- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VỚI DỰ ÁN LUANG PRABANG TỪ 2007VIỆT NAM ĐÃ QUY HÀNG CHIẾN LƯỢC THỦY ĐIỆN CỦA LÀO

16 Tháng Mười 20193:08 CH(Xem: 16628)

  

Với chính phủ Lào thì Biên bản Ghi nhớ –Memorandum of Understanding– năm 2007 về dự án thủy điện Luang Prabang với Việt Nam không thuần chỉ là một “quid pro quo – trao đổi dịch vụ giữa hai bên” nhưng có một ý nghĩa chiến lược lớn lao hơn một con đập rất nhiều: đó là Việt Nam đã bật tín hiệu đèn xanh đối với toàn chuỗi 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào. Chính phủ Lào đã rất khôn ngoan hiểu rõ rằng từ nay 2007, trên thực tế – de facto, mọi phản đối của Việt Nam nếu có cũng chỉ là chiếu lệ; và giới am hiểu tình hình lưu vực sông Mekong đã thấy rõ một Hà Nội bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, và đã bị khuất phục và quy hàng trước chiến lược thủy điện của Lào. Ngô Thế Vinh     

 

Gửi tới 20 triệu cư dân ĐBSCL

không được quyền có tiếng nói

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

 

CON DOMINO THỨ NĂM

Ngày 31/07/2019 chính phủ Lào chính thức gửi hồ sơ tới Ủy Hội Sông Mekong / MRC về dự án xây con đập dòng chính Luang Prabang với yêu cầu tiến hành thủtụcPNPCAba giai đoạn: (1) Thủ tục Thông báo / Procedures for Notification, (2) Tham vấn trước / Prior Consultation, (3) Chuẩn thuận / Agreement.  Thay vì ra thông báo ngay,MRC đã trì hoãn 7 tuần lễ saumới đưa ra thông cáo báo chí về sự kiện này.Đến ngày 25/09/2019, MRC đãbào chữa cho quyết định im lặng 7 tuần lễ với lý do: “Thông báo của Lào gửi tới chưa đầy đủ để có thể tiếp cận với phần tổng quan của dự án / project overview và lộ trình tham khảo / roadmap for consultation, giúp quần chúng hiểu tốt hơn về dự án và tiến trình tham vấn.” Cũng vẫn ban Thư ký MRC giải thích tiếp,“Học được từ kinh nghiệm, lần này chúng tôi có kế hoạch thông báo chính thức khi có đủ những tài liệu cần thiết để quần chúng và các bên liên quan / stakeholders có thể khảo sát và đóng góp ý kiến cho tiến trình tham vấn thêm ý nghĩa.  Chúng tôi sẽ duy trì cùng mức độ cởi mở và minh bạch / transparency trong suốt tiến trình tham vấn.” (2)

hinh 9-1

Hình 1:Luang Prabang, con Domino thứ 5, cũng là con đập dòng chính sông Mekonglớn nhất của Lào và điều rất nghịch lý: do công ty quốc doanhPetroVietnam Power Corporation của Việt Nam là chủ đầu tư. Với 11 con đập dòng chính trên sông Lancang-Mekong thượng nguồn, Trung Quốc đã lưu trữ 40 tỉ mét khối nước, sản xuất 21300 MW điện; riêng Lào cũng lưu trữ 30 tỉ mét khối nước hàng năm và đang thực hiện giấc mơ trở thành “Bình điện Đông Nam Á / S.E. Asia’s Battery”bất chấp hậu quả môi sinh xuyên biên giới ra sao với hai quốc gia hạ nguồn là Cambodia và Việt Nam. [nguồn: Michael Buckley, cập nhật 2019 do Ngô Thế Vinh bổ sung.]

 

TRAO ĐỔI GIỮA TOM FAWTHROP VÀ NGÔ THẾ VINH

Tom Fawthrop là một nhà báo Anh và nhà làm phim, từ năm 1979 đã từng sống lăn lộn 30 năm trong vùng Đông Nam Á, có tiếng nói bền bỉ chống lại các con đập thủy điện nhằm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong qua rất nhiều bài báo và các bộ phim phóng sự. Bài báo gần đây nhất trên báo Diplomat 26/8/2019 của Tom Fawthrop là: Something Is Very Wrong on the Mekong River, cho rằng hạn hán như năm nay sẽ trầm trọng hơn nữa nếu như các chính phủ trong lưu vực Mekong không thay đổi chính sách.

 

Và trong một email trao đổi với tiêu đề: Có mâu thuẫn khi Việt Nam đầu tư vào đập thủy điện mới ở Lào,Tom Fawthrop viết:“như anh Vinh đã biết, chính phủ Lào vừa thông báo cho MRC ý định tiến hành dự án đập Luang Prabang mà Hà Nội là nhà đầu tư chính, qua công ty quốc doanhPetroVietnam Power Corporation,một quyết định sẽ làm cho cuộc sống của 20 triệu cư dân nơi ĐBSCL thê thảm hơn. Và anh nghĩ sao về nghịch lý này của Hà Nội?”

Và phần trả lời của người viết cho nhà báo Tom Fawthrop là:“Với một Việt Nam vừa thỏa hiệp vừa bị động từ sau 1975 cho tới nay. Việt Nam trước đó  cũng đã xây những đập thủy điện với hồ chứa nơi các phụ lưu sông Mekong trên cao nguyên Trung phần, đi xa hơn nữa qua EVN Công ty quốc doanh Điện lực VN đã đầu tư vào đập thủy điện Hạ Sesan-2 của Cambodia…  Hồ chứa những con đập phụ lưu của Việt Nam, Cambodia chẳng phải là vô can trong tình trạng thiếu nước khô hạn nơi ĐBSCL. Và nay, thêm một bước khổng lồ tiến xa hơn nữa, PetroVietnam Power Corporation, một công ty quốc doanh đã hợp tác với chính phủ Lào như một nhà đầu tư chính để tiến hành xây con đập Luang Prabang 1410 MW, với hồ chứa diện tích 90 km2 sản xuất 7380 Gwh và là con đập dòng chính thứ 5  lớn nhất của Lào. Ai cũng biết PetroVietnam Power Corporationvốn là một công ty củanhà nước với một lịch sử dài tai tiếng về tham nhũng đưa tới nhiều vụ bắt bớ tù tội của các viên chức cao cấp của công ty(5). Và Nhà nước Việt Namluôn luôn bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, màPetroVietnam Power Corporationlà một điển hình. Và một câu hỏi khác được đặt ra là: Ủy ban Mekong Việt Nam sẽ phải ứng xử ra sao với tiến trình PNPCA về con đập Luang Prabang khi mà chính công ty quốc doanhPetroVietnam Power Corporationlại là kẻ đầu tư chính?Một “chiến lược không chiến lược” lại có chính sách “nước đôi / double standard”,trước những tác hại hiển nhiên của các con đập trên sông Mekong và ĐBSCL: biến đổi dòng chảy, mất nguồn nước, mất nguồn phù sa và cá... không nhữngViệt Nam đã không có tiếng nói quyết liệt ngăn chặn mà còn góp vốn đầu tư thực hiện dự án tai hại ấy, có thể ví như một hành động cầm súng tự bắn vào chân mình/ shoot oneself in the foot. Nói cho rõ hơn, thì đây là một hành động phản bội đối với đời sống của 20 triệu cư dân nơi ĐBSCL và cả với sự bất chấp vô cảm đối với quyền lợi của hơn 10 triệu cư dân Cambodia sống quanh Biển Hồ, cũng là trái tim của Cambodia. [Hết trích dẫn]

 

[BS Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn CLCD BĐDS xuất bản từ năm 2000, cùng với nhóm Bạn Cửu Long, từng theo dõi và lên tiếng báo động liên tục về một Lưu Vực Sông Mekong và ĐBSCL trước nguy cơ. Và một bài viết cập nhật vào tháng 8/2019, với một nhận định khá bi đát là: Việt Nam đã bị thất thủ chiến lược trên địa bàn sông Mekong – và ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị tan rã.]  Viet Ecology Foundation

 

Bài viết dưới đây là một khai triển phần phát biểu của người viết với Tom Fawthrop về sự kiện Luang Prabang, đang được xem như một trái bom tấn nổ chậm / time-bomb mà Hà Nội ném trên đầu 20 triệu cư dân đang sống ngất ngư nơi ĐBSCL.

 

NHỮNG GÌ HÀ NỘI NÓI

Bấy lâu chính phủ Việt Nam đã từng bày tỏ mối quan tâm trong các tiến trình Tham vấn trước đối với những con đập dòng chính trên sông Mekong, do những tác động tiêu cực xuyên biên giớiđối với các quốc gia hạ nguồn nhất là đối với ĐBSCL. Đối với con đập Xayaburi, là con đập dòng chính đầu tiên của Lào, chính phủ Việt Nam đã từng kêu gọi Lào “hoãn lại 10 năm” con đập Xayaburi và các con đập dòng chính khác.

Và gần đây nhất, chính Việt Nam kêu gọi sự quan tâm khai thác các nguồn năng lương tái tạo để thay thế cho thủy điện trong lưu vực sông Mekong, điều ấy có thể giúp “bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong, đồng thời tránh được những ảnh hưởng tác hại tiêu cực trên đời sống các cộng đồng cư dân ven sông.”

NHỮNG GÌ HÀ NỘI LÀM

Việt Nam sau khi đã xây tràn lan những con đập thủy điện lớn nhỏ thiếu tiêu chuẩn an toàn môi trường trên khắp lãnh thổ Việt Nam, phá hủy cả một hệ thống sông ngòi và cũng là cơn ác mộng của bao nhiêu triệu cư dân sống quanh các con đập.

Do Việt Nam, còn rất ít tiềm năng thủy điện ở các con sông trong nước nên Hà Nội đã hướng sang nước láng giềng Lào.Từ năm 2007, theo VOA [25/12/2007]có thể là sớm hơn, Việt Nam đã lập kế hoạch xây nhiều đập thủy điện trên lãnh thổ Lào; (4)trong đó có cả dự án đập thủy điện Luang Prabang lớn nhất trong số 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào với kinh phí lên đến trên 2 tỉ đôla, ước tính theo thời giá lúc bấy giờ.

 
hinh 9-2

Hình 2: Khu vực dự kiến xây đập Luang Prabang 1410 MW trên dòng chính sông Mekong, chỉ cách thị trấn Luang Prabang 25 km.; hình chụp khúc sông Mekong chảy qua địa phận cố đô Luang Prabang, đã được UNESCO công nhận là Khu Di sản Thế giới / World Heritage Site từ năm 1995, vốn được ca ngợi như một trong những thành phố cổ đẹp nhất Đông Nam Á thì nay Luang Prabang đang bị thương mại hóa và cả Hán hóa. [Nguồn: photo 2000 by Ngô Thế Vinh]

 

Vớimột Biên bảnGhi nhớ / Memorandum of Understanding (MoU) vềDự án đập thủy điện Luang Prabang đã được ký kết từ 2007 giữa công ty quốc doanhPetroVietnam Power Corporation và chính phủ Lào, theohãng thông tấn AFPtrích đăng các nguồn tin từ Việt Nam cho biết công tyPetroVietnam Power Corporationđang hoàn thành luận chứng về  kinh tế kỹ thuật cho dự án xây dựng đập thủy điện Luang Prabang gần cố đô của Lào. (4)

 

Lào, vốn được xem là một trong những nước nghèo Châu Á,đang xông xáo đi tìmcác nguồn đầu tư nhằm tận dụng khai thác tiềm năng thủy điện từ các con sông chảy qua địa hình rất nhiều đồi núi của đất nước này.Từ  ước mơ giàu có và trở thành một “nhà máy cung cấp điện của khu vực” với khách hàng láng giềng chính là Việt Nam và Thái Lan, là hai quốc gia đang có nhu cầu năng lượng điện có nền công nghiệp đangphát triển. 

Cho dù đã được các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo rằng xây dựng các đập thủy điện lớn sẽ tàn phá sinh cảnh của các con sông, cưỡng bách bao nhiêu chục ngàn cư dân địa phương phải di dời, gây tác hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái, làm mất nguồn cá, cả đe dọa diệt chủng một số loại cá hiếm quý như cá Pla Beuk, và cá heo Irrawaddy, nghiêm trọng hơn nữa là đe dọa an ninh lương thực trong toàn lưu vực.

      Và hơn ai hết, Hà Nội biết rất rõ ĐBSCL, một vựa lúa của cả nước và Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn, sẽ gánh chịu tất cả hậu quả tác hại tích lũy xuyên biên giới từ những con đập thượng nguồn ra sao đối với nguồn nước, nguồn phù sa, nguồn cá, và thảm họa nước biển dâng càng trầm trọng hơn nữa khi thiếu nguồn nước ngọt đổ xuống từ khúc sông Mekong  thượng nguồn. Xa hơn nữa, không còn nguồn phù sa, ĐBSCL sẽ theo một tiến trình đảo ngược thay vì được bồi đắp thì sẽ dần dần tan rã.

VỚI MOU LUANG PRABANG 2007

VIỆT NAM ĐÃ QUY HÀNG CHIẾN LƯỢC THỦY ĐIỆN CỦA LÀO

Hơn một lần người viết đã nhắc tớibước sai lầm chiến lược thứ nhấtcủa Việt Nam khi ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đặt bút ký Hiệp định Ủy Hội Sông Mekong 1995 với 4 nước Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam chấp nhận từ bỏ quyền phủ quyết / veto power [có nghĩa là mỗi dự án  phải có sự đồng thuận tuyệt đối / unanimous agreement], một điều cơ bản đã có trong quy định của Ủy Ban Sông Mekong 1957/ Mekong River Committee [hay còn có tên gọi: Statute of the Committee for Coordination of Investigations of the Lower Mekong, Basin Statute]. Và ai cũng biếtViệt Nam là một quốc gia cuối nguồn, sẽ gánh chịu tất cả những hậu quả tích lũy từ các con đập thượng nguồn.

Đến tháng 10/2007, tức12 năm sau Việt Nam lại phạm vàobước sai lầm chiến lược thứ hai khi để cho công ty quốc doanh PetroVietnam Power Corporation ký kết một Biên bản Ghi nhớ / A Memorandum of Understanding (MoU) với chính phủ Làovề Dự án đập thủy điện Luang Prabang.Lúc đó những dự án chuỗi 9 con đập dòng chính của Lào mới chỉ có trên giấy: chưa có Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng, Pak Lay…

Kể từ đầu năm 2006, các công ty Trung Quốc,Thái Lan, và Mã Lai được phép tiếp tục thực hiện những cuộc khảo sát về tính khả thi / feasibility của những con “đập dòng chảy / run-of-river” thuộc Lưu Vực Dưới sông Mekong; thứ tự những dự án đập ấy từ bắc xuống nam: [Hình 1]

  1. 1.     Đập Pak Beng, Lào 1320 MW; bảo trợ dự án: công ty “Trung Quốc” Datang International Power Generation Co. và chánh phủ Lào.
  2. 2.     Đập Luang Prabang, Lào 1410 MW; bảo trợ bởi PetroVietnam Power Corporation và chánh phủ Lào.
  3. 3.     Đập Xayaburi, 1260 MW, tỉnh Xayaburi, Lào; bảo trợ bởi công ty Thái Lan Ch. Karnchang và chánh phủ Lào.
  4. 4.     Đập Pak Lay, Lào, 1320 MW tỉnh Xayaburi; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc” Sinohydro Co. tháng 6, 2007 để khảo sát của dự án.
  5. 5.     Đập Xanakham, Lào, 1000MW; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc” Datang International Power Generation Co.
  6. 6.     Đập Pak Chom, biên giới Lào Thái, 1079 MW
  7. 7.     Đập Ban Koum, biên giới Lào Thái, 2230 MW, tỉnh Ubon Ratchathani; bảo trợ bởi Italian-Thai Development Co., Ltd và Asia Corp Holdings Ltd. và chánh phủ Lào.
  8. 8.     Đập Lat Sua, Lào, 800 MW; bảo trợ bởi Charoen Energy and Water Asia Co. Ltd. /Thái Lan và chánh phủ Lào.
  9. 9.     Đập Don Sahong 360 MW, tỉnh Champasak, Lào: được bảo trợ bởi công ty Mã Lai Mega First Berhad Co. thực chất phía sau là một công ty “Trung Quốc”.
  10. 10.                        Đập Stung Treng, Cam Bốt, 980 MW; bảo trợ bởi chánh phủ Nga
  11. 11.                        Đập Sambor, Cam Bốt; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc”/ China Southern Power Grid Co./ CSG.

Với chính phủ Lào thì Biên bản Ghi nhớ – Memorandum of Understanding – ký kết năm 2007 về dự án thủy điện Luang Prabang với Việt Nam không thuần chỉ là một “quid pro quo – trao đổi dịch vụ giữa hai bên” nhưng có một ý nghĩa chiến lược lớn lao hơn một con đập rất nhiều, đó là: Việt Nam đã bật tín hiệu đèn xanh đối với toàn chuỗi 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào. Chính phủ Lào đã rất khôn ngoan hiểu rõ rằng từ nay 2007, trên thực tế – de facto, mọi phản đối của Việt Nam nếu có cũng chỉ là chiếu lệ; và giới am hiểu tình hình lưu vực sông Mekong đã thấy rõ một Hà Nội bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, và đã bị khuất phục và quy hàng trước chiến lược thủy điện của Lào.

 

ĐẬP LUANG PRABANG VÀ MỐI QUAN TÂM VỀ MÔI SINH

 

      KS Phạm Phan Long, sáng lập Hội Sinh Thái Việt / Viet Ecology Foundation có trụ sở tại California Hoa Kỳ hoạt động từ hơn 20 năm qua, phát biểu:

“Lào ngang nhiên tuyên bố sẽ xúc tiến dự án thủy điện Luang Prabang. Việt Nam tham gia làm đối tác, góp phần vốn nhiều nhất trong dự án. VN mất hết cơ sở pháp lý để phản đối Lào về bất cứ dự án thủy điện khác.Lào và nhóm kỹ sư cố vấn cổ võ cho thủy điện thường tuyên truyền trấn an dân cư là các thang cá / fish ladder sẽ bảo tồn các đoàn di ngư, nhưng trên 40 năm kinh nghiệm thủy điện Hoa Kỳ với cá hồi, loài di ngư lừng danh nhất đang trên đà suy thoái dần đến tuyệt chủng, các chuyên gia cho rằng sẽ phải phá gỡ cả bốn đập trên sông Columbia để cứu chúng.Lào xem thủy điện như là ân sủng thiên nhiên, là nguồn kinh tế “vạn đại dung thân”, cũng đã mướn chuyên gia làm thang cá, nhưng cá Mekong không biết nhảy qua thang cá, với kinh nghiệm thang cá đập Pak Mun trên một phụ lưu sông Mekong của Thái Lan.[Hình 3] Kinh nghiệm đắt giá thủy điện Columbia đang rơi vào bế tắc, dù trải qua mấy thập niên huy hoàng, nhưng nay không thể ngờ lại sắp bị tê liệt vì hệ quả sinh thái tiềm ẩn, chi phí ngày càng tăng, thu nhập giảm vì công nghệ cổ điển, lỗi thời. https://www.eenews.net/stories/1061110823

 
hinh 9-3

Hình 3: Mẫu thang cá / fish ladder vô dụng của đập Pak Mun; nay lại được đưa vào thiết kế cho con đập dòng chính Xayaburi. [Nguồn: International River]

 

Đây là bài học lớn cho Lào và Việt Nam để kịp nghĩ kỹ lại, trước khi để Thái Lan mang trang bị máy móc vào xây đập Luang Prabang. VN cần thức tỉnh.”Thêm nữa, thủy điện đang bị thách thức bởi năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời, sạch và vô tận, trẻ trung hiện đại và chỉ cần 1 năm sinh ra là chúng trưởng thành hoạt động, và rất rẻ.”

 

Đặng Thùy Trang thuộc tổ chức Quỹ Động Vật Hoang Dã / WWF trong chương trình phát triển thủy điện bền vững ở Lào khi nói về “thang cá” đã phát biểu: “Chúng ta không nên dùng sông Mekong như phòng thí nghiệm để trắc nghiệm kỹ thuật này.”Nay cũng vẫn mẫu thang cá vô dụng ấy, được đưa vào thiết kế cho con đập dòng chính Xayaburi như một trang trí thay vì là một đáp số cho những đoàn di ngư ở một quy mô lớn lao hơn rất nhiều.

 

TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu về Biến đổi khí hậu (Dragon Institute – Mekong), Đại học Cần Thơ, phát biểu:

“Điều rất tệ hại nếu một công ty Quốc doanh Việt Nam tham gia đầu tư bất kỳ dự án thủy điện nào ở dòng chính sông Mekong. Sự kiện này phải được xem là một hành động cực kỳ nghiêm trọng, dẫn nhanh đến sự hủy hoại hệ sinh thái và cuộc sống ở Hạ lưu Đồng bằng Sông Cửu Long. Các quan chức Việt Nam đồng lõa với quyết định hợp tác xây dựng dự án thủy điện Luang Prabang phải chịu trách nhiệm lịch sử và chính trị với nhân dân Việt Nam.”

 

Maureen Harris, hiện làgiám đốc chương trình Đông Nam Á của International River nhận định:

“Tôi bất bình về quyết định của Lào, đồng thời cũng chỉ trích nước này đã không hợp tác trong những kế hoạch phát triển mang tính chất vùng – more regional approach. Bằng chứng khoa học về những tác động tích lũy của những dự án đập này rất rõ ràng. Các tác hại bao gồm: hủy hoại nguồn cá, mất phù sa và làm biến đổi dòng chảy – đưa tới đe dọa an toàn lương thực và sinh cảnh sống của các cộng đồng cư dân trong lưu vực.”

Harris đã trả lời ký giả Andrew Nachemson, thuộc hãng thông tấn Al Jazeeranhư trên qua một email. Cô cũng nêu ra câu hỏi về hiệu quả của tiến trình tham vấn trước (Prior Consultation) có dám đối đầu với những nan đề đặt ra không: “Không đáp ứng mối quan tâm của quần chúng là một thực trạng đang diễn ra, đã đưa tới sự tẩy chay – boycott, đối với giai đoạn tham khảo trước của con đập Pak Lay”. Harris tiếp(1)

 

Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson,tác giả cuốn sáchLast Days of the Mighty Mekong 2019, cũng bày tỏ mối quan tâm về dự án Luang Prabang, Eyler đặt ra câu hỏi: “Liệu con đập Luang Prabang này có là một dự áncon voi trắng / bạch tượng / white elephant project của chính phủ Lào?(ghi chú của người viết: con voi trắng / bạch tượng được xem  biểu tượng của sự may mắn,  giàu có, và sự thịnh vượng).

Cũng Brian Eyler tiếp:“Tại sao lại đồng ý với con đập dòng chính  Luang Prabang này khi mà rõ ràng con đập dòng chính Xayaburi đầu tiên đã gây tình trạng hạn hán gia tăng nơi hạ nguồn?”

Toàn lưu vực sông Mekong đã trải qua một Mùa Khô kéo dài lẽ ra được kết thúc với Mùa Mưa năm nay. Nhưng do những con đập thượng nguồn giữ nước đã khiến cho tình trạng hạn hán thêm tệ hại hơn. 

 

      Ngày 23/09/2019 rất sớm các tổ chức NGOs xã hội dân sự của Thái Lan cũng đồng loạt lên tiếng chống lại dự án thủy điện Luang Prabang của Lào.(6)

 

Ngày 8/10/2019 Liên Minh Cứu Sông Mekong / Save The Mekong Coalition mạnh mẽ lên tiếngkêu gọi Hủy dự án Luang Prabang và các con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào.(7)

      Ngày 10/10/2019 Mạng Lưới Sông Việt Nam / Vietnam River Network cũng có một Thông cáo báo chínhưng chỉvới đề nghị yếu ớt hơn: yêu cầu Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và các cơ quan chức năng xem xét lại việc đầu tư vào dự án Thủy điện Luang Prabang tại Lào. (8)

 

      Còn với 20 triệu cư dân nơi ĐBSCL thì sao? Như từ bấy lâu, họ vẫn bị thiếu thốn thông tin và không được quyền có tiếng nói cho dù đó là “lẽ sống còn” của họ.

 

THAY LỜI KẾT: MÔI SINH VÀ DÂN CHỦ

      Không phải bây giờ mà từ tháng 10/2007, cách đây 12 năm khi Hà Nội cho phépcông ty quốc doanh PetroVietnam Power Corporationký bản Biên bản Ghi nhớ MoU với chính phủ Lào đầu tư xây con đập Luang Prabang, con đập dòng chính lớn nhất của Lào, cũng có nghĩa làViệt Nam đã gửi đi một tín hiệu “bật đèn xanh” cho toàn 9 dự án đập dòng chính của Lào.

Sự kiện này có thể ví như Hà Nội quyết định ném lên đầu 20 triệu cư dân đang sống ngất ngư nơi ĐBSCL nhữngchuỗi bom tấn nổ chậm / time bomb, phá hoại không chỉcuộc sống hiện tạicủa họ mà cả nhữngthế hệ tương lai.

      Việt Nam khi đặt bút ký trên vào Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong 1995: “Các quốc gia thành viên ký kết cùng đồng ý là bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường… do phát triển và sử dụng Lưu vực Sông Mekong.” Nhưng điều cơ bản ấy chưa hề được các quốc gia Mekong tôn trọng, trong đó phải kể cả quốc gia Lào nhỏ bé nhưng hung hãn do được chống lưng bởi nước lớn Trung Quốc.

Trong một tương lai không xa, con sông Mekong - con sông Danube của Châu Á ấy, sẽ chỉ còn là một con sông chết, chỉ để sản xuất thủy điện, dùng làm thủy lộ giao thông. 

Rồi nhìn về Việt Nam với hình ảnh ước lệ của hơn nửa thế kỷ trước về một Đồng Bằng Sông Cửu Long, với ruộng vườn thẳng cánh cò bay, tôm cá đầy đồng - thì rồi ra tất cả đã đi vào quá khứ. Chỉ mới đây thôi có dịp trở lại viếng thăm, để chỉ thấy trên toàn cảnh là một ĐBSCL đang rất nhanh trên đà suy thoái và cứ nghèo dần đi. Và không biết một trăm năm sau, liệu có còn không một Đồng Bằng Sông Cửu Long và một Nền Văn Minh Miệt Vườn?

Rồi nhìn vào toàn cảnh các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong từ Trung Quốc xuống tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam cho dù mang những tên gọi khác nhau nhưng đó vẫn là những đất nước chưa có dân chủ, vẫn là những “xã hội hình tháp – social pyramid” nói theo ngôn từ của nhà xã hội học Miến Kyaw Nyein, với đỉnh tháp là thiểu số thống trị và dưới đáy vẫn là đa số những người dân nghèo khổ bị khai thác và bóc lột.

 

Từ năm 2000, người viết cũng đã đưa ra nhận định: “Và hiển nhiên không có giải pháp đơn lẻ cho vấn đề môi sinh mà phải là bước chuyển hóa cơ bản và đồng bộ của các hệ thống xã hội từ “Toàn Trị” tiến lên “Dân Chủ”. Có dân chủ là có cơ hội mở mang dân trí và chính cư dân sống hai bên bờ sông Mekong sẽ có ý thức và tiếng nói bảo vệ dòng sông như là mạch sống của chính họ. Và người dân sẽ có cơ hội đồng đều, có quyền được uống một ngụm nước trong lành, được hít thở một bầu không khí tinh khiết và có tự do, đó chính là “nhân quyền” chỉ có được trong một đất nước dân chủ.”

Vấn đề cốt lõi: Môi Sinh và Dân Chủ sẽ mãi mãi là một “Bộ Đôi Không Thể Tách Rời / Inseparable Duo.”

 

 

NGÔ THẾ VINH

Columbus Day, 14.10.2019

 

THAM KHẢO:

1/ Laos to go ahead with Luang Prabang dam project despite warnings,  by Andrew Nachemson, 24 Sept 2019                

https://www.aljazeera.com/news/2019/09/laos-luang-prabang-dam-project-warnings-190924102523452.html

2/ Mekong River Commission Defends Seven-Week Silence on Lao Dam Project Submission. 2019-09-25

https://www.rfa.org/english/news/laos/laos-mrc-silence-submission-mekong-dam-09252019170454.html

3/ Laos' Luang Prabang dam reaches key development stage by Ekaphone Phouthonesy; 3 October 2019 http://annx.asianews.network/content/laos-luang-prabang-dam-reaches-key-development-stage-105442

8/ Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam lên tiếng về việc xây dựng Thủy điện Luang Prabang. Thông cáo Báo chí: Ngày 10 Tháng 10 năm 2019 
https://tapchilaoviet.com/tin-bai-noi-bat/mang-luoi-song-ngoi-viet-nam-len-tieng-ve-viec-xay-dung-thuy-dien-luang-prabang-10685.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Giêng 20224:09 CH(Xem: 11534)
Bắt đầu sau năm 1975, những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam không hề biết đã từng có một nền văn học nghệ thuật Miền Nam vô cùng gía trị với nhiều thể loại “trăm hoa đua nở”, đề cao tự do, dân chủ, với ý thức khai phóng, nhân bản, theo kịp trào lưu thế giới. Thế nhưng, ở một nơi xa kia, có một ông già gầy gò, ốm yếu, tóc bạc hàng ngày đến thư viện các trường đại học ở Mỹ để photo các tài liệu về văn chương Miền Nam Việt Nam, hàng ngày ông “ngồi khâu lại di sản”, vá lại một nền văn học đã bị đốt cháy trên chính quê hương mình, tự mình thành lập tủ sách di sản văn chương Miền Nam nhằm lưu giữ, chia xẻ lại cho đời sau, đó là nhà văn Trần Hoài Thư.
28 Tháng Mười Hai 202110:43 CH(Xem: 10007)
Cuộc triển lãm này nêu ra luận điểm rằng bản chất nội tại của sự sống và của tất cả các sinh vật là không đồng nhất, mà đúng hơn là được kết cấu bằng nhiều mối tương quan dị biệt để tạo ra Cái Khác. Luận điểm này, vì thế, đã phá vỡ mọi tôn ti dựa vào những khái niệm áp đặt về bản sắc và tính đồng nhất.
15 Tháng Mười Hai 20219:00 CH(Xem: 10050)
Dohamide, người gốc Chăm, sinh năm 1934 tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang), có thêm ba bút hiệu nhưng ít được biết đến: Linh Phương, Châu Giang Tử, Châu Lang. Khi Dohamide có bài viết đầu tiên “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay” đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1962, Chủ nhiệm Lê Ngộ Châu đã giới thiệu anh với độc giả như sau: “Bạn Dohamide, tác giả loạt bài sau đây, là người gốc Chàm, sanh tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang). Bạn đã có can đảm thoát ly những ràng buộc khắt khe của tập tục địa phương để lên thủ đô Sài Gòn vừa đi làm nuôi gia đình vừa đi học, và hiện nay bạn đã tốt nghiệp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Ngoài tiếng Chàm là tiếng mẹ đẻ, bạn Dohamide biết nói và viết các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Á Rập, Mã Lai, Cam Bốt, những thứ tiếng này đã giúp bạn Dohamide rất nhiều trong những thiên khảo cứu như trình bày với bạn đọc.” [Bách Khoa, số 135, 15/8/1962]
08 Tháng Mười Hai 202110:17 CH(Xem: 9693)
Chúng tôi xin được lấy tên thiên tiểu luận đặc sắc Một cuốn kinh về tình thương [12, tr.139] của nhà văn Lưu Trọng Lư làm nhân lõi cho nội dung bài viết này. Người viết vốn được mệnh danh là “nhà văn của tình thương” từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước đã “chiêu tuyết” cho nhân vật từng bị phán xét là “đĩ đứng đầu” bằng những lời nồng nhiệt, đặc biệt nhận định Thúy Kiều là “kẻ có một mối từ tâm lớn” [13, tr.1690]. Và suốt từ khi Truyện Kiều ra đời đến nay, tình thương hay “mối từ tâm lớn” toát ra từ kiệt tác này cùng những giá trị nội dung tư tưởng nhiều mặt của nó đã/ đang được bàn luận sôi nổi, với nhiều lý thuyết cũ - mới chắc không bao giờ chấm dứt…
28 Tháng Mười Một 20219:39 CH(Xem: 9653)
Xem xong phim “LEVIATHAN”, tôi nhớ tới bộ phim màu Liên-xô “ILIA MUROMET” từ hơn nửa thế kỷ trước và chợt nghĩ: nhiều người có tuổi thơ đã từng say mê dán mắt trên màn ảnh bộ phim quay về một câu chuyện cổ tích Nga nọ, nếu hôm nay được xem bộ phim Nga hiện đại “LEVIATHAN” dựa theo câu chuyện về một quái vật thần thoại trong Kinh Thánh, chắc sẽ bàng hoàng, ngỡ ngàng đến đau đớn… Cái vẻ đẹp phi thường của dũng sĩ huyền thoại Nga chiến thắng rồng lửa nhiều đầu để bảo vệ hạnh phúc dân lành giờ đã biến mất tăm, chỉ còn lại trên đất nước hùng vĩ ấy sự thống trị & lộng hành của cái ác, sự giả dối đáng kinh tởm, trở thành lãnh địa của những kẻ ngang nhiên chà đạp lên quyền sống người lương thiện, bên đống xương mục của Cá Ông voi,Vua Biển cả - vết tích sót lại của một thời cổ tích tựa ánh tàn của mơ ước Con người từ ngàn xưa đang hấp hối…
18 Tháng Mười Một 20213:43 CH(Xem: 11496)
Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]
01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 10390)
Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…
26 Tháng Mười 202112:17 SA(Xem: 10434)
“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung
10 Tháng Mười 202111:31 CH(Xem: 10447)
Sau khi đưa một cảm ngôn về bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long & ý kiến của nhà văn Trần Thùy Linh như một lời kêu gọi các nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ hôm nay: “DỰNG TƯỢNG ĐÀI NÀY ĐI: CUỘC “THIÊN DI” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ VÀ BÀ MẸ CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ…”, nhằm góp phần miêu tả “nhân vật chính của Thời Đại, biểu tượng cho cả một dân tộc vượt lên cảnh ngộ bi kịch tìm lối thoát cho quyền sống của mình”, rất nhiều người đã ủng hộ. Nhưng cũng có không ít người lồng lên phản đối như bị “chạm nọc”, thậm chí chửi bới rất tục tĩu (xin lỗi không viết ra vì xấu hổ thay cho họ). Để trả lời họ, với tư cách là một người làm phim, tôi xin có vài suy ngẫm về NHÂN VẬT THỜI ĐẠI giúp họ tham khảo.
08 Tháng Mười 20219:37 CH(Xem: 9774)
Trong toàn bộ thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có một kiểu/ loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt được ông thể hiện với cảm hứng thi ca và nghiệm sinh sâu sắc - đó là những người phụ nữ Tài - Sắc mà số phận bất hạnh, những “má hồng phận mỏng”, những giai nhân bạc mệnh, “hồng nhan đa truân”, phải chịu số phận “Tài Mệnh tương đố” với lời nguyền ác nghiệt: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”… Cần khẳng định ngay một điều là, cái vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ, cuốn hút, thấm đẫm hồn cốt phương Đông kèm theo tài hoa hiếm có của họ, với Nguyễn Du là “chất ngọc quý” của đời, như một giá trị mang tính nhân bản - dù họ ở tầng lớp con hầu, kỹ nữ dưới đáy xã hội, hay ở bậc nữ hoàng, phi tử cao vời…