- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Lan Dương : Linda Lê, Tác Phẩm Và Sự Tiếp Nhận / ( Đặng Phương Chuyển Ngữ)

25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81111)
linda_le
Linda Le


LTS: Sinh năm 1972 và rời Việt Nam vào tháng 4-1975, Lan Dương hiện đang trình luận án tiến sĩ ngành văn chương so sánh tại đại học California, Irvine. Luận án của tác giả, "Việt Nam và cộng đồng hải ngoại: Giới tính, dân tộc, và chính trị trong hợp tác", khảo sát mối quan hệ kinh tế chính trị đã và đang cấu thành các sản phẩm văn hóa đương đại của người Việt và người Việt di dân. Lần đầu tiên tham dự tập san Hợp Lưu qua bản dịch của Đặng Phương, một giáo sư Anh văn từ Quy Nhơn, Lan Dương tiêu biểu cho thế hệ được đào tạo trong lĩnh vực khoa học nhân văn tại Hoa Kỳ và đang nghiên cứu quê hương gốc bằng ngôn ngữ của vùng đất nhập cư.

"Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác. Thật ra cái tôi đang nói chính là một thứ văn chương sinh ra trong sự ám ảnh về một vết nhơ, một sự dị dạng gọi là tính nước đôi. Nhưng tính nước đôi này rồi sẽ chết và sẽ đóng vai trò của một thẩm phán lặng im.

Linda Lê, Bạn sẽ viết về hạnh phúc.

Trong một cuốn sách phê bình văn học có nhan đề nghe có vẻ như một mệnh lệnh của tòa án gởi cho mình, Linda Lê, nhà văn Pháp gốc Việt miêu tả dòng văn học chuyển di như những cỗ máy vận hành bên ngoài những cảm xúc. Theo Lê việc ra đi sống li hương không chỉ là sự chuyển di về thể xác mà còn là sự đổi thay về tâm lý và văn học.

Nói một cách ẩn dụ dòng văn học này thể hiện một tính chất nước đôi dị thường mà các nhà văn sống xa tổ quốc phải mang lấy ngay từ khi khởi đầu sự nghiệp viết văn. Cô lấy hình ảnh dạ con và bào thai để chỉ cách thức các nhà văn thường xây dựng hình ảnh gớm ghiếc của giai đoạn lịch sử thời thuộc địa, phần lịch sử đã thấm sâu và tạo nên những trang viết của họ. Mặc dù Lê có nói đến các nhà văn quốc tế trong sách của mình. Cách ẩn dụ về sự tái tạo và sự hoài thai đôi của kiềm chế và khát vọng rất thích hợp cho việc lý giải cũng như đặt nghi vấn cho chính những tác phẩm của Lê vì cái điều dị thường lớn lao này cũng là đặc điểm chính trong những trang viết của cô. Đối với Lê, một phần của cái gánh nặng mà các nhà văn thời hậu thuộc địa phải chịu là viết bằng thứ ngôn ngữ vay mượn và phải xử lý cái áp lực to lớn của di sản thuộc địa.

Trong tuyển tập Chủ thể thời hậu thuộc địa: Các nhà văn nữ trong cộng đồng Pháp ngữ Francophone có lưu ý rằng việc viết bằng tiếng Pháp đối với các nhà văn thời hậu thuộc địa là một kinh nghiệm đầy gian nan, điều thường xuyên các nhà văn muốn thử thách qua những trang viết xuất bản trong và ngoài l’Hexagone. Green và một số đồng nghiệp cho rằng: "Đối với một nhà văn nữ ở Guadeloupe, New Brunswick, hay Algeria, việc viết bằng tiếng Pháp là một nỗ lực cần thiết để tạo chỗ đứng cho chính mình trong một xã hội mà văn học chỉ dành riêng cho một nhóm đàn ông da trắng". Trong môi trường văn học Francophone đương đại, việc dùng tiếng Pháp đối với các nhà văn thuộc sắc tộc thiểu số vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Như các nhà văn này nêu rõ, họ viết bằng tiếng Pháp là có ý định hòa nhập vào nền văn học Pháp, "đối thoại với Racine, Voltaire, Proust và Descartes" (Green xi).

Về nhiều mặt, Lê là một ví dụ về nhà văn nữ hậu thuộc địa viết bằng tiếng Pháp và đối thoại với văn học Pháp với hai mục đích là tái khẳng định và làm gián đoạn danh mục của nền văn học này. Lê lấy lại đề tài của Racine để miêu tả và đặt tên cho chính mình "Con Quái vật". Giống như hình ảnh bi thảm của Phèdre. Cô phân tích mọi tội lỗi của mình trong Tiếng nói: Cuộc khủng hoảng (1998) và Bức thư chết (1999), hai tiểu thuyết nói đến việc tác giả vì số phận phải rời bỏ đất nước Việt Nam. Sự loạn luân, sự lai căng, sự lên ngôi nghiệt ngã của im lặng và cái chết. Sự trung thành với tổ quốc, tất cả là nguồn gốc đau đớn của những bi kịch trong tác phẩm của Lê về mặt nào đó tương tự những mầm mống gây ra chứng điên dại cho nữ nhân vật Phèdre của Racine được dựng lại trong tác phẩm của Lê như một di sản của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương. Bi kịch của việc không thể chối bỏ nguồn gốc của mình trong các tác phẩm của Lê ở bối cảnh hiện nay hòa quyện với chủ nghĩa thực dân Pháp và với sự mạnh dạn trong ngôn ngữ và tâm lý mà lịch sử thực dân đã để lại dấu ấn trên con người Việt Nam tại các đô thị. Hơn nữa, trong trí tưởng tượng của Lê khái niệm "Việt Nam" không thể tách rời khỏi các khái niệm về cá tính, giới tính, sự trung thành với tổ tiên, gia đình, một cơ cấu thường được xem là hình ảnh một dân tộc. Được đặt trong bối cảnh nước thèm thuồng nhìn về Việt Nam như một cựu thuộc địa, các tác phẩm đồ sộ của cô thường xuyên dùng những thuật ngữ phản bội văn hóa, phản bội dân tộc đối với những người Việt Nam mà cô gọi là lai căng đang sống ở Pháp.

Chính nhờ hòa nhập sâu rộng vào văn học, triết lý và lịch sử Pháp mà Lê được các nhà phê bình Mỹ gọi sách của cô là những tác phẩm độc đáo về người Việt Nam sống li hương2. Trong một số bài chuyên ngành xuất bản ở Mỹ viết về Lê và người cùng thời với cô – Kim Lefèvre3.

Ngoài giới học giả ở Mỹ, văn phong giàu tính văn học của Lê cũng thu hút khá đông độc giả Pháp. Trên các tờ báo nổi tiếng Le Monde, Le Figaro thường xuyên có đăng bài phỏng vấn Lê và bài nhận xét về các tác phẩm của Lê. Ngoài ra Lê còn ký hợp đồng với một trong những nhà xuất bản danh tiếng của Paris. Nhà xuất bản Christian Bourgois rất nổi tiếng trong việc chọn sách của các nhà văn Pháp và quốc tế để chứng thực và xuất bản4. Sự nổi tiếng của Lê trong giới học thuật Mỹ và với độc giả Pháp có thể được giải thích bởi những đề tài văn học chuyển di và thể loại phim trong những sáng tác của cô. Đối với số độc giả này, đề tài của Lê hoàn toàn hiện đại và "hậu hiện đại", một chủ thể thiếu tính trung tâm, một văn phong rút gọn và một lối dùng chữ mơ hồ.

Tuy nhiên sự nổi tiếng của Lê cũng nên được hiểu và đánh giá trong bối cảnh chính trị, xã hội và văn hóa của nước Pháp theo đó hiện nay nói chung người Pháp vẫn nhớ về Việt Nam như một "kỷ niệm buồn"5. Thất bại ở Điện Biên Phủ hồi giữa thế kỷ là biểu tượng của sự thiếu ý chí và cũng là một ước nguyện không thành của người Pháp. Trái với thất bại của người Pháp trong cuộc chiến đẫm máu và kéo dài với Algeria năm 1962 với chiến tranh sau đó với người Mỹ, nước Pháp cho rằng Việt Nam là nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc nên đã có một quyết định chưa từng có trước đó là cho phép người tị nạn Đông Dương vào cự ngụ ở Pháp, một hành động được đông đảo công chúng tán thành6. Nhà phê bình văn hóa Nicola Cooper cho rằng nước Pháp, qua phim ảnh và các phương tiện thông tin gần đây, vẫn còn đau buồn về những mất mát ở Việt Nam. Các phim như Người tình (1992) của Jacques Annaud và Đông Dương (1992) của Régis Wargnier đã gợi lại những năm tháng vàng son của đế chế Pháp ở một thời điểm bản sắc dân tộc Pháp đang bị khủng hoảng – Ian Ang đã từng chẩn đoán về căn bệnh Châu Âu thể hiện trong nhan đề bài tiểu luận của cô "Vai trò thống trị của Châu Âu đang lung lay".

Suốt thời gian việc nhập cư vào Pháp và luật về quyền công dân trở nên khắt khe hơn7, đặc biệt đối với cộng đồng thiểu số người Maghrebi, những bộ phim Pháp về Đông Dương đã thực sự khơi dậy hình ảnh dễ bảo, sống chan hòa và biết ơn của người nhập cư Việt Nam8. Không thể nói đến người Pháp gốc Việt và dân nhập cư từ Đông Dương nói chung mà không đặt họ trong mối quan hệ với các cộng đồng hậu thuộc địa khác như người Bắc Phi. Về cơ bản người ta nói đến những lợi ích mà dân nhập cư Việt Nam mang đến cho nước Pháp do khả năng hòa nhập cao của họ. Không như người nhập cư Bắc Phi cứng đầu, người Việt có những phẩm chất tốt và dưới thời thuộc địa đã hình thành được một lực lượng lao động có qui củ.

Đã nhiều năm nay qua phương tiện truyền thông người dân nhập cư Việt Nam được xem là chăm chỉ cần mẫn và điều này tỏ ra có lợi cho họ trong những cuộc tranh luận sôi nổi gần đây ở Pháp về vấn đề chủng tộc. Sự đồng hóa trong đó người ta đánh giá lại các cộng đồng thiểu số do khả năng họ tự hợp thành những tập thể khôn ngoan. Mặc dù cuối thế kỷ XIX đã có người Việt Nam định cư ở Pháp, số người Đông Dương đổ xô vào nước này sau 75 được xem là nguồn vốn xã hội vì họ mang theo kỹ năng kinh doanh khiến họ có vẻ ít sống nhờ vào hệ thống phúc lợi xã hội ở Pháp. Hơn nữa, là những người tìm chốn nương thân chính trị, họ đứng ngoài những cách gọi như "dân nhập cư" hay "người nước ngoài", những từ ngữ mà theo cách nhìn của công chúng theo thứ tự hàm nghĩa tầng lớp lao động và những người nhạy cảm ưu tú9.

Vì vậy, những nhà văn Pháp gốc Việt sáng tác trong hoàn cảnh lịch sử không bình thường – thời kỳ khung cảnh chính trị ở Pháp thay đổi toàn diện. Với nạn thất nghiệp gia tăng, thiếu chỗ ở, mức sống giảm sút, quan hệ giữa nước Pháp và các cộng đồng thiểu số đã trở nên xấu đi và được đánh dấu bằng nhiều sự kiện xảy ra gần đây. Thập niên 80 có những xung đột sắc tộc ở cả ngoại ô và thành phố; Sự trỗi dậy của Mặt trận dân tộc, nhóm cánh hữu do Jean-Marie Le Pen, một kẻ chủ trương bài ngoại cầm đầu, mong muốn của nước Pháp vực dậy tiềm lực chính trị trong nước và trở thành cường quốc ở phương Tây, tất cả đã đưa các vấn đề xung đột giai cấp và sắc tộc cũng như sự thống nhất dân tộc lên vị trí hàng đầu.

Thêm nữa, gần đây Bộ Văn Hóa đã ban hành các chính sách nhằm quản lý trên phạm vi toàn quốc việc sản xuất sách báo và phim ảnh, đặc biệt vào giai đoạn cuối thế kỷ, như một phần trong nỗ lực xác định lại vị trí của mình là một lực lượng văn hóa10. Mối nguy hiện nay là vị trí toàn cầu và bản sắc dân tộc Pháp trong thế kỷ XXI đang phải đối mặt với cái gọi là sự thống trị của Mỹ về văn hóa và tình hình dân số đang thay đổi nhanh chóng. Cuối cùng, với vị trí đồng Euro gần đây được củng cố, nước Pháp đang đấu tranh bảo vệ bản sắc riêng và duy trì sự phát triển độc lập về kinh tế trong thời kỳ toàn cầu hóa.

Suốt thời gian nổ ra những tranh luận sôi nổi trong công chúng về tình trạng nhập cư, bản sắc cộng đồng và thống nhất dân tộc. Linda Lê đã và đang tiếp tục cho ra đời những tác phẩm thể hiện sự từ chối bị đồng nhất về văn hóa. Cô nhấn mạnh sự ra đời của một thế hệ con cháu không bình thường do hậu quả của chế độ thực dân Pháp: Những con người lai căng về ngôn ngữ hiện sống ở mẫu quốc. Là một nhắc nhở có tính phê phán về những quan hệ thời thuộc địa giữa Việt Nam và Pháp trong tác phẩm của mình, sử dụng yếu tố giống làm ẩn dụ để kể về lịch sử hợp tác chính trị giữa hai nước. Trong các tác phẩm của mình Lê miêu tả việc sản phẩm văn chương của các cộng đồng thiểu số được sản xuất quá nhiều và việc các phương tiện thông tin và giới độc giả Pháp tiêu thụ nhiều các sản phẩm này. Trong khi các nhà phê bình khác nhìn thấy trong tác phẩm của Lê việc sống lưu vong như một con quái vật bị đè nén, đối với tôi điều dị thường chính là những khó khăn mà tác giả phải gánh chịu khi viết về một đề tài của người thiểu số ngay tại mẫu quốc. Tuy nhiên chính môi trường này giúp Lê dễ dàng được chú ý.

Trong cuốn sách Những vấn đề về du lịch Caren Kaplan cho rằng trong khi người nhập cư thường được gắn với việc lao động, kiếm sống thì việc tìm hiểu hình ảnh về các nhà trí thức sống lưu vong tại các diễn đàn chuyển di là trung thành với các truyền thống tư duy đã có từ lâu ở phương Tây và cũng là trung thành với "huyền thoại hiện đại về quyền tác giả", qua đó người ta coi "năng lực sáng tác để chuộc lỗi (được hiểu là lao động có chuyên môn) là mặc nhiên phải có mà không cần tìm hiểu điều kiện sáng tác thường chi phối công việc này". Đồng thời có nhiều khả năng việc xây dựng đề tài tách đôi của Lê bị gián đoạn và những ẩn dụ về chuyển di và sống lưu vong mà các nhà lý thuyết, kể cả Lê, vận dụng cần được xem xét với thái độ phê phán, do vậy các diễn đàn đưa ra lý thuyết vị trí "du mục" được thể hiện bằng tính đặc quyền và chủ nghĩa một nhóm người ưu tú. Kaplan lý luận rằng "thuật ngữ chỉ việc sống li gián có thể đã biến đổi từ việc sống li hương theo quan niệm hiện đại sang lối sống hậu hiện đại từ nơi này sang nơi khác nhưng nhấn mạnh rằng việc chuyển di là lợi ích có tính thẩm mỹ hay có tính sống còn".

Vừa là nhà văn vừa là nhà phê bình của phương Tây, Linda Lê thực sự đã tạo dựng được một cuộc sống vật chất đầy đủ và những "lợi ích sống còn" do có được vị trí ưu ái trong làng văn chương Pháp. Đây là những lợi ích gắn liền việc cô được đón nhận nồng nhiệt như một nhà văn nữ thời hậu thuộc địa mới nổi ở Pháp11. Trong sáng tác và phê bình của mình, Lê đưa ra khái niệm sống lưu vong bằng những thuật ngữ thuần túy mang tính thẩm mỹ và tư tưởng: Đối với các nhà văn chuyển di, chính điểm xuất phát cội nguồn và phong cách viết gắn liền với các bi kịch hiện đại về cuộc sống lưu vong. Tuy nhiên, đây là cách giải thích có phần ưu ái cho cách suy nghĩ lãng mạn kiểu Châu Âu về các nhà văn sống lưu vong mà lờ đi vấn đề nguồn vốn tượng trưng tích lũy nhờ được nhìn nhận như thế ở phương Tây.

Ở đây, tôi cũng muốn nhấn mạnh về một cách nhìn nhận đặc biệt về tính chủ thể chuyển di của người Việt Nam để làm rõ các hình ảnh chuyển động và xâm nhập hoạt động như thế nào trong các tác phẩm của Lê12. Vì mặc dù các hình thức ra đi và trở lại quê nhà khác nhau với mỗi nhà văn chuyển di, nhưng một hành trình tưởng tượng vào Việt Nam và một sự thông thạo địa lý đất nước này luôn được giả định trong các tác phẩm của cô cũng như của tác giả khác và làm biến dạng những cách hiểu của phương Tây về không gian, thời gian, du lịch, tính hiện đại và đi lại13. Vì vậy cách thức phê phán và những chiến lược tu từ của Lê làm nổi bật tình cảnh sống lưu vong và duy trì các cặp phạm trù trung tâm - ngoại vi, mẫu quốc – quê hương và không đề cập đến việc trao đổi lao động, hàng hóa và thông tin về những lãnh vực này vốn đã tồn tại từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên thời thuộc địa. Thêm nữa, việc ưu tiên đề cập tâm lý nội tại đã nêu rõ những khác biệt trong ranh giới giữa tính chủ thể của người nhập cư, người sống lưu vong, người tị nạn và những giai đoạn lịch sử chính trị gắn liền với họ.

Tuy nhiên, hơn thế nữa, việc tiếp nhận có phê phán những sáng tác của Lê tạo ra tính không thời gian và tính lưu động của lưu vong vì Lê thường đuợc miêu tả là nhà văn sống lang bạt và mất gốc, bị đặt ngoài nền văn hóa đương đại Pháp và sáng tác của cô phải thường xuyên được đọc thông qua thuyết phân tích tâm lý và thuyết phá vỡ cấu trúc (hiểu tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau). Việc đọc có phê phán này làm nổi bật cách thức các giai đoạn lịch sử thuộc địa đã giúp hình thành thể loại truyện kể của cô như thế nào nhưng lại bỏ qua hình thái chính trị giai cấp và chủng tộc trong văn hóa Pháp ở thời điểm hiện nay. Điều này đã tác động đến việc chọn đề tài của Lê và cách thức giới độc giả phương Tây đón nhận cô. Ngược lại với quan điểm trên, tôi cho là cần tiến hành phân tích tác phẩm của các nhà văn chuyển di trong bối cảnh hậu thuộc địa, tức trong bối cảnh của nền kinh tế chính trị nước Pháp.

Mục tiêu của bài viết này là xác định vị trí những sáng tác của Lê trong nền văn hóa, chính trị và chủng tộc của Pháp bị phân hóa sâu sắc. Tập trung vào vấn đề bội phản trong văn hoa và ngôn ngữ, tôi muốn nhấn mạnh các nhà phê bình nên có thói quen đi xa hơn những chuyện kể về những ước vọng về thuộc địa hay tinh thần để hiểu được những người Việt sống xa xứ, cũng nên gắn người đọc với những vấn đề vật chất thiết yếu và những vấn đề rộng lớn hơn liên quan đến việc tiêu thụ và sáng tác văn học trong cộng đồng người thiểu số ở phương Tây, một hoạt động đã xác định cách thức qua đó người ta hiểu về Việt Nam. Để đáp lại cách hiểu Việt Nam là một đất nước chiến tranh, những người Việt Nam làm công tác văn hóa ở Pháp thường xuyên phản ứng, kể lại và đôi khi đòi trả lại hình ảnh Việt Nam đã có trong tâm tưởng người phương Tây. Thực ra, đối với giới phê bình, độc giả và khán giả, việc làm này không cho phép các tác phẩm thoát ra khỏi chức năng hoán dụ và bắt chước.

Trong trường hợp của Lê, tiểu thuyết của cô đề cập đến lịch sử thuộc địa đã gắn chặt hai nước Pháp – Việt lại với nhau, nhưng cô cũng chú ý đến việc làm thế nào những nhà văn thiểu số dung hòa giữa những gì họ cho là trung thành với trí tưởng tượng của người cầm bút và những yêu cầu thương mại đối với họ tại mẫu quốc. Khó khăn lớn nhất của Lê là viết bằng tiếng Pháp trong môi trường Pháp – Việt ở Paris cho đối tượng độc giả chủ yếu là người Pháp. Tiếp đến là việc viết bằng tiếng Pháp sẽ làm nổi bật quá trình nhập cư và quá trình học tập đầy ưu ái của cô ở nước Pháp. Trong những tác phẩm gần đây nhất của Lê, Sự vu cáo (1993), Tiếng nói: Cơn khủng hoảng (1998) và Một bức thư chết (1999), Lê đặc biệt tập trung vào khái niệm phản bội ngôn ngữ và những hậu quả của nó đối với chủ thể sau thời thuộc địa ở Pháp. Với một hành động nước đôi nhằm khẳng định tính chính đáng của mình bên trong một nền văn hóa "cao", tuy nhiên coi sự không chính đáng về văn hóa của mình là kẻ phản bội. Lê liều lĩnh đưa ra cách viết độc đáo vạch trần sự phản bội của "cộng đồng thiểu sổ mẫu mực" người Việt Nam ở mẫu quốc. Vấn đề ngôn ngữ và trình độ học vấn cũng được đề cập trong những phần sau như những đề tài qua đó Lê chất vấn lòng trung thành bị sẽ chia của mình.

Cảnh sống lưu vong và sự vượt quá giới hạn: đọc Linda Lê trong và ngoài giới văn chương

Bài phê bình về Linda Lê không nhiều nhưng quan trọng vì chúng cho thấy những cách thức qua đó giới văn chương đánh giá sách của cô. Thật đáng ngạc nhiên là tất cả các nhà phê bình đều đọc sách của Lê thông qua lăng kính phân tích tâm lý hay coi chúng như một biểu hiện của khuynh hướng hậu hiện đại trong văn chương14. Nhóm các nhà phê bình chuyên nghiên cứu văn học Pháp – Việt sắp xếp các tác phẩm văn học theo trình tự chủ đề từ thời thuộc địa đến hiện đại. Như các học giả về văn học Việt Nam bằng Pháp ngữ nhận định, suốt thời kỳ thuộc địa các nhà văn Việt Nam chủ yếu đề cập đề tài xung đột văn hóa15 mà tính hai mặt của nó bị gián đoạn trong những tác phẩm đương đại hơn của Lê và của những người khác. Các nhà phê bình lý luận rằng một khi dòng văn học này tiến dần đến quá trình tự chia nhỏ ra, các tác phẩm gần đây hơn sẽ đạt đến giai đoạn ở đó đề tài xung đột văn hóa được thay thế bằng các hình thức chuyển di. Ví dụ nói đến tiểu thuyết của Lê, Sharon Lim-Hing viết rằng "thể loại tự truyện lãng mạn phổ biến trong văn học Việt Nam thời kỳ đầu thuộc địa nay đạt độ chín muồi để phát triển thành tiểu thuyết được độc giả thưởng thức và phân tích".

Những tuyên bố như thế này, cho rằng Lê là đỉnh cao của văn học Pháp – Việt đang gây nhiều phiền toái trong ngụ ý. Cả việc đánh giá quá mức lẫn việc không đặt tác phẩm của Lê trong bối cảnh đều làm giảm giá trị của những chiến lược mang tính chủ đề và tường thuật trong những tác phẩm trước của Lê. Điều đó cũng hình thành một thứ bậc giữa những tác phẩm viết về các vấn đề riêng của người thiểu số và những tác phẩm nêu được đưa vào nền văn học Pháp16. Như nhà phê bình văn học Jack Yeager nhận xét trong đợt khảo sát đầu tiên văn học Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, có nhiều kiểu hợp tác văn học đánh dấu giai đoạn đầu của văn học, những hợp tác này có vai trò như lời nhắc về những vấn đề còn tồn tại về quyền tác giả, về độc giả và vì vậy rất cần chú ý17.

Mặc dù mang tính lịch sử và đột phá suy cho cùng, những phân tích tiểu thuyết dài trong văn học Pháp – Việt của Yeager là chưa thỏa đáng vì thiếu sự xem xét các mối quan hệ bất tương xứng về quyền lực tồn tại ở các thuộc địa. Cách phân tích như thế, đặc biệt cách nhìn vào những quan hệ trái ngược nhau về cảm xúc giữa những kẻ thực dân và người Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau18, là cần thiết cho việc xác định vị trí của nhà văn và bối cảnh lịch sử trong đó có họ. Cách giải thích của Yeager về những hợp tác trong văn học giả định mối quan hệ bình đẳng về quyền lực và tập trung vào tính chất giáo huấn của các tác phẩm và sự thỏa hiệp với nhau giữa những người hợp tác. Tính luân lý trong những tác phẩm này được xem là sự trộn lẫn giữa truyền thống Khổng Tử và tính mệnh lệnh của chủ nghĩa thực dân nhằm dạy cho người bản xứ về thân phận của họ trong trật tự của chế độ thực dân. So với những nhà văn Pháp gốc Việt mới nổi gần đây, những nhà văn trước kia viết theo kiểu truyền bá văn hóa và tự sự cho đối tượng người đọc chủ yếu là người Pháp có vẻ bị lịch sử khống chế nhiều hơn (Yeager).

Đưa nền văn học Pháp – Việt vào sơ đồ tịnh tiến theo thời gian cũng là cách bỏ qua các điều kiện chính trị xã hội của nước Pháp ngày nay đã đóng vai trò trung gian hòa giải cho việc các nhà văn hậu thuộc địa sáng tác và được tiếp nhận như thế nào. Tính lưỡng cực Đông – Tây được tìm thấy trong các tác phẩm thời kỳ đầu bằng tiếng Pháp được các nhà phê bình củng cố thêm vì họ đã hạ thấp vai trò biểu hiện cái tôi như một chủ thể dưới thời thực dân19. Trong khi Yeager cho rằng sự thực những nền văn học như thế là lai căng và chỉ đóng vai trò như "những phản ứng bị chính trị hóa về mặt văn học đối với chế độ thực dân Pháp", thì những tác giả viết dưới thời thực dân trước hết được hiểu là bị bộ máy thực dân chất vấn. Trong khi những tác phẩm của họ vốn mâu thuẫn về tư tưởng thì Lê viết ngược lại, khiến cho tác phẩm của cô thực chất mang tính chính trị. Trong chuyên đề của mình về Linda Lê, Yeager viết "Các nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ trước viết bằng tiếng Pháp đã kín đáo bày tỏ hy vọng hòa nhập, còn tiểu thuyết của Lê thể hiện mong muốn đứng ngoài lề ". Đây là lý do tại sao việc viết bằng tiếng Pháp trong thời thuộc địa trở thành mối quan tâm đối với các nhà phê bình ngày nay như Yeager và một số khác20.

Được đặt tương phản với những tác phẩm thời kỳ đầu thuộc địa, tác phẩm đương đại của Lê bị tướt bỏ bối cảnh xã hội từ đó nó được viết ra. Việc các tác phẩm thời kỳ đầu bị giảm giá trị do dễ tiếp cận làm ta nhớ tới những bài phê bình xung quanh các tiểu thuyết tự sự có đồng tác giả của Lê Ly Hayslip Khi Trời và Đất hoán đổi vị trí (1989) và Đứa bé của chiến tranh, người phụ nữ của hòa bình (1993). Trong giới hàn lâm, sự đậm đặc của một tác phẩm văn học thường gắn liền một thể loại văn học độc đáo và đó là một trong những lý do cho các tác phẩm hàng đầu của người Việt Nam chuyển di được giới hàn lâm ở Mỹ ưu ái. Thói quen hiểu các tác phẩm của Lê bằng lối phân tích Lacanian là thích hợp bởi chính chúng cho phép ta xem xét kỹ các chủ thể bị phân ly, một môtip thường thấy trong tiểu thuyết của cô. Phương pháp phân tích tâm lý có thể là một công cụ có ích để phân tích tác phẩm của Lê và các tác phẩm khác đề cập cuộc sống lưu vong, nỗi nhớ quê hương và khát vọng nhưng nó chỉ được như thế nếu lịch sử của nó hình thành trong giới hàn lâm Pháp21, nơi đã nuôi dưỡng động lực sáng tác ban đầu của Lê. Cách viết có ý thức cao của Lê phản ánh việc học tập văn học của chính cô và cho thấy sự đầu tư của cô vào nền văn chương Pháp.

Tuy nhiên dù thuộc thể loại tự sự hay tiểu thuyết, những tác phẩm được nhìn nhận theo kiểu này thể hiện bối cảnh chính trị xã hội và lịch sử từ đó chúng được thai nghén và sinh ra. Cụ thể hơn tôi muốn nhấn mạnh vai trò của các nhà văn nữ trong các tổ chức hàn lâm và văn học ở Pháp như một cách để làm bộc lộ những vấn đề liên quan đến công việc sáng tác của các cộng đồng thiểu số và việc tiêu thụ các sản phẩm của họ trong giới độc giả thuộc dòng chính lẫn hàn lâm ở Mỹ. Do đa số các tác phẩm của các nhà văn thiểu số xuất bản ở Pháp được xếp vào dòng văn học Francophone, Linda Lê phản ứng lại bằng cách viết bài phê bình chống việc thực dụng hóa sự khác biệt giới tính và tính sắc tộc, đặc biệt khi điều kiện dành cho giới sáng tác nữ thiểu số ở Pháp tiếp tục bất cập22. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu khía cạnh này trong tác phẩm của cô.

Mặc dù đã có nhiều thay đổi to lớn trong việc đánh giá tiểu thuyết của các nhà văn nữ Pháp, Resa Dudovitz cho rằng giá trị văn học của những tác phẩm này vẫn còn bị giới văn chương và giới hàn lâm xem nhẹ do có "sự phân biệt khắt khe giữa văn hóa cao – thấp và gánh nặng lịch sử của nền văn hóa Pháp nói chung". Trong môi trường văn hóa này, hiện tượng thương mại hóa chẳng qua là để thỏa mãn dục vọng và nguyên nhân của việc trục lợi chính vì thiếu tính giá trị văn học. Hơn nữa, những nghiên cứu nghiêm túc các nhà văn nữ Pháp đã phản ánh được hệ thống đánh giá này.

Như Winifred Woodhull giải thích, việc tiếp nhận văn học Francophone cũng nảy sinh những vấn đề tương tự, một phần do cách người ta phân loại các thuật ngữ "Francophone" và "hậu thuộc địa" nhằm hợp nhất các nhà văn thuộc nhiều nguồn chủng tộc và các mối liên kết chính trị khác nhau. Trong bài viết "Người thiểu số trên biên giới Pháp", Winifred bàn về sự hợp tác văn học giữa một phụ nữ người Beur và một đồng tác giả người Pháp để cho thấy rằng vấn đề quyền lực và đặc quyền ngày nay vẫn còn tồn tại trong việc đánh giá những tác phẩm của người nhập cư ở Pháp.

"Để có tiếng nói trong dòng văn học chính thống của Pháp; để được thấy mình là một thành viên có năng lực trong nền văn học ấy Benaissa phải chống lại tình trạng một bên là Pháp, một bên là Algeria trong bản sắc của cô. Điều này khiến cô phải có tính cách hoặc của một người Pháp hoặc của một người Algeri và coi thường những ai không thuộc bến nào để phải rơi vào vùng đất không người đầy tuyệt vọng đưa đến điên dại" (Winifred 34)

Hơn nữa Woodhull khẳng định rằng việc chống lại một bản sắc nước đôi một bên là Pháp, một bên là Beur là đề tài phổ biến trong nhiều tác phẩm của người nhập cư viết bằng tiếng Pháp và đề tài này đã được đưa vào các diễn đàn về văn hóa và chính trị hiện nay. Ví dụ, được khơi dậy từ dịp kỷ niệm 200 năm cách mạng Pháp 1989, các văn bản của chính phủ Pháp gần đây đã chú trọng vấn đề hòa nhập, đặc biệt nhấn mạnh đối tượng cùng gốc Bắc Phi để đánh giá lại khả năng hòa nhập của họ. Như thế tình trạng bản sắc đôi vẫn còn là đề tài then chốt đối với các nhà văn nhập cư ở Pháp. Woodhull kêu gọi việc đọc tác phẩm của họ phải xét đến khía cạnh của chủ nghĩa thực dân mà hiện nay vẫn ám ảnh những trang viết của họ.

Là những tư liệu về dân tộc học hay những biểu trưng của dòng văn học lưu vong, những sáng tác của người nhập cư vừa được ưu ái vừa phải lệ thuộc vào các chuẩn mực về văn học, chính trị và nghệ thuật của Châu Âu. Việc định nghĩa văn học và giá trị văn học chiếm vị trí trung tâm của cuộc tranh cãi này. "Ở Pháp ngày nay, tính văn học được xem là không thể thiếu trong các diễn đàn chính trị và tập quán xã hội. Mối quan tâm này thường khiến độc giả bỏ qua những khía cạnh không mang tính thiết yếu trong sáng tác của Beur" (Woodhull 45). Trong bối cảnh tương tự nhà phê bình Mỹ Manthia Diawara chỉ trích giới văn học Pháp không quan tâm tình trạng quá tải của dòng văn học Francophone, đồng thời ông đề nghị thành lập những vị trí then chốt trong cộng đồng thiểu số liên quan đến lãnh vực sản xuất – các nhà giáo dục, phê bình, chủ bút.

Do các tác phẩm ban đầu góp phần hình thành nên nhà nước Cộng Hòa vinh quang, nước Pháp coi mình là một dân tộc keo sơn. Do vậy thay vì tạo nên một dân tộc vĩnh viễn (như trường hợp Hoa Kỳ) người ta muốn các sắc dân nhập cư ghép mình vào thể chế Pháp (Horowitz 5). Phản ảnh quan điểm này, đối với giới xuất bản Pháp, các yếu tố tạo nên văn học "tốt" bằng tiếng Pháp không lệ thuộc vào nền tảng chính trị của tính chất thiểu số, giống khuynh hướng giới tính hay giai cấp mà phải có "ý tưởng nào đó về nước Pháp". Ngược lại ở Mỹ trong việc tiếp thị, xuất bản và phát hành các sản phẩm văn học của các cộng đồng thiểu số, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động, những người đầu tư vào dòng văn học thiểu số và khuyến khích duy trì bản sắc đôi, thường đề cao, đưa vào danh sách chính thức các tác phẩm văn học của họ. Những tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình giảng dạy các trường và được giới thiệu trong giới văn học. Hơn nữa, góp phần củng cố nhu cầu phát triển các thể loại văn học riêng biệt. Do vậy việc kinh doanh các sáng tác của cộng đồng thiểu số nở rộ với ý nghĩa nước Mỹ là một dân tộc nhập cư, được tạo nên bởi những ai tích cực tham gia vào việc hình thành nền văn hóa dân tộc.

Từ khi nước Pháp đưa ra khái niệm văn hóa và văn chương "cao" cho đối tượng độc giả ưu tú, lãnh vực sản xuất văn chương phát triển theo chiều hướng khác và thu hút nhiều người tham gia hoạt động theo từng nhóm: các nhà xuất bản lớn nhỏ, các nhà điểm sách cho các báo như Le Monde, Le Figaro, các câu lạc bộ sách như France – Loisir cũng như giới nghiên cứu ở các trường đại học. Một số tác phẩm được đánh giá cao và được tuyên dương tại các liên hoan và các cuộc thi sách được tổ chức chu đáo với nhiều giải thưởng đôi khi được các nhà xuất bản tài trợ22. Trong bối cảnh này, William Cloonan cho rằng các thành phần khác nhau nên hợp tác nhằm tạo ra những thay đổi về thái độ đối với nền văn học Pháp. Ví dụ "Giới nghiên cứu và giới xuất bản nên sáng lập các trường phái (hay các trào lưu văn học). Các nhà nghiên cứu nên có sự phân chia rạch ròi dòng lịch sử văn học và nêu cụ thể những điểm cần chú trọng để mọi người viết bài cho các nhà xuất bản và cho các mục đích tiếp thị. Các trường phái cũng nên tạo cho mình uy tín để khơi dậy hứng thú văn học ở các trường đại học và báo giới và nói ngắn gọn là làm cho nền tiểu thuyết Pháp nổi bật nhất ở Châu Âu" (Cloonan, 2000, 28)

Mặc dù đã tạo được sự quan tâm để có những tác phẩm lớn, nhu cầu để có sách dịch vẫn còn cao ở Pháp và ảnh hưởng của tiếng Anh được coi là mối nguy xâm phạm tính đồng nhất của nền văn hóa Pháp, gây lo ngại, chẳng hạn, về việc thiếu các cây bút lớn ở Pháp để đại diện nước Pháp trên văn đàn thế giới vào cuối thiên niên kỷ (Cloonan 2000, 51). Nhằm đối phó với chính sách đế quốc, về văn hóa của Mỹ, nhiều nhà xuất bản Pháp chỉ tập trung xuất bản những sản phẩm văn học thuần túy Pháp, những ấn phẩm gắn liền với một cơ sở xuất bản nhất định sẽ tạo ra một nền văn học dân tộc. Kết quả là đối với những cơ sở đứng ngoài dòng văn học dân tộc này, cơ hội xuất bản và lợi ích vật chất dành cho các nhà văn thuộc cộng đồng thiểu số tương đối ít.

Sylvie Blum-Reid nhận xét: "Một số nhà xuất bản ở phương Tây chỉ chuyên xuất bản những sáng tác về vùng Viễn Đông". Tuy nhiên tác phẩm của các nhà văn thiểu số ở Pháp bị gạt ra ngoài lề và được rất ít cơ sở xuất bản như Actes Sudes & Eùditions de l’Aube nhận ấn hành. Là một người Mỹ gốc Triều Tiên ở Pháp thường bị nhầm là người Nhật hay Việt Nam Julie Suk nhận xét "Nơi có thể tìm được sách Pháp do người Châu Á sống ở Pháp viết là các khu vực "Cực Đông" tại các tiệm sách ở Paris". Một điều phiền phức nữa là làm thế nào để có các bản dịch các tác phẩm của người Châu Á bằng tiếng Pháp thuộc cùng loại để đáp ứng cho từng thị trường riêng trong đó có các nhà văn nổi tiếng có tác phẩm như nhà văn Nhật Mishima hay nhà văn Việt Nam bất đồng chính kiến Dương Thu Hương, trở thành biểu trưng của các nước Châu Á và được dịch nhanh chóng hơn.

Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao bị hầu hết những người xuất bản nam giới da trắng kiểm soát, các nhà văn thiểu số thường phải cạnh tranh để có được chỗ đứng trong văn đàn bằng cách bám theo các chuẩn mực văn học. Đáng chú ý nhất là người ta thường tránh né đề cập tới cái chủ nghĩa khốn khổ. Chủ nghĩa khốn khổ được định nghĩa là "cách viết nặng về tình cảm, lên án sự nghèo khổ và áp bức" (Woodhull 48). Các nhà văn thiểu số lảng tránh sự ướt át trong tình cảm này như một cách để khỏi bị mang danh là nhà văn thuộc một cộng đồng thiểu số nào đó vì không muốn công chúng biết gì về bản sắc và dân tộc của mình. Chủ nghĩa cộng đồng, hay những gì có thể mệnh danh là chủ nghĩa cộng đồng ở Mỹ đều được coi là mối đe dọa đối với một nước Pháp thống nhất24.

"Trong diễn đàn chính trị thực chất không có đối thủ từ những năm 80, "chủ nghĩa đa văn hoá" và thuật ngữ liên quan như "sự dị biệt", các cộng đồng và các nhóm sắc tộc được xem là nguy cơ làm xã hội Pháp rơi vào các cuộc chiến tranh bộ tộc" (Blatt 46). Thực ra địa hình "văn hóa" ở các diễn đàn chính trị ở Pháp đã bị quyền của người Pháp tái chiếm, ở đó những khác biệt về tôn giáo, văn hóa và sắc tộc không thể xóa bỏ hay che lấp được. Như Étienne Balibar giải thích, những cố gắng hiện nay nhằm khẳng định sự hiện diện những dị biệt văn hóa đã hình thành một thứ "tân chủ nghĩa chủng tộc" không dựa trên các đặc điểm sinh học nhưng là chủ nghĩa Không mặc nhận sự vượt trội của một nhóm người hay một dân tộc nào mà chỉ thừa nhận sự nguy hại của việc xóa nhòa các biên giới, sự bất tương hợp của các lối sống và truyền thống".

Trong bối cảnh tiểu thuyết của các nhà văn nữ Pháp và của các cộng đồng thiểu số bị gạt ra ngoài lề ở Pháp, việc tập trung vào bản chất phản bội của Lê đã làm cho tác phẩm của cô phần nào được chú ý và giúp cô tận dụng được vị trí ngoài lề của một người Pháp gốc Việt trong nền văn hóa Pháp. Tác phẩm của cô đã được khen ngợi nhiều ở cả hai bờ Đại tây dương, nhưng lại bị xem nhẹ trong giới hàn lâm Pháp, nơi dòng văn học Francophone chỉ chú trọng những sáng tác của các dân tộc thuộc địa trước kia ở Bắc Phi và vùng Caribê. Hơn nữa, bên trong hệ thống các trường đại học số học giả về văn học Francophone rất ít, do đó động lực để có nhiều "thành phần tiêu biểu" hơn ở mức độ đại học không mạnh bằng ở Mỹ25. Tuy nhiên độc giả Pháp luôn tỏ ra hâm mộ tiểu thuyết của Lê nhờ bút pháp giàu tính văn học và đề tài độc đáo lồng trong các câu chuyện kể.

Ngoài ra, tác phẩm của Lê luôn cho thấy một mặt cô ý thức cái đẹp của chủ nghĩa khốn khổ, mặt khác cô quyết định không theo lối viết mềm yếu như thế. Cô chỉ trích cả ý định lẫn những ai áp dụng lối viết đó. Mặc dù giới phê bình nghiên cứu sâu hình ảnh dị thường như một biểu trưng của chế độ thực dân trong các tác phẩm của Lê, con quái vật đó, theo tôi, cũng là gánh nặng chung cho tất cả các nhà văn trong cộng đồng thiểu số ở Pháp. Liên quan đến việc tiêu thụ những sáng tác theo kiểu "khốn khổ ", Lê tự cho mình là dị thường vì một lý do khác. Khả năng bán lịch sử cá nhân mình cho thương mại là nỗi sợ thể hiện rõ trong các sáng tác của Lê vì vậy việc trình bày câu chuyện một người tị nạn một cách lâm li tạo mối lo chính trong những sáng tác này.

Ở Mỹ, tác phẩm của Lê được đánh giá cao trong giới học giả và văn chương. Nguyên nhân một phần do lý thuyết và dòng văn học hậu thuộc địa cộng với sự chú trọng các sáng tác của nữ tác giả trong thế giới thứ ba gần đây đã được sự ủng hộ mạnh mẽ trong giới học giả Mỹ. Hơn nữa, những người viết nhận xét về Lê, được trích dẫn trong phần đầu của chương này, đang tìm cách đẩy mạnh và chính thức hóa việc nghiên cứu dòng văn học và điện ảnh chuyển di của người Việt Nam thông qua việc sử dụng lý thuyết "cao" để đáp lại lời kêu gọi tổ chức các diễn đàn liên ngành trong giới hàn lâm. Kết quả là, người ta chú trọng nhiều đến các khía cạnh chính của các tác phẩm văn học và điện ảnh của các nhà hoạt động văn hóa hậu thuộc địa. Kiểu phân tích này, trong khi có thể áp dụng cho bút pháp của Lê, lại không chú trọng việc minh họa một cách tổng thể các sản phẩm văn hóa được hình thành như thế nào bằng những cách thức giúp người Việt Nam nói chung và người Việt Nam chuyển di hiểu được và xác định vị trí của họ trong lòng phương Tây. Hậu quả dai dẳng từ các cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một ý thức chuyển di không chỉ được hiểu về mặt tâm lý và địa lý mà còn theo cách trong đó bản thân người chuyển di nhìn thấy chính hình ảnh họ trên các phương tiện thông tin ở phương Tây.

Bài viết này nêu những thiếu sót trong việc đánh giá tác phẩm của Lê cũng như của những người cùng thời với cô bằng cách chỉ ra rằng hoàn cảnh lịch sử chi phối và tiếp tục làm công cụ hòa giải trong sáng tác của họ. Việc tiếp nhận người tị nạn Việt Nam vào Pháp trong thời thuộc địa và sau sự kiện Điện Biên Phủ chắc chắn đã hình thành cách thức qua đó các sản phẩm văn hóa hiện nay của người Việt Nam sống ở Pháp được tạo ra và đón nhận. Xem xét sáng tác của người Việt Nam chuyển di và những cuộc đối thoại của họ với những nhà chính trị về chủng tộc hiện nay ở Pháp có ý nghĩa quyết định trong việc phân tích những quan tâm về thẩm mỹ và chủ đề của các nhà văn này. Người làm công tác xuất bản và phát hành văn học phải có sự hiểu biết sâu rộng về công nghiệp văn hóa Pháp và cần có những nghiên cứu nghiêm túc về cái gọi là dòng văn học "Francophone", một cái tên rất chung chung làm nảy sinh nhiều vấn đề. Việc tiếp nhận văn học Francophone có nhiều mức độ và điều đó phản ánh tình hình sản xuất văn học ở Pháp cũng như cách thức qua đó các tác phẩm văn học được ký hiệu hóa bởi giới học giả và giới xuất bản.

LAN DƯƠNG

Đặng Phương chuyển ngữ

(Đã in trên HL 83)

 

Chú thích:

(1) Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đây là sự kết nối dị thường. Sự kết nối với quê hương mình và vì vậy bào thai này phải được che đậy, bị bóp nghẹt, được công nhận và đồng thời bị từ chối. Ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự kết nối dị thường này đặt trong tôi trong mối liên quan với một đất nước khác, đúng hơn là một dòng văn học ra đời trong nỗi ám ảnh của một vết nhơ, một sự dị dạng mang hai bộ mặt. Sinh vật dị dạng này sẽ chết và sẽ đóng vai trò của một thẩm phán câm lặng (Bản dịch của chính tôi). Trích từ cuốn sách của Lê "Bạn sẽ viết về hạnh phúc" (Paris: Hiệp Hội Đại Học Pháp ấn hành, 1999). Qua khảo sát của Derridean, Martine Delvaux cũng dùng đoạn trích này để bàn về những ước vọng của Lê được trở về nguồn cội của mình. Tôi cho là bài viết của Delvaux sâu sắc và cũng đã tìm hiểu vì sao hầu hết dòng văn học chuyển di của người Việt đều đặt vấn đề trở về cội nguồn, là do bị thôi thúc bởi phong tục ở Việt Nam người mẹ chôn nhau con mình trong đất với mong muốn dù lưu lạc nơi đâu chúng cũng nhớ trở về quê hương; đồng thời tôi cũng đang cố gắng đọc tác phẩm của Lê theo hướng ngược lại kiểu phân tích hậu hiện đại đang được nhiều người ủng hộ, nhằm nêu bật tầm quan trọng của cách gắn việc viết và đọc dòng văn học phi phương Tây với các điều kiện về chính trị, xã hội.

(2) Như một nhà phê bình nhận xét, kỹ thuật viết văn và những sáng tác mang tính triết lý của Lê đã đạt đỉnh cao của dòng văn học Pháp gốc Việt. Xem Sharon Julie Lim-Hing, "Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Lại viết về cái Tôi, Giới tính và Dân tộc", luận án đại học Harvard, tháng 9/1993. Tôi hoàn toàn không tán thành cách nhìn nhận theo hướng này với những lý do đã được nêu. Tôi nhận thấy cả luận văn của Lim-Hing lẫn tác phẩm mang tính chính thống hơn của Jack Yeager đều không ổn vì họ xếp những tác phẩm Francophone củaViệt Nam theo chủ nghĩa mục đích, từ những vấn đề về bản sắc văn hóa đến những vấn đề phức tạp có tính đương đại hơn về ngôn ngữ và bản sắc. Xem Jack Yeager "Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Lời đáp văn học cho chủ nghĩa thực dân" (Hanover và London: Đại học New England ấn hành năm 1987)

(3) Cũng như Lê, Kim Lefèvre là nhà văn Pháp gốc Việt, sống và làm việc tại Paris. Kim cũng viết về đề tài sự lai căng (métissage) trong hai tác phẩm tự thuật "Trở về vào mùa mưa" (1990) và "Kẻ da trắng lai" (1989). Đề cập đến bản sắc, tôn giáo và ngôn ngữ, tác phẩm của Lefèvre cũng được đón nhận nồng nhiệt ở Mỹ và Pháp nhưng không bằng Lê. Cô được phỏng vấn trong chương trình văn hóa phổ thông "Trò chuyện trực tiếp" với Bernard Pivot và là chủ đề của một số bài phê bình của Jack Yeager và một số học giả khác trong lĩnh vực văn học đương đại Việt Nam bằng tiếng Pháp. Về những tác phẩm của Linda Lê, xem Michèle Bacholle – Boskovic, "Gánh nặng của người phụ nữ lưu vong: Hình ảnh người cha trong các tác phẩm của Lan Cao và Linda Lê". Sách hay cần đọc: Tạp chí các công trình nghiên cứu của Pháp thế kỷ 20/ đương đại 6.2(2002); Sylvie Blum-Reid, Các cuộc gặp gỡ Đông-Tây: Điện ảnh và văn học Pháp –Á (London và New York: Cơ sở ấn hành Wall flower, 2003), Jana Evans Braziel, "Du mục, chuyển di và sự mất gốc trong các dòng văn học di dân đương thời", luận án, đại học Massachusetts Amherst; 2000 Martine Delvaux, "Linda Lê và sự thay thế cội nguồn", Các câu chuyện kể về di dân ở nước Pháp đương đại. Susan Ireland & Patrice J. Proulx Westport, Connecticut: cơ sở ấn hành Greenwood, 2001); Nancy Marion Kelly, "Mối liên kết Sài Gòn – Paris: Marguerite Duras & Linda Lê: Cuộc sống lưu vong và chủ nghĩa thực dân", Luận án tiến sĩ, Đại học Boston, 2003; Nathalie Huỳnh Châu Nguyên, Những tiếng nói của người Việt: Giới tính và bản sắc văn hóa trong tiểu thuyết Francophone của người Việt Nam Dekalb: Đại học Bắc Illinois, 2003); & Jack Yeager, "Văn hóa, quyền công dân, Dân tộc: Những truyện kể của Linda Lê", Các dòng văn hoá hậu thuộc địa ở Pháp. Alec Hargreaves & Mark McKinney (London & New York: Routledge, 1997).

Để có bài phê bình về Kim Lefèvre, xem Ching Selao, "Dòng máu hoen ố: Về tính không thuần khiết trong "Kẻ da trắng lai căng" & "Trở về vào mùa mưa" của Kim Lefèvre, Những chuyện kể về người di dân ở nước Pháp đương đại. Susan Ireland & Patrice J. Proulx Westport, Connecticut: Greenwood Press, 2001), Jack Yeager, "Xóa nhòa những ngăn cách trong dòng tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Kim Lefèvre, "Kẻ da trắng lai căng", Những đề tài hậu thuộc địa: Những nhà văn nữ Francophone. Mary Jean Green, Karen Gould, Micheline Rice-Maximin, Keith Walker & Jack Yeager (Minneapolis: Đại học Minnesota ấn hành 1996); Jack Yeager, "Kim Lefèvre "Trở về vào mùa mưa: Tìm lại những khung cảnh tuổi thơ" Người sáng tạo tinh thần 322" (Hè 1993); và Karl Ashoka Britto, Mất phương hướng: Pháp, Việt Nam & những ý kiến trái ngược về tính văn hóa chung giữa các dân tộc Hồng Kông: Đại học Hồng Kông ấn hành 2004).

(4) Trên trang web của mình, nhà xuất bản Christian Bourgeois đưa ra tiểu sử những người được xuất bản và tác phẩm của họ. Hầu hết là những tác phẩm văn học cũng như những bài phê bình của các lý thuyết gia như Hannah Arendt. Bản tóm tắt của nhà xuất bản cũng cho thấy có bản dịch một số tác phẩm văn học của một số tác giả đương đại nổi tiếng, như nhà văn Mỹ William Vollman, nhà văn Anh gốc Ấn Độ Hanif Kureishi.

(5) Panivong Norindr đưa ra lời tranh luận này một cách rất thuyết phục trong cuốn sách của ông "Bóng hình Đông Dương: Hệ tư tưởng thuộc địa Pháp trong kiến trúc, Điện ảnh & Văn học" (Durham: Đại học Duke ấn hành 1994). Trong cuốn này ông chất vấn việc dùng Việt Nam như một hình ảnh hoài vọng và như một khúc nhạc buồn thời thuộc địa trong các phim "Người tình, Đông Dương & Điện Biên Phủ", ba phim ra mắt cùng năm và là trong số các phim tốn kém nhất trong lịch sử điện ảnh Pháp. Cũng xem thêm "Những khúc nhạc buồn hoài vọng về thời thuộc địa bằng phim ảnh: Đông Dương trong nền điện ảnh đương đại Pháp", Điện ảnh, chủ nghĩa thực dân & hậu thực dân. Dina Sherzer (Austin: Đại học Texas ấn hành 1996).

(6) Điều này được so sánh với phản ứng của công chúng Mỹ với những người tị nạn Đông Dương, xảy ra cùng thời kỳ đó. Xem Jeremy Hein, Những di dân ở Mỹ & ở các nước khác: Người tị nạn Đông Dương ở Mỹ & Pháp (Boulder: Westview ấn hành 1993)

(7) Gần đây có lệnh cấm những biểu hiện tôn giáo lộ liễu. Mặc dù dưới danh nghĩa tuân theo truyền thống thế tục lâu đời của nước Pháp, lệnh cấm thể hiện việc không công nhận "Sự khác biệt" bên trong xã hội Pháp. Trước khi J. Chirac ký chuyển lệnh cấm thành luật năm 2004, "Vấn đề khăn trùm đầu" bắt nguồn từ một sự cố xảy ra năm 1989 khi ba nữ sinh Hồi giáo bị cấm vào học trường cấp III ở Creil vì đội khăn vào lớp. Do hậu quả cuộc tranh cãi này, hàng loạt cuộc tranh luận khác nổ ra xung quanh vấn đề tính thống nhất của bản sắc dân tộc Pháp. Tin thêm về cuộc tranh luận này, xem Peter Fysh, Chính sách về chủng tộc ở Pháp (London: MacMillan ấn hành năm 1998), Alec Hargreaves, Di dân chủng tộc & vấn đề sắc tộc ở Pháp (London & New York: Routledge 1995).

(8) Sau năm 1988 chính phủ ban hành nhiều điều luật giới hạn nhập cư và quá trình xét quyền công dân. Theo Fysh, điều luật Mã Dân tộc được sửa đổi trong đó "Trẻ con sinh ở Pháp nhưng cha mẹ không phải người Pháp, khi đến tuổi 16-21 phải xin vào quốc tịch chứ không phải nghiễm nhiên được vào quốc tịch Pháp vì được sinh và cư trú ở Pháp" (192). "Quyền được vào quốc tịch cũng bị thắt chặt đối với diện đoàn tụ gia đình là 2 năm cư trú ở Pháp chứ không phải 1 năm" (193). Cuối cùng với bộ luật Pasqua, cảnh sát được trao thêm quyền kiểm tra nhân dạng đối với những người nước ngoài bị nghi "đe dọa trật tự công cộng" (195). Xem Fysh Chính sách chủng tộc ở Pháp.

(9) Mireille Rosello có một bài viết hấp dẫn về chính sách tỏ lòng mến khách của nước Pháp đối với các cộng đồng thiểu số. Xem Mireille Rosello, "Sự hào phóng hậu thuộc địa: Khách là những di dân" (Stanford: Đại học Stanford ấn hành 2001). Trong cộng đồng người Pháp gốc Việt ở Paris những cách gọi như thế là để phân biệt các hệ tư tưởng giai cấp và chính trị cũng như các đợt chuyển di. "Di dân" ám chỉ những người di cư sang Pháp trước khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc. "Người tị nạn" chỉ những người sang Pháp sau tháng Tư 1975. Về vấn đề chính trị của cộng đồng người Pháp gốc Việt, xem Giselle Bousquet, "Đằng sau lũy tre: Những tác động chính trị ở quê nhà trong cộng đồng người Việt ở Paris" (Ann Arbor: Đại học Michigan ấn hành 1991). Về việc hình thành cộng đồng người Việt ở Pháp từ thời thuộc địa, xem Lê Hữu Khoa, "Người Việt Nam ở Pháp: Hòa nhập & Bản sắc" ( Paris: các ấn phẩm của L’Harmatoen, 1985).

(10) Năm 1993, những đàm phán của Jack Lang’s về những thỏa thuận của tổ chức GATT đưa đến việc gọi phim Pháp là "Những ngoại lệ về văn hóa". Gắn liền với bản sắc dân tộc của nước Pháp, phim ảnh Pháp được miễn thuế xuất khẩu đặc biệt vì đảm nhiệm vai trò đại sứ của điện ảnh Pháp (2). Xem Sue Harris và Elizabeth Ezra, "Giới thiệu: Những đặc điểm khác thường của Pháp", Tiêu điểm nước Pháp: Phim ảnh và Bản sắc dân tộc. Sue Harris và Elizabeth Ezra (Oxford & New York: Berg, 2000) và Jean-Pierre Jeancolas, "Tổ chức lại nền điện ảnh Pháp", Tiêu điểm nước Pháp: Phim ảnh và bản sắc dân tộc. Sue Harris và Elizabeth Ezra (Oxford & New York: Berg, 2000). Bộ Văn hóa Pháp có bàn kỹ về vấn đề này. Xem Susan Hayward, "Điện ảnh dân tộc Pháp" (London: Routledge, 1993)

(11) Gần đây nhất, Michèle Bacholle-Boskovic gọi Lê là "tiếng nói chủ chốt của văn học Pháp đương đại" (268)

(12) Tôi muốn nói đến những tác phẩm của Lê và những tác phẩm của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng trong các phim như Mùi đu đủ xanh. Trong môi trường Mỹ - Việt, những phim của Trinh M Nguyễn Xích-Lô và Tony Bùi Ba mùa dùng hình ảnh chiếc xích lô để chuyển tải các đề tài về sự trở lại quê hương và bóc lột lao động. Trong những phim này, chiếc xích lô là ẩn dụ về sự thâm nhập của chủ thể vào một nước Việt Nam thực sự và là cơ sở để phê phán sự thối nát của chủ nghĩa tư bản phương Tây trong nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng nêu trách nhiệm cải tạo Việt Nam của những người sống xa xứ.

(13) Thật ra, luận án cho ra quá trình chuyển động và thâm nhập Việt Nam được thể hiện qua hình ảnh chiếc xích lô. Mặc dù trong kỷ nguyên hậu thuộc địa bản thân người Việt Nam đã trải qua những đợt chuyển di to lớn, nhưng những ấn phẩm văn hóa sản xuất trong nước thể hiện những giới hạn về vùng, miền của địa lý không giống nhau. Liên quan đến tác phẩm của nhà làm phim hàng đầu Việt Nam Đặng Nhật Minh, tôi bàn đến việc các nhân vật của ông thể hiện những khái niệm về không gian và di chuyển theo cách khác, đặc biệt khi điều kiện vật chất đối với những đạo diễn Việt Nam có những đặc thù riêng.

(14) Luận án của Sharon Lim-Hing và bài viết của Martine Delvaux đều nói về những sáng tác của Lê nhưng Hing thì theo hướng phân tích tâm lý còn Delvaux theo hướng phá vỡ cấu trúc. Luận án của Jana Evans Braziel góp Lê vào nhóm các nhà văn nữ hậu thuộc địa chuyên về đề tài du mục và chuyển di. Braziel đọc Lê thông qua phân tích những cấu hình lý thuyết của Deleuze & Guattari, chẳng hạn cấu hình thân cây dương xỉ non vươn lên không. Tương tự như thế, Leakthina Chau-Pech Ollier thể hiện cách hiểu của mình đối với tác phẩm của Lê trong "Văn hóa tiêu thụ: Tiểu thuyết tự thuật của Lê", Về Việt Nam: Bản sắc trong đối thoại. Jane Bradley Winston & Leakthina Chau-Pech Ollier (New York: Palgrave, 2001). Dựa vào tính chất văn hóa kép & tính chủ thể bị tách đôi, Bacholle-Baskovic so sánh nhà văn Mỹ gốc Việt Lan Cao & Linda Lê nhưng không đề cập các quá trình chủng tộc hóa khác nhau đã xảy ra đối với người Mỹ và người Pháp gốc Việt.

(15) Mặc dù quan trọng vì lần đầu tiên đề cập đến dòng Văn học Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, cuốn sách của Yeager cũng đáng được khen vì tính mục đích mà ông dựa vào để miêu tả văn học. Xem Jack Yeager, "Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Lời đáp văn học với chủ nghĩa thực dân" (Hanover & London: Đại học New England ấn hành 1987). Dùng tính lưỡng cực Đông – Tây, Nathalie Nguyễn lập lại động tác đó trong cuốn sách của cô "Những tiếng nói người Việt: Giới tính & Bản sắc văn hóa trong tiểu thuyết Francophone" của Việt Nam. Tuy nhiên sách của Karl Britto về "tính văn hóa chung giữa các dân tộc" diễn giải một cách hiệu quả cách thức & hành động viết đối với những người Pháp gốc Việt như một việc sáng tạo mang tính mâu thuẫn sâu sắc trong tình cảm. Britto nhận thấy những ủng hộ gần đây đối với một bản sắc văn hóa chung cho các dân tộc và chủ trương phá vỡ cấu trúc bản sắc nên được xem xét lại, ông cố gắng tập trung vào "các điều kiện gây thương tổn, trong đó các chủ thể bị thuộc địa hóa phải gánh chịu những căng thẳng và những mâu thuẫn" của một chủ thể bị thực dân hóa (3). Thay vào đó Britto nhấn mạnh việc hình thành giai cấp & sự phân nhánh chính trị cho những ấn phẩm của các tác giả trong, "Mất phương hướng: Pháp, Việt Nam và biểu hiện trái ngược của tính văn hóa chung giữa các dân tộc".

(16) Lim-Hing viết tiếp "Nếu các tác giả khác về di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục viết bằng tiếng Pháp chứ không phải viết về "Những vấn đề của Việt Nam" thì danh sách những nhà văn Việt Nam viết bằng tiếng Pháp có thể bị khép lại".

(17) Nhiều tác phẩm hợp tác viết dưới thời thuộc địa đề cập cụ thể đến việc pha trộn hai dòng văn hóa. Tác giả đầu tiên của hai tác giả nam Albert Teneuille & Trương Đình Trí (1930) là Bà-Đầm. Hai tác phẩm của hai nhà văn nữ Margaret Traire & Trịnh Thục Oanh là Những đứa con lạc loài của tổ tiên (1939) và Lời đáp của phương Tây (1941). Trong bài nghiên cứu của tôi về những cố gắng hợp tác giữa những tác giả Mỹ gốc Đông Nam Á trong những năm 80, tôi tìm cách chứng tỏ rằng chủ thể "tự thuật" trong những tác phẩm này được đặt trong tam giác của những mong muốn có tính lịch sử & đầy sức mạnh: mong muốn của những độc giả nói chung muốn biết "điều gì đã xảy ra" ở Đông Nam Á, mong muốn của nhà xuất bản (Người da trắng) & mong muốn của người phỏng vấn, nhà văn, chủ bút (người da trắng). Cần có thêm những nghiên cứu về những hợp tác Pháp – Việt về những rạn nứt có thể có trong bối cảnh lịch sử của những tác phẩm hay bên trong bản thân các tác phẩm.

(18) Tôi muốn nói tác phẩm gây nhiều ảnh hưởng của Homi Bhabha vì nó góp phần làm đa dạng những sáng tác về mối quan hệ giữa kẻ đi thuộc địa & người bị thuộc địa hóa. Cuốn "Định vị văn hóa" của ông xem người bản xứ như một đe dọa tiềm tàng & là một hình ảnh châm biếm.

(19)Trông động thái này, các nhà phê bình chỉ củng cố tính lưỡng cực Đông – Tây xem Nguyên & Blum-Reid.

(20) Cụ thể Yeager nhấn mạnh rằng nếu các nhà văn đầu tiên của Việt Nam và các tác phẩm của họ thường xuyên bám vào hai mặt truyền thống và hiện đại, họ cũng đã phải vật lộn với chính mình khi quyết định viết bằng tiếng Pháp và diễn giải văn hóa Việt Nam theo phong cách mô phạm.

(21) Nhà phê bình văn học Winifred Woodhull cho rằng các lý thuyết gia chịu ảnh hưởng bởi lý thuyết hậu cấu trúc & Lacanian xuất hiện chủ yếu ở Pháp thập niên 60,70 "áp dụng các mô hình lý thuyết chung cho tất cả những tác phẩm của người nhập cư & trở nên đồng lõa với hệ tư tưởng thuộc địa, cũng như họ coi dòng văn học Maghreb là nguồn thông tin về một nền văn hóa ngoại quốc hơn là tác phẩm nghệ thuật ngang hàng với tác phẩm sáng tác tại Châu Âu"

(22) Như Alec G. Hargreaves nêu rõ, thuật ngữ "Francophonie" trong các công trình nghiên cứu văn học của Pháp là không thỏa đáng vì nó chứa đựng những dấu vết của chủ nghĩa thực dân mới" Nó ám chỉ những người nói tiếng Pháp chứ không phải những người hiện đang sống trên đất Pháp có những khác biệt về văn hóa" (4) Alec Hargreaves và Mark McKinney, "Những vấn đề hậu thuộc địa ở nước Pháp", Văn hóa hậu thuộc địa ở Pháp. Alec G.Hargreaves & McKinney (London và New York: Routledge, 1997). Trong bối cảnh Việt Nam, hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp ở Hà Nội năm 1997 cho Giselle Bousquet một sự tái khẳng định sứ mạng hậu thuộc địa của Pháp nhằm đối phó với văn hóa của thế giới Anh ngữ, mà nước Pháp cho là đe dọa đến quyền lực và tầm ảnh hưởng của mình, thông qua việc thiết lập các mối quan hệ về lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa giữa nước Pháp và các cựu thuộc địa" Giselle Bousquet, "Đối mặt với sự toàn cầu hóa: Việt Nam và Cộng đồng Francophone" Tường trình về Việt Nam. Giselle Bousquet (Ann Arbor: Đại học Michigan ấn hành năm 2002).

(23) Cloonan viết rằng đây là trường hợp đối với cụm xuất bản và âm nhạc Pháp FNAC, trong bài viết của ông "Tôn vinh văn học: những liên hoan văn học và tiểu thuyết năm 1997" (Cloonan 1998, 15)

(24) Xem Alec G. Hargreaves, "Viết cho người khác: tác giả và quyền hành trong văn học di dân", Chúng tôi giao tiếp và quyền lực ở Pháp. (Marim Silverman Worcester: Avebury, 1991). Về tình hình làm phim trong thời hậu thuộc địa và cái đẹp trong chủ nghĩa khốn khổ, xem Carrie Tarr, "Điện ảnh Pháp và các cộng đồng thiểu số thời hậu thuộc địa". Văn hóa hậu thuộc địa ở Pháp. Alec G. Hargreaves & Mark McKinney (London & New York: Routledge, 1997).

(25) Karl Ashoka Britto trao đổi ngắn gọn về việc thiếu những nghiên cứu văn học Pháp gốc Việt ở Mỹ và trong giới hàn lâm Pháp (Hồng Kông: Đại học Hồng Kông ấn hành, 2004); liên quan đến điện ảnh Pháp gốc Việt, Sylvie Blum-Reid lưu ý sự khan hiếm của mảng phê bình về phong trào gọi là "Chất Việt-Nam" đang diễn ra ở Pháp (London & New York: Wallflower ấn hành 2003). Theo định nghĩa của Blum-Reid, phong trào này là "Sự cải tạo nguồn cội và di sản và là một phần của phong trào rộng lớn hơn xảy ra trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Pháp những năm 1930 có tên là phong trào tính chất người da đen".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100460)
“ B ây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì. Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Con rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâu phải là một người trong chúng ta.[...] Con người là vốn quý nhất , tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Stalin cũng nói thế. Mao Trạch-đông cũng nói thế.Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn, nó thôi là Người ,” (Vũ Thư Hiên)
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98653)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 90868)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 89294)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 107856)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 101089)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89000)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 97889)
K hi đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tác giả đã đẩy ngôn ngữ bình dân lên ngôn ngữ bác học. Nhận định này đã gián tiếp phân cấp ngôn ngữ ca dao hò vè với ngôn ngữ thơ.
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95461)
C ái Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
09 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95005)
K hi ta nói chuyện một con sông, thì chủ yếu là nói đến một khúc sông, như khúc sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nói về một tác giả cũng vậy, thường ưu đãi ấn tượng về một tác phẩm nào đó. Với một sự nghiệp văn học đã trải qua nhiều ghềnh nhiều thác như của Thảo Trường, đánh giá toàn bộ là một việc khó.