- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chất Thơ Và Thi Hóa

14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 25414)

w-hopluu93-final-270_0_118x300_1Chất thơ là cái có sẵn, thi sĩ sẽ làm nó hiển hiện ra trong dáng vẻ đã phơi bày, hay khai quật lên khi chất thơ vốn ẩn dấu. Thi hóa là làm thành thơ từ cái không có sẵn chất thơ.

Trước hết, ta đề cập đến chất thơ lồ lộ phơi bày. Theo khuynh hướng thời đại mới, người ta sáng tạo thêm nhiều chất thơ, có chất thơ thô bạo, có chất thơ trần trụi đời sống không cần mơ mộng, có chất thơ dục tính không cần lãng mạn tình yêu. Và theo khuynh hướng chính trị, có chất thơ chiến đấu, có chất thơ xã hội tính, có chất thơ lao động sản xuất... Nhưng chất thơ trong nghĩa cổ điển của nó gắn liền với mỹ cảm hay tình cảm. Thơ T.T.Kh. có chất thơ thiên về tình cảm. Thơ Huy Cận tiền chiến có chất thơ thiên về mỹ cảm. Thơ Hàn Mặc Tử có chất thơ mỹ cảm phối hợp với thần cảm. Những phân biệt "thiên về" trên đây xét theo khía cạnh chênh chếch độ nghiêng nặng nhẹ mà thôi, vì thực ra trong thơ các thi sĩ nổi danh đều có ít nhiều mỹ cảm, tình cảm, thần cảm, thiền cảm... Nhưng chất thơ sẵn tính lồ lộ phơi bày thì đã có quá nhiều nhà thơ Đông Tây Kim Cổ nói đến rồi. Muốn nói đến nữa, ta phải viết làm sao khác hẳn họ, phải độc đáo chưa ai từng nghĩ ra. Ví dụ "lá vàng rụng", chất thơ phơi bày đó đã gợi hứng cho biết bao nhiêu thi sĩ rồi. Thi tính vô địch có lẽ dành cho một bài thơ Đường với tứ thơ khi nghe thấy một chiếc lá vàng rơi thì mọi người đều biết là mùa thu đã đến:

 

Ngô đồng nhất diệp lạc

Thiên hạ cộng tri thu.

 

Thi sĩ tài ba như Tản Đà mà đôi khi cũng dẫm vào lối mòn rất cũ trong thơ cổ nhân: "lá vàng lá hồng" trong thơ của ông chỉ bay từ tường Bắc lá bay sang, với tứ thơ xưa về sự hờ hững, sự tàn tạ. Cho nên ta cần cố gắng độc đáo khi hứng cảm với chất thơ phơi bày trong trời đất. Và đây cũng là một chất thơ thường được nói đến: "Chuyến Tàu Xe Lửa Chia Ly"; như trong thơ Tế Hanh với khói tàu nghẹn ngào, với hồi còi nức nở, một tứ thơ gợi nhớ thời xe lửa chạy bằng than đá lúc xa xưa trên con đường Xuyên Việt:

 

Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề

Khói phì như nghẹn nỗi đau tê

Lâu lâu còi rúc lên rền rĩ

Lòng của người đi réo kẻ về

 

Hình ảnh ấy độc đáo, riêng của Tế Hanh, không như "Tàu Đêm Năm Cũ" của nhạc sĩ Trúc Phương, một chuyến tàu chung chung, vẫn cứ khởi hành như đã chạy từ xưa cho đến nay. Bản nhạc hay nhờ âm điệu buồn của thời chinh chiến.

Nếu kể ra thì còn không biết bao nhiêu là chất thơ vốn đã phơi bày, một kho vô tận cho người trần thế. Vì vậy ta nên sớm đề cập đến chất thơ vốn còn ẩn dấu, cần có người khám phá thì mới thấy. Nó ở mặt chìm như quặng mỏ nằm sâu dưới lòng đất. Chìm, vẫn là của quý, không cần thi hóa. Khai quật lên, trục nó ra ở dưới lớp sần sùi. Có ai ngờ một biển nước ngọt mênh mông dưới đáy sâu của sa mạc Sahara. Tươi mát trong khí hậu nóng bức đương nhiên là chất thơ, hoang vắng dưới tầng náo nhiệt lại còn thơ hơn nữa, chẳng hạn như phố xá Sài Gòn mà nhà văn Mai Thảo khám phá chẳng bao lâu khi mới đến vào năm 1954: "Tiếng xe lăn ban ngày động cơ át mất, ban đêm nổi lên lọc cọc, mồn một trên mặt nhựa là tiếng đêm thân thuộc nhất của tất cả những người Sài Gòn. Con ngựa già yếu, ngọn đèn lắc lư, khung xe cồng kềnh, thành phố tráng lệ xa hoa khởi đầu bằng một hình ảnh dân tộc thuần túy".

Ta không biết do ý trùng hợp hay do một liên tưởng sau đó mà trong tập thơ "Hóa Thân" (xuất bản năm 1964) của Viên Linh cũng thấy lai vãng rải rác hình bóng xe thổ mộ với những con đường "Mã Lộ" (truyện dài, 1969) từ ngoại ô thành phố Sài Gòn. Không riêng gì Mai Thảo mà là các nhà văn thơ gốc Bắc di cư 1954, cũng đều thấy cái đẹp ánh lên của thành phố Sài Gòn ban đêm, tương phản với ban ngày nóng bức:

 

Buổi chiều vào chật khoang xe.

Đèn thắp lên.

Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài.

Mưa xuống bên ngoài cửa sổ

Những bàn tay níu lấy vòng sắt lạnh

Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau

(Một Chỗ Trên Ô Tô Buýt Thanh Tâm Tuyền)

 

Cho ta đi giữa phố rộng cây cao, những vườn hoa đóng cửa, nhìn những lá cành run rẩy mà nghe hồn thảo mộc thấm vào xương. Sao chỉ về đây nằm gối đầu lên giòng sông lớn giang tay dài đại lộ mà nghe kinh thành thổi hơi buồn Trompette ban đêm. (Thơ Nguyên Sa)

 

Khi buổi chiều rụng xuống,

lũ cột đèn đứng lên

Con phố này nỗi đau buồn bật sáng

(Thơ Trần Dạ Từ)

 

Cây rù bóng tối đi đo

Buồn thanh niên đứng co ro phố dài

(Thơ Viên Linh)

 

Thành phố đêm mang nét sầu hoang phế

Thùng rác, cột đèn, chó đói và anh.

(Thơ Thái Thủy)

 

Từ giã hoàng hôn trong mắt em

Ta đi tìm những phố không đèn

(Thơ Đinh Hùng)

 

Những nhà văn thơ gốc Bắc đã trú ngụ ở Sài Gòn trước năm 1954 như Nguyễn Bính, Thanh Nam, không thấy làm nổi bật vẻ đẹp hoang phế hay thuần túy dân tộc của Sài Gòn ban đêm tương phản với ban ngày, chỉ thấy nói đến bối cảnh ăn chơi ở các vũ trường, cờ bạc ở các sòng bài Kim Chung, Đại Thế Giới; hay chỉ cay đắng với cảnh với tình đời nơi sầu xứ:

 

"Hai ta lưu lạc phương Nam này.

Đã mấy mùa qua én nhạn bay..."

 

Các nhà văn nhà thơ miền Nam thì chỉ thấy nét đẹp ở những nơi thật xa Sài Gòn, tận vùng Rạch Giá (như nhà thơ Kiên Giang), hoặc chỉ gợi nhớ lịch sử tính thời khai hoang ở miền Tây Nam Bộ (như với nhà văn Sơn Nam) hay ở miền Đông Nam phần (như với nhà văn Bình Nguyên Lộc), hay chỉ cực tả cái đẹp tinh tế hiu quạnh nơi quê nhà Bình Định như trong các tập truyện của nhà văn Võ Phiến (Thác Đổ Sau Nhà Đêm Xuân Trăng Sáng). Có lấy bối cảnh Sài Gòn như bà Tùng Long, Dương Hà, Ngọc Linh, thì cũng để lồng vào đó chủ đích là chuyện tình ngang trái, với xã hội tính của những tranh chấp cũ mòn. Bài này chỉ cốt yếu nói về thi tính, chưa phải lúc đào sâu lịch sử và xã hội trong các tiểu thuyết lấy bối cảnh Sài Gòn Xưa của những tác giả Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Phú Đức, Ngọc Linh, Tùng Long, Dương Hà.

Khi ra ngoài hải ngoại, không kể các thành phố xứ lạnh có chất thơ phơi bày (Lá rụng, tuyết bay, co ro áo ấm đi ngoài phố...). Như đã nói ở phần đầu: hứng cảm về chất thơ phơi bày phải rất độc đáo hầu tránh đường mòn khuôn sáo. Ta thử kể đến những thành phố kỹ nghệ, điển hình như Los Angeles, thì không còn chất thơ phơi bày hay chất thơ ẩn dấu. Bây giờ vai trò thi hóa mới là cần thiết, nghĩa là làm thành thơ từ cái không có sẵn chất thơ, nghĩa là thăng hoa thực tế. Ban ngày hay ban đêm đều nhộn nhịp sáng trưng. Có con sông đi ngang thì gần như quanh năm cạn nước, mà khi mưa bão nước mới ào ào kéo nhanh ra biển, không có dịp thả chiếc cần câu nhàn tản. Cũng có những người vô gia cư dưới cột đèn mà dường như không là những nhân vật dã sử của dân tộc (có lẽ là nhân vật dã sử của những dân tộc khác).

Vì vậy đôi khi ta phải thi hóa, đem tâm hồn Đông Phương phủ trùm lên kỹ nghệ tính, đem thi tính sáng tạo phủ trùm lên văn minh quy hoạch phẳng phiu. Thi hóa cảnh vật đời thường nơi thành phố kỹ nghệ, bao hàm trong đó là ý hướng đưa chất thơ vào cảnh vật đô-thị-hóa.

Nhưng có một điều ta cần lưu ý, thi hóa thực tế tầm thường không có sẵn chất thơ, hoặc thi hóa cảnh vật kiến trúc mô hình đậm chất đô thị, làm thơ như vậy rất dễ rơi vào hài tính. Chủ đích biểu hiện tâm hồn vào nghệ thuật thi hóa thực tế, khác với chủ đích viết ra những điều quá lạ bất kể đến chất thơ.

TRẦN VĂN NAM

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 20241:01 SA(Xem: 1229)
Lời giới thiệu: Thủ tướng Hun Manet với hậu thuẫn của cha ông, người đã đề xướng ra công trình kênh Funan Techo như một Đại vận hà của dân tộc Khmer, đồng thời là di sản triều đại của cha con họ. Về địa chính trị, tuyến đường thủy vận này cho họ phương tiện chuyển hàng hóa từ Phnom Penh ra biển, không còn phải theo tuyến đi trên Sông Tiền hay Sông Hậu, sẽ giải thoát họ khỏi sự phụ thuộc vào Việt Nam. Cha con Hun đã được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng khi đặt cho dự án này dưới tên Funan, khơi động lên tinh thần dân tộc bài Việt, và soi sáng lại lịch sử Đế chế Funan của họ. Theo giới chuyên gia quốc tế, và phân tích trên Viet Ecology Foundation, lợi ích kinh tế của công trình này chắc chắn không khả thi, tác động nặng trên môi sinh cho Cam Bốt và xuyên biên giới xuống Việt Nam nhưng đã bị chính quyền Phnom Penh giảm thiểu hóa và gạt bỏ. Phnom Penh không giải trình toàn bộ chi phí và việc di dời đền bù cho người dân họ như thế nào. Họ cung cấp thông tin bất nhất và sai lệch ...
12 Tháng Chín 20246:15 CH(Xem: 2371)
Bài thơ GIÓ đã được thi sĩ Đức gốc Việt Nguyễn Chí Trung trình bày từ năm 2004 tại nhiều Đại Hội Thi Ca Quốc Tế (International Poetry Festival) trong các buổi đọc Thơ trước công chúng. Bài thơ được viết bằng tiếng Đức vào mùa Thu năm 1993 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng cũng như xuất bản ở nhiều quốc gia Âu châu (Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha …).
31 Tháng Tám 20249:48 CH(Xem: 4744)
-Phim “Mai” chiếu từ dịp Tết, tôi được nghe đủ lời khen chê - khen nhiều hơn chê, và được cô con gái sinh viên năm thứ hai sau khi rủ bạn xem về bảo: “Phim xúc động ạ. Nhưng ồn ào quá, khiến con đau đầu”. / "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân, biên kịch Nghiêm Quỳnh Trang đã thắng giải "Phim đầu tay xuất sắc" LHP Berlin vào sáng 25/2, và hiện tham dự giải cánh Diều Vàng 2024 của Hội Điện ảnh VN./ “Đóa hoa mong manh” đương tham dự Giải Cánh Diều Vàng của Hội ĐAVN với tâm lý hồi hộp, mong đợi, có phần lo lắng cho bạn đồng nghiệp… / và có hai bộ phim gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi - một khán giả đang làm nghề - hai bộ phim mang “vị muối” đích thực của Đời có khả năng chạm vào đáy sâu cảm xúc của hàng triệu khán giả, đó là HAI MUỐI và SÁNG ĐÈN!
09 Tháng Tám 20245:10 CH(Xem: 3788)
TÌNH SẦU là bài thơ nổi tiếng nhất và hay nhất của nhà thơ Huyền Kiêu. Ông tên thật là Bùi Lão Kiều (Có lẽ bút danh Huyền Kiêu xuất phát từ tên của ông là Kiều: Kiêu huyền thành Huyền Kiêu), sinh năm 1915, nguyên quán ở tỉnh Hà Đông (cũ). Ngoài viết văn, làm thơ ông còn cộng tác với nhiều báo ở Hà Nội. Ông công tác ở tạp chí Văn Nghệ (HNV), nhà xuất bản Văn học (HLHVHNTVN). Những tác phẩm của Huyền Kiêu: Sang xuân (1960), Mùa cây (1965), Bầu trời (1976). Sau 30 Tháng Tư năm 1975 ông vào Sài Gòn sinh sống. Ông mất ngày 8 tháng 1 năm 1995 (Ất Hợi), hưởng thọ 80 tuổi.
21 Tháng Bảy 202410:42 CH(Xem: 4755)
Ngày 5 tháng 8, 2024 sắp tới đây, đúng vào sinh nhật thứ 76 của cựu TT Samdech Techo Hun Sen, hiện là Chủ Tịch Thượng viện, lãnh đạo đảng Nhân Dân Cam Bốt (CCP), được con trai trưởng của ông là TT Hun Manet chọn là ngày Lễ Động Thổ khởi công Dự án Kênh đào Funan Techo – đang được rầm rộ chuẩn bị như là một ngày lễ hội lớn, với đốt pháo hoa và chiêng trống nổi lên từ khắp các chùa chiền cùng với lời cầu nguyện của giới sư sãi trên toàn Vương quốc Cam Bốt. Nhưng với cái giá môi sinh nào phải trả cho cả hai dân tộc Khmer và Việt Nam đang hiển lộ và không còn là những ẩn số.
05 Tháng Bảy 202410:27 CH(Xem: 4954)
Nhắc đến Ông trước hết là tác giả của những bài thơ nổi tiếng đã đi vào lòng người như: Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu, Chiếc lá cuối cùng…trong những tập thơ đã xuất bản.
05 Tháng Bảy 202410:07 CH(Xem: 3945)
Nếu không được xem cái clip mà tôi tin là chẳng thể bịa đặt nọ, thì tôi không thể tin nổi, không thể hiểu nổi, một giảng viên tự nhận có 30 năm dạy luật mà tán tụng luận án TS. của học viên TCQ như thế này: “Tôi cảm thấy người viết luận án không chỉ trí tuệ mà vô cùng tâm huyết, nếu dành lời khen thì có rất nhiều lời khen vượt ra khỏi ngôn ngữ…”
26 Tháng Sáu 202412:46 CH(Xem: 5381)
Thoại vẫn luôn luôn nghĩ là không thể để Ba tiếp tục sống một mình trong căn nhà ấy, nhất là từ ngày Mẹ Yến mất (27.04.2024). Từ 2015, khi Mẹ không thể tiếp tục sống với Ba nơi căn nhà thân yêu trên đường Coolidge, do bác sĩ gia đình bảo phải đưa Mẹ vào Ashbrook Nursing Home vì nhu cầu cần được chăm sóc 24 giờ/ ngày và 7 ngày/ tuần. Thoại đã phải lắp cameras khắp nhà: từ phòng khách tới phòng ngủ, từ nhà bếp tới phòng tắm, và cả dưới basement nơi Ba Thoại nhiều khi mất ngủ, xuống đó loay hoay in ấn mấy cuốn sách suốt đêm cho tới sáng.
05 Tháng Năm 202411:41 CH(Xem: 5200)
Cô em bên Texas gửi text về một bản tin CNN tường trình việc các nhà ngoại giao Âu châu giành nhau gặp gỡ các đồng minh của cựu Tổng thống Donald Trump, người coi như sẽ được đề cử đại diện Đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống tháng 11 tới, để thăm dò. Cùng lúc, báo chí loan tin ngoại trưởng Anh David Cameron đã tới tận tư dinh của ông Trump ở Florida để tham khảo về cuộc chiến tại Ukraine và xung đột Israel-Gaza. Tôi đoán các bản tin khiến cô lo ngại về một Trump 2.0, như thể điều đó sẽ phải xẩy ra thôi.
22 Tháng Tư 20242:54 CH(Xem: 7765)
Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ./ Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến /