- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chủ Đề Tình Yêu Bộ Ba Với “trưa Nắng Hàm Ninh” Của Phùng Khánh Minh

24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 22589)
Truyện ngắn “Trưa nắng Hàm ninh” được viết như của một nhà văn nữ ẩn danh. Khi truyện được phổ biến lần đầu ở Tạp Chí Hợp Lưu, đã có sự dị nghị về tác giả Phùng Khánh Minh, nhưng chưa ai đưa ra được bằng chứng khả tín, nên người viết vẫn viết về tác giả tác phẩm này. Bởi vì “Trưa nắng Hàm Ninh” là một truyện ngắn hay, mạnh và bạo, sống mà không sượng, không ngại sử dụng khía cạnh ấn dấu trong tình yêu, là bạo dâm và khổ dâm, những yếu tố không ít người tiềm tàng co, nhưng che dấu đi hoặc biểu lộ không dữ dội. Vả lại một truyện ngắn hay như thế, cũng hơi hiếm. Bỏ qua không thưởng thức, rất uổng.

THẾ UYÊN.

Lứa tuổi trên 60 ở miền Nam trước đây và hải ngoại hiện nay có thể nhớ được một phim gây nhiều xúc động cho mình vào cái thời của tuổi đôi mươi, là “La Red”, do nữ tài tử nổi tiếng đẹp và sexy thời đó là Rossana Podesta đóng vai nữ chính. Chẳng chính cũng không được vì phim chỉ có ba nhân vật: chàng, nàng và người tình, bộ tam đa cổ điển của văn chương, phim ảnh, kịch… Âu Châu. Phim quyến rũ ở điểm truyện xẩy ra tại một bờ biển hoang vắng chỉ có tiếng gió và sóng đổ, nên nàng thường xuyên ăn mặc rất ít vải, lại còn rách bươm, hở trên hở dưới tứ tung. Cũng chẳng sao cho đến khi có chàng thứ hai đến ở chung, cùng làm nghề lấy bọt biển với chàng số 1, cho nàng lâu lâu quang gánh mang ra thị trấn gần nhất bán lấy tiền độ nhật. Dĩ nhiên chàng số 2 to khoẻ và trẻ hơn chàng số 1, và cũng chẳng mấy lúc bộ ba này thành bộ ba Táo quân. Một đêm trăng tỏ chàng số một uống rượu say và nổi cơn ghen. Không ghen sao được khi nàng bỏ đi cùng người tình mới.

Chàng bèn đến quán rượu cướp khẩu súng trường có ống ngắm, chạy lên núi theo rõi đôi trẻ đang đi dưới bãi cát, và điều bất ngờ cho khán giả là vào phút chót, là chàng không bắn tình địch, mà bắn chết nàng. Phim chấm dứt ở đó, với lời nói có lẽ duy nhất của cả phim gần như câm ngoài tiếng sóng đổ của biển, là của ông chủ quán rượu: “Chẳng bao giờ hai con đực một con cái có thể sống chung hoà bình được”. Truyện ngắn “Trưa nắng Hàm Ninh” của Phùng Khánh Minh cũng xoay quanh cùng chủ đề như thế, nhưng không thời gian là ở những bãi biển của đảo Phú Quốc, nơi tận cùng của Việt nam nhiệt đới , một năm nào đó sau 1975. Và khỏi nói nhiều người cũng nhơ hòn đảo này có một tỷ lệ ngày nắng (nắng gắt) cao nhất nước nên sản xuất nhiều hồ tiêu cay xè, nước mắm ngon có tiếng, và gần đây phát triển thêm du lịch và lặn scuba.

Bộ tam đa ở đây gồm: Pá Hổi, một minh hương đã 60 nhưng vẫn còn khoẻ như trai tráng, từ khi được ra khỏi tù về đảo ở, chuyên nghề đánh ca và làm nước mắm. Pá chỉ có hai đam mê, một là chế được thứ nước mắm ngon nhất Đông Nam A, hai là Chế Minh, một cô gái Việt chưa có con đã chán ngấy ông chồng nên bỏ đất liền phiêu lưu ra đảo, tình cờ gập pá Hổi và trở thành một thứ tiếng Pháp gọi là protége, bồ nhí của ông này.

Người đàn ông thứ hai ngược lại rất trẻ, tên là Dĩnh, khoảng dôi mươi, còn là học sinh hay sinh viên chi đó, si mê bà chị Minh từ hồi còn ở đất liền, vì thế nhận được lời chị nhắn ra chơi đảo, là đi liền : “Tôi đến Hàm ninh trưa thứ hai. Trận nắng tháng 7 làm oằn lớp tôn trên mái nhà pá Hổi. Chị Minh đón tôi từ Dương Đông, con đường đất đỏ ngoằn nghèo đi qua mấy vựa cá. Nhà pá Hổi đương vào vụ nước mắm thứ nhì, những thùng gỗ cao tới gần tới trần đổ đầy muối. Tôi ngắm chị Minh vừa dựng xe đã tất tả kiểm cá, không hiểu cái gì quyến rũ chị ở cái xó xỉnh này. Mùi cá nồng nặc át hẳn mùi nước hoa chị chấm ở chân tóc… Pá Hổi mê cá như mấy ông già nghiện thuốc phiện. Khắp nhà, đâu đâu cũng cá, tranh cá chép, tượng cá đuối, chậu cá rằn, cá sặt…và bữa cơm nào cũng có cá. Lúc tôi xuống bếp, chị Minh đang chiên ca. Ở chân tóc chị vẫn toát ra thứ hương lài dìu dịu. Tôi mê cái mùi mồ hôi trong vắt đến tinh khiết đến lạ lùng tiết ra từ ngấn cổ chị Minh. Một lần đánh bạo tôi úp mặt lên cần cổ chị nuốt vội mấy giọt mồ hôi còn đọng lấm tấm, chị Minh đẩy nhẹ nhưng không rầy la…Tôi nhăn mặt, không hiểu tại sao chị Minh mê nước mắm tựa y như tôi mê lỗ tai tròn nho có đính bông chiêu chiếu của chị…”

Nhân vật nữ chủ chốt là cô gái tên Minh, hay chế Minh theo lối gọi của pá Hổi, chị Minh theo lối gọi của chú em Dĩnh. Minh bị chồng là Dực bắt uống rất nhiều thang thuốc bắc, hi vọng vợ sẽ thụ thai, không biết bà vợ đâu muốn có con với mình vì

một nỗi sợ hãi lo âu kỳ hoặc của tôi khi tưởng tượng từ trong bụng mình chui ra một đúa nhỏ giống hệt như khuôn mặt càng ngày càng tái, mắt càng ngày càng đanh lại của Dực…Đêm, Dực hự một tiếng, hai ống chân dẫy vài cái rồi nằm chết giữa hai đùi tôi. Đẩy Dực đã say sưa gáy xuống mặt nệm, tôi len lén vô phòng tắm, vặn thật nhẹ vòi nước, cố rót thật sâu trong cửa ngõ mình, xối rửa, xua đuổi những con trùng…”

 Còn sau đó có khó ngủ vì ông chồng mới chỉ khơi dạy nhu cầu về sex, thì đưa tay xuống, tự làm cho mình sướng.

Cứ sống như thế hoài thì chán quá, Minh quyết định bỏ đi thật xa cho chồng khỏi kiếm ra, đi tận cùng nước Việt chưa đủ còn nhẩy xuống ghe đi đại ra đảo Phú Quốc. Chiều xuống, không quen biết một ai, đang ngồi chống đũa trong một quán ăn, nhìn vơ vẩn thì “một đàn ông lừng lững bước vào. Chiếc quần vải thô sắn lên bắp chân, áo ngắn tay không cài cúc mở banh hai vồng ngực mầu đất. Tôi nghĩ loại đàn ông lực lưỡng như vầy chắc chẳng hiếm trên đảo nhưng những sợi tóc dài túm sau ót, cặp mắt mở sâu gườm gườm, cái dáng đi không ngó ai, cách ngồi thẳng rộp đánh xập xuống mặt ghế ấy có khác người.” Đó là pá Hổi vừa đi biển về. Sau khi ngắm cô gái xa lạ ngồi một mình trước mâm cơm đơn sơ, pá chợt trợn mắt la chủ quán: “Chai hôm rồi tao đưa đâu, sao không đem ra rót cho cổ…” Đừng vội tưởng một chai rượu được mang ra, mà là một chai nước mắm ngon nhà làm. Cô gái có nước mắm vừa miệng , ăn ngon lành xong bữa cơm, và “tôi không nhớ nổi pá Hổi đã nói đã làm những gì để sau đó rủ được tôi về nhà pá dưới dốc đồi, bên rẻo biển.”

Không biết tại nước mắm quá ngon hay tại thân hình vạm vỡ đầy nam tính, từ tối hôm đó Minh ở luôn và trở thành “bồ nhí” của pá Hổi. Ở chung rồi Minh mới biết pá Hổi đã bị bất lực sau thời gian bị nhốt ở Côn đảo. Pá chỉ có thể chiêm ngưỡng

“hai đầu vú nhọn săn luôn luôn nhú cao bắt tất cả đàn ông phải chú ý…Tôi vẫn nghĩ thân thể Minh săn như cá nục nhưng cũng mềm như cá bống. Nhiều lần Minh tắm xong nằm phơi dưới nắng, da đỏ au lấm tấm cát, tôi không đừng được quệt ngón tay một đường dài dọc bắp đùi Minh. Đưa ngón tay vào miệng cũng mằn mặn…Minh không biết Minh trông ngon lành hấp dẫn y hệt một chú cá lớn vừa kịp cho một vụ nước mắm. Ở Minh đẹp nhất ngoài đầu vú là gáy lộ ra tươi nức , sáng hồng như con diêu bông dưới nước…”

Bởi thế sau khi chứng kiến Dĩnh nâng tóc lên nếm những giọt mồ hôi của Minh, pá Hổi nổi cơn ghen, đợi đêm khuya lẻn vào xén mái tóc dài của Minh. Giận pá vì vụ này, có đàn bà con gái nào không giận vì mái tóc bị cắt như thế, nên Minh đưa thân cho Dĩnh muốn làm gì làm, và đôi trẻ quấn lấy nhau suốt một đêm.

Trước khi Dĩnh ra tới đão, pá Hổi dù bất lưc nhưng hẳn là sống chay tịnh với Minh :

” Hẳn nhiên Minh để thân trần, bao giờ cũng chỉ cái quần lót nhỏ xíu không che đủ mông. Hẳn nhiên tôi (pá Hổi) biết mình có thể dặt tay lên làn da vừa ấm vừa man mát. Bàn tay tôi sẽ nằm im không động đậy hay bôi một chút dầu vào lưng Minh rồi nhẹ nhàng xoa nắn , lần từ cần cổ xuống sợi dây kìm manh quần lót. Minh nằm im vờ say ngủ rồi sẽ vờ trở nình, lật ngửa, không nói một lời, không mở mắt, tìm năm ngón tay tôi dụi vào lõm bụng. Rồi lại như một lần tôi run rẩy mà tê liệt, ngón tay cắm sào ở đó chẳng chuyển dịch, không cựa quậy, để yên cho Minh điều khiển . Minh sẽ thả năm ngón tay tôi như thả một bụm lưỡi câu vào cuống họng một loại cá chình. Miệng cá sẽ nuốt lấy cổ tay tôi rồi chế sẽ gấc lên mấy tiếng thở ngắn. Và tôi sẽ cắm đầu ra khỏi phòng…”

Nàng Minh đã chán cái lối làm tình của ông chồng cũ trong đất liền, chưa chi đã xong việc đã nằm thở dốc, để kệ nàng phải dùng bàn tay năm ngón để tự thoả mãn. Bỏ chồng ra đi đến tận hòn đảo này, tưởng đã gập một trang hảo hán có cái đó king size dai sức như một con hải cẩu … Ai dè lại phải bàn tay năm ngón một lần nữa, dù lần này năm ngón to bự của pá Hổi… Đã khá, tiến bộ hơn trước nhưng vẫn không phải là làm tình chính hiệu. Bởi thế nàng mới nghĩ đến Dĩnh, một chú em say mê mình từ lâu, gọi ra chơi đảo để có thể làm tình theo cách cổ điển suốt đêm trong căn chòi vắng hay ôm nhau lăn lóc trên bãi biển, sáng dậy trở về nhà pá Hổi người còn dính đầy cát và vết cắn bầm tín trên da thịt.

Dĩ nhiên là pá Hổi nổi cơn ghen ngầm dữ dội, nhưng làm gì được: nàng không là con gái, không là vợ, và có mái tóc dài mượt mà mình thường nấu bồ kết gội cho, mình đã cắt phăng đi rồi…Chỉ còn lớp âm mao mỗi khi ướt nước là đen mịn nằm ép xuống gò, có rút dao làm cá ra cạo phăng của nàng đi, cũng không giải quyết được gì…Sự thôi thúc, thèm muốn, hoà lẫn thân thể vào nhau không thể thực hiện bình thường được, thúc đẩy pá Hổi , cũng như các hoạn quan thời xưa, tìm một lối thoát khác.

Một trong những hoạn quan cuối cùng của triều đai nhà Thanh bên Tàu có viết một cuốn tự thuật (đã được dịch và xb tại VN), cho thấy loại người này vẫn biết yêu và tìm thoả mãn bằng những cách khác, dĩ nhiên là khác thường. Thí dụ như một hoạn quan cấp trên của ông, khi bị thải hồi, đã tích luỹ được nhiều của cải, do đó cưới hay mua được nhiều tì thiếp, để ông nhổ vào miệng, bắt nuốt. Cô nàng hầu trẻ nhất không chịu há miệng làm ống nhổ, đã bị ông hoạn quan này tra tấn tới chết trong ga ra. Bà mẹ có biết nhưng khuyên can không nổi. Còn pá Hổi cũng vậy, tìm một cách khác để thoả mãn với chế Minh, như chính nàng miêu tả và kể lại như sau.

“…tôi vốc cát ném vào mặt pá. Lúc đầu người đàn ông im lìm chịu trận, rồi bỗng vùng dạy tung người vào nước, hai cánh tay vồng bắp thịt chụp lấy hông tôi, nhấc bổng lên gọn lỏn. Pá thẩy tôi nằm sấp trên cát, một tay ghì hai cánh tay tôi quặp gấp lên mông, tay kia tóm một chân bóp mạnh, nhào nặn từ mắt cá lên tới bắp đùi. Năm ngón tay thôi mà như năm đầu kìm xiết nát da thịt. Thât lạ lùng tôi chẳng thấy đau đớn, không tức tối trước sự vũ phu bất ngờ mà thốn lên cảm giác bừng bừng nộn nạo. Rõ ràng pá đang hành hạ mà tôi sung sướng.Tôi còn muốn được pá dìm đầu xuống nước, được pá nghiền nát tan tành thành cát, được ghìm chặt dưới sức đè của pá thật lâu. Tôi muốn pá mài tôi kỹ lưỡng cho mềm thành muối biển. Nhưng trong khi tôi cắn răng ngóng đợi rinh rập cái đau thắt buốt phóng sâu vào ngõ thảm tối tăm của da thịt mình…Rồi như như nhiều lần đã thế , pá Hổi lấy ngón tay trỏ quệt dài một lằn theo xương sống, ngừng lại ở phần tôi nhạy cảm nhất, nhấn nhẹ một đốt rồi chậm rãi đưa vào miệng. Cặp môi khép chặt quanh ngón tay, hai con mắt nhắm lại giống như pá đã thoát ra thế giới nào khác, đã lặn sâu xuống đại dương mịt mùng trước mặt…”

Rồi, ông hoạn quan bất đắc dĩ là pá Hổi đã tìm ra cách làm tình thoải mái, khoái lạc nhất cho mình: thọc ngón tay vào, không phải cửa mình phia trước , mà cửa hậu của “Chế Minh”, mặc dù cách đó đau đớn, hay chính vì sự đau đớn ấy, hai người cảm thấy thuộc về nhau hơn. Dĩ nhiên sau đó người con gái giận dữ đấm đá pá Hổi, những nắm tay nhỏ bé của người con gái Việt Nam da vàng trên thân hình lực lưỡng cùa người đàn ông bắc phương. Từ đó, mặc dù không ai nói gì, nhưng từ Minh toả ra một vẻ bằng lòng, thoả mãn nào đó, làm chú em Dĩnh mơ hồ cảm thấy trong cái thế giới pá, Minh, mình bị loại ra ngoài. Mặc dù mỗi khi pá đi biển đánh cá vắng nhà, Dĩnh vẫn được chế Minh mở rộng hai chân đón tiếp, và vẫn hăng hái giao hợp cùng chú em, nhưng dù còn it tuổi Dĩnh cũng mơ hồ cảm thấy giữa hai người hình như còn thiếu một cái gì đó, không biết, chưa biết là cái gì.

Vẻ dáng Minh sau đêm gay cấn và đau đớn ở bãi biển với pá Hổi như chứa đựng một thứ tình tự, một thứ thân mật, riêng tư mà chú em Dĩnh bị loại ra ngoài. Dù còn ít tuổi nhưng nghĩ mãi cũng ra, và khi nghĩ ra Dĩnh ghen, tức muốn phát điên, đang đêm đến gõ cửa ầm ầm phòng Minh, mặc dù hôm đó pá Hổi ở nhà. Khi Minh mở cửa, Dinh lao vào, quăng Minh lên giường, đè ngửa

"Tôi bẹp dí. Dĩnh chụp hai bên mảng đầu tôi ép vào nhau, tôi hự một tiếng kêu đau đớn… nó lại gào: “Nói yêu Dĩnh! Chị phải nói yêu Dĩnh! Yêu trong cái đầu này, con tim này chứ không phải chỉ cho chui giữa hai đùi. Nói! Mau! Nói!”… Dĩnh bóp cổ tôi hung hãn, thiếu điều muốn ngất. Trời ơi, thằng Dĩnh bây giờ trớ trêu đòi hỏi tôi yêu nó bằng trái tim bằng đầu óc bằng giọt máu. Tôi nghẹn cổ muốn tắt thở. Nhưng tôi quả quyết lắc đầu rồi nhắm nghiền mắt lại."

Tiếng pá Hổi thức giấc ho ngoài sân đã giải thoát cho người con gái kịp thời. Vài hôm sau, pá lôi Minh và Dĩnh đem rượu cá tôm cua lên Dinh Cậu, cúng tam sinh để cầu cho bắt được nhiều cá trong chuyến đi biển sắp tới… Trong khi pá khấn khứa, đổ rượu xuống biển, xoã tóc, tay chân khuỳnh lên cầu đảo… Dĩnh nhếch miệng: “Ông mặc đồ Ba Tàu, lầm rầm đọc kinh Miên, nhưng không phải cầu đi lưới được nhiều cá bông diêu, ổng chỉ hám bắt được chị bỏ vô vựa muối cất thành nước mắm Việt Nam chính cống…

Người Việt nam đa số ưa ăn mắm, đến độ có truyện cổ tích Tấm Cám, Tấm sai người đem nước sôi dội vào người Cám cho chết nhe răng ra, mang xác ra làm mắm mang gửi tặng bà mẹ ruột. Ba này khen ngon và ăn hết lọ mắm, mới thấy đầu lâu của con. Người Âu Châu không biết ăn mắm nhưng khoái uống rượu vang, nên cũng có huyền thoại về rượu vang. Một ông lãnh chúa một vùng chuyên làm rượu vang một hôm cho phép một đoàn gypsy hạ trại gần lâu đài để mua vui cho nông dân, công nhân làm nho đang tụ họp đông đảo. Một tối ông cũng đến dự và mê ngay lập tức một cô vũ công mới lớn, đẹp và sexy. Hôm sau tình cờ ông bắt gặp cô gái tại xưởng rượu lúc vắng người, ông túm lấy nàng, cưỡng ép. Nàng vùng ra bỏ chạy, té ngay vào thùng rượu lớn, ông lãnh chúa nhẩy xuống theo, ép cô vào thành thùng mà hiếp, mặc dù cô lạy van là còn trinh và đã có vị hôn phu. Ông lãnh chúa làm mạnh quá làm cô gái chảy máu nhiều, hoà vào rượu… Tối đến trại dân bô hê miên im lặng khác thường, ông lãnh chúa vội đến coi truyện gì, thấy mọi người tụ họp im lặng nhìn xuống giếng: anh chồng chưa cưới biết truyện trong thùng rượu, đã nổi cơn ghen giết chết nàng, quẳng xuống giếng rồi lên ngựa trốn biệt. Ông lãnh chúa thương tiếc vô cùng cô gái du mục, nên kể từ đó mỗi năm đến ngày nàng chết, ông thường rủ vài bạn thân đến uống rượu nhưng không nói lý do. Một năm có một vị khách khen rượu vang ngon chưa từng có, ông lãnh chúa mới kể là thùng nước nho trong đó ông đã phá trinh cô gái du mục, ông cho cất một mẻ rượu riêng. Mỗi năm chỉ mang ra mời khách vào ngày này, và đây là mấy chai cuối cùng.

Một buổi đi lang thang trong đảo trở về, thấy cảnh nhà im lặng khác thường, Dĩnh cảm thấy điều mình nghi ngờ chơi chơi, vô căn cứ từ nhiều hôm nay có thể đã xẩy ra thực. Dĩnh hốt hoảng hỏi : “Chế Minh đâu?"

"Tôi hỏi lẫn nữa, nghe tiếng kêu của mình cất cao rồi rớt giữa những sàng rá. Chỉ có tiếng hắt hơi của xác cá chết thối sình trả lời. Thớt lưng nhẵn bóng của pá Hổi lom lom gườm gườm. Tôi đến sát cái mặt nước khắm rờn rợn. Trên mặt nước đen nhoãn, hai vồng cánh tay pá quơ quào khuây tung như sắp nổi điên. Lớp sóng nâu mặt sóng sánh lao xao làm như có tiếng của ai đó thở hổn hển chìm dưới nước. Tôi mở trợn mắt khám phá đang trôi dềnh mấy lọn tóc…Tôi bước một bước. Gương mặt chị Minh tươi tắn. Tôi bước hai bước. Đầu vú chị tươi mởn. Màng tang tôi nhát búa đập hộp sọ muốn nứt. Con dao phay cứ hiện ra chờn vờn. Tôi ngó mấy ngón mình vươn ra muốn chộp lấy cán nhưng chỉ có khoảng không trước mặt. Mấy ngón tay tôi níu chặt cái gì đó trống rỗng…Tôi bước thêm bước nữa đến sát tấm lưng bóng mỡ. Hai con mắt cá trắng đục sáng bừng giữa vựa.”

Truyện tình tay ba chấm dứt ở hai chữ “…giữa vựa”. Như thế là pá Hổi đã giết chết Minh, chắc là bóp cổ, để cảm thấy nàng vĩnh viễn là của mình, thuộc về mình. Đem ngâm xác nàng trần truồng trong vựa cá và muối, để dứt khoát lần này chế được thứ nước mắm ngon nhất Đông Nam Châu Á. Không biết các người khác nghĩ sao, riêng phần tôi, người viết bài này sẵn lòng cụng ly và uống thứ rượu vang có hoà chút máu trinh nữ của ông lãnh chúa, nhưng sẽ từ chối chấm thức ăn, dù chỉ một miếng thôi, vào thứ nước mắm đặc chế đặc sản của pá Hổi, ở Hàm Ninh, Phú Quốc…

Bàn thêm:

Tác giả Trần Khánh Minh chấm dứt truyện một cách lơ lửng, để chỗ người đọc suy đoán tiếp, mỗi người một cách. Người thì cho Dĩnh lấy dao phay ở bếp chém chết pá Hổi để trả thù cho người mình yêu, người thì cho Dĩnh lặng lẽ rời đảo, về đất liền đi học tiếp, lấy vợ đẻ con ào ào nhưng không sao quên được bà chị…Có người ưa cảnh máu me, cho pá Hổi quay lại trước khi Dĩnh kịp động thủ, dằng được dao, chém bay đầu Dĩnh, mang xác ra biển nuôi cá…Mỗi người mỗi kết luận, chưa kể tới ảnh hưởng chi phối của mỗi nền văn hoá. Dân tộc Nhật coi sống và chết như nhau, thường hay tự tử vì những lý do lãng nhách nếu nhìn với con mắt văn hoá khác, thì hay kết luận mọi thảm kịch bằng cách cho mọi nhân vật chính chết hết, chỉ còn nhân vật phụ yếu kém, ngẩn ngơ trong tiếng tiêu hiu hắt. Dân Au châu hay thích cho nhân vật nữ trẻ đẹp chết cho mọi người ngậm ngùi tiếc rẻ, như trong phim “la Red” hay trong truyện ngắn

trên. Dân Hồi giáo Cơ bản hay thuộc loai bảo thủ cực đoan như mấy ông đạo trưởng, chắc cho chết hết cả đám, trừ ông chồng, vì ai cũng có tội cả. Dân Mỹ ưa happy ending (thí dụ cho pá Hổi kiếm đủ vị thuốc cho toa thuốc Minh Mạng, phuc hồi được con chim…), dân Tầu ưa cảnh đại đoàn viên, kiểu gì cũng được, nếu cần cho thần thánh …xuất hiện can thiệp …

Nếu bạn là người viết truyện, bạn chọn kiểu kết luận như thế nào?

THẾ UYÊN (USA tháng 7, 2006)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 20213:43 CH(Xem: 10930)
Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]
01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 9777)
Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…
26 Tháng Mười 202112:17 SA(Xem: 9851)
“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung
10 Tháng Mười 202111:31 CH(Xem: 9860)
Sau khi đưa một cảm ngôn về bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long & ý kiến của nhà văn Trần Thùy Linh như một lời kêu gọi các nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ hôm nay: “DỰNG TƯỢNG ĐÀI NÀY ĐI: CUỘC “THIÊN DI” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ VÀ BÀ MẸ CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ…”, nhằm góp phần miêu tả “nhân vật chính của Thời Đại, biểu tượng cho cả một dân tộc vượt lên cảnh ngộ bi kịch tìm lối thoát cho quyền sống của mình”, rất nhiều người đã ủng hộ. Nhưng cũng có không ít người lồng lên phản đối như bị “chạm nọc”, thậm chí chửi bới rất tục tĩu (xin lỗi không viết ra vì xấu hổ thay cho họ). Để trả lời họ, với tư cách là một người làm phim, tôi xin có vài suy ngẫm về NHÂN VẬT THỜI ĐẠI giúp họ tham khảo.
08 Tháng Mười 20219:37 CH(Xem: 9069)
Trong toàn bộ thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có một kiểu/ loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt được ông thể hiện với cảm hứng thi ca và nghiệm sinh sâu sắc - đó là những người phụ nữ Tài - Sắc mà số phận bất hạnh, những “má hồng phận mỏng”, những giai nhân bạc mệnh, “hồng nhan đa truân”, phải chịu số phận “Tài Mệnh tương đố” với lời nguyền ác nghiệt: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”… Cần khẳng định ngay một điều là, cái vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ, cuốn hút, thấm đẫm hồn cốt phương Đông kèm theo tài hoa hiếm có của họ, với Nguyễn Du là “chất ngọc quý” của đời, như một giá trị mang tính nhân bản - dù họ ở tầng lớp con hầu, kỹ nữ dưới đáy xã hội, hay ở bậc nữ hoàng, phi tử cao vời…
24 Tháng Chín 20212:08 SA(Xem: 10676)
Dẫn nhập: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua, Nguyễn Tường Bách và Tôi là tên hai tác phẩm hồi ký của bác sĩ Nguyễn Tường Bách và cô giáo Hứa Bảo Liên, người bạn trăm năm của Nguyễn Tường Bách. Đây là hai bộ hồi ký đặc sắc về cuộc tình lãng mạn của một chàng trai Việt và một cô gái người Hoa ở Hà Nội cùng nổi trôi theo vận nước cho tới khi họ gặp lại nhau trên đất Côn Minh Vân Nam và trở thành đôi vợ chồng sắt son thuỷ chung với bao nhiêu tận tuỵ và hy sinh – nhưng quan trọng hơn thế nữa, đây chính là một phần của lịch sử sinh động và đầy biến động trong ngót một thế kỷ qua trong những cơn bão táp của Cách Mạng Việt Nam và cả lục địa Trung Hoa.
12 Tháng Chín 20218:12 CH(Xem: 9409)
Thật công bằng mà xét thì nhân vật cô câm (tên Cam, với nghĩa cam chịu, nhẫn nhịn) là sáng tạo có ý nghĩa hơn cả của bộ phim. Nếu không có nhân vật này, phim sẽ “nghèo” đi nhiều lắm. Cô câm giống như một “con mắt thứ hai” của khán giả cảm nhận, quan sát, đánh giá nhân vật chính là ông chủ Nguyễn- người mà cô yêu một cách say đắm, nhẫn nại và nô lệ, kể cả khi ông ta đã trở nên dại cuồng mất hết nhân tính! Hành động đáng kể nhất, mang tính chất nổi loạn và bộc lộ rõ tình yêu mù quáng của cô câm là hành động kéo lê cái tượng gỗ to bằng người thật quẳng xuống sông (hình như có hàm nghĩa là cô vứt bỏ thần tượng yêu trộm nhớ thầm của mình!) Và cô đã bị trả giá: ông chủ ấp Mê Thảo hạ lệnh bỏ rọ cô trôi sông để thế mạng!
07 Tháng Chín 20218:48 CH(Xem: 10146)
Đã từng quen thuộc với tác phẩm văn học “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc từ những ngày ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, lại vốn rất có cảm tình với nhà văn này, nên hồi phim điện ảnh “Đất nước đứng lên” xuất xưởng, tôi đã háo hức tìm xem ngay. Song, trái ngược với dự đoán và mong đợi, bộ phim đồ sộ, tốn kém này đã gây cho tôi nhiều phản cảm, nhiều nỗi ấm ức muốn được giải tỏa. Rồi khi VTV thời gian vừa qua liên tục phát sóng lại bộ phim này, nhân các dịp lễ lạt kỷ niệm nào đó, tôi đã xem thêm lần nữa và thấy cần phải nói đôi lời.
14 Tháng Bảy 20215:36 CH(Xem: 10693)
Cứ mỗi lần được đi trên sông Hồng, tôi lại mê mải nhìn sang hai bên làng xóm trù phú, và cố tìm những luỹ tre làng đang bị mất dần đi… Thế mà, suốt bao đời nay, luỹ tre làng là một trong những biểu hiện quen thuộc nhất, sinh động nhất của châu thổ Bắc bộ. Nhà thơ dân dã Nguyễn Duy từng thốt lên: Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi!
02 Tháng Bảy 20216:30 CH(Xem: 9849)
Giữa những ngày nóng nực tháng 6 này, giữa cơn "địa chấn" của lòng người trước chủ quyền Đất Nước bị xâm phạm trắng trợn từ nhiều năm nay, tôi đã bỗng nhớ đến một bài thơ yêu nước Tây Ban Nha do chính nhà văn Lưu Trọng Lư đọc cho nghe, cách đây gần ba chục năm, trong căn buồng của nhà văn đối diện phía sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám.