh vật kiến trúc mô hình đậm chất đô thị, làm thơ như vậy rất dễ rơi vào hài tính. Chủ đích biểu hiện tâm hồn vào nghệ thuật thi hóa thực tế, khác với chủ đích viết ra những điều quá lạ bất kể đến chất thơ.

TRẦN VĂN NAM

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4521)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4884)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 6343)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
04 Tháng Chín 20238:30 CH(Xem: 5609)
Trong ngót hai chục phim truyện điện ảnh tham dự tranh Giải Cánh Diều năm nay của Hội Điện ảnh VN, có thể nói “Em & Trịnh” là một tác phẩm hoành tráng bậc nhất. Và cũng cần phải thẳng thắn điều này: những người làm “Em & Trịnh” đã rơi vào cả hai tình huống đặc biệt của Điện ảnh: a. thực hiện một bộ phim chân dung vốn đầy thử thách, b. đặc biệt là phim ca nhạc sẽ cực kỳ khó khăn về các yếu tố kỹ thuật!
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 6793)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6190)
T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…
24 Tháng Năm 20234:02 CH(Xem: 6195)
Trong số những nhà thơ lớn Việt Nam các thời Cổ - Trung - Cận đại, tình cảm đặc biệt nhất của tôi với tư cách một người làm phim truyện, là dành cho Thi sĩ-Nhà giáo-Thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu. Bởi theo tôi, giá trị lớn nhất, sức hấp dẫn kỳ lạ nhất trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu, chính là trái tim thương cảm của ông đối với Dân, đối với những nghĩa sĩ đã xả thân cho Tổ quốc, và đặc biệt với phụ nữ, trẻ em - những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội, nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, loạn lạc…
21 Tháng Ba 20235:16 CH(Xem: 5493)
Chẳng thể cứ tự hào Việt Nam nay là đất nước phát triển nếu như dân cư của cả nước vẫn phải sống với nguồn nước bẩn và một môi trường đầy ô nhiễm. “Không có kỹ nghệ không gian các quốc gia vẫn sống được, nhưng không thể sống nếu không có nước.” Oded Distel [chuyên gia về nước của Do Thái] Đề nghị chọn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 là Ngày Nước Việt Nam / Vietnam Water Day. [Nhóm Bạn Cửu Long]
26 Tháng Hai 20238:39 CH(Xem: 6512)
Mai An Nguyễn Anh Tuấn Ủng hộ lời kêu cứu cho Đồng Bằng Sông Cửu Long của nhà khoa học Ngô Thế Vinh trên vanviet.info và bauxitevn.net
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 6588)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh