- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhân Cách “Thằng” và “Ông”

06 Tháng Mười Hai 201810:26 CH(Xem: 21377)


Tứ Đại -Cong Than- Cua Thuc Dan Phap

"Việt Gian có lũ thằng Tường

Thằng Lộc thằng Tấn thằng Phương một bầy"

Sông Hóa chỉ là một nhánh sông nhỏ tách ra từ sông Luộc tại địa phận An Khê; thế nhưng nó đã in dấu trong lòng người Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác chỉ vì nó khắc ghi lời thề của một dũng tướng: “Phen này không phá xong giặc Nguyên, ta thề không trở lại khúc sông này nữa”. Con sông đã trôi đi hàng nghìn năm nhưng câu nói của Hưng Đạo Vương như còn âm vang trong cỏ cây trời nước. Ngài nói câu ấy khi voi chiến bị sa lầy ở bờ sông Hóa; ngay trước phút xuất quân đánh trận Bạch Đằng với danh tướng giặc là Ô Mã Nhi.

 

Làm tướng phải có khí phách của người làm tướng, trước khó khăn không hề nao núng, thế cho nên đoàn chiến thuyền của quân giặc Mông Thát lại một phen nữa tan tác trên giòng sông Bạch Đằng.

 

Tôi có cái bệnh (có lẽ không ít người VN cũng thế) là hoài cổ, là say mê lịch sử nên chuyện gì xảy ra trong hiện tại cũng làm mình hồi tưởng đến những chuyện ngày xưa. Nhắc lại câu chuyện trên để sẻ chia cùng người dân nghèo quê tôi những điều não lòng khi phải chứng kiến phiên xử cựu Trung Tướng Phan Văn Vĩnh, ông Tướng đã từng đoạt danh hiệu vinh dự, cao quý nhất của nước ta: “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân”.

 

Nhưng trước hết, tưởng cũng cần nhắc lại phiên xử hai ông thượng tá Phan Văn Anh Vũ và Đinh Ngọc Hệ. Nếu hôm 30/7 thượng tá Đinh Ngọc Hệ đã rất thành khẩn khi khai báo trước hội đồng xét xử rằng bằng cấp đại học của ông chỉ là bằng giả, và rằng “trình độ dân trí bị cáo thấp”; thì Tướng Vĩnh cũng thành khẩn không kém :“Do trình độ hạn chế, do năng lực có hạn” và  rồi ông khóc khi được tháo còng tay.

Từ thái độ thiểu não của các cán bộ lãnh đạo trong vụ án Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng đến thái độ vụng về té ngã, quên quên, nhớ nhớ  trước tòa của tướng Vĩnh làm chúng ta không khỏi kinh hãi với cái ý nghĩ – Than ôi! Thời buổi loạn lạc mà lãnh đạo đất nước ta sao lại thế. Người được sắc phong hàm tướng của cả một lực lượng được xem là thanh kiếm, là lá chắn của tổ quốc sao nhân cách lại thế! Không ai nỡ trách người sa cơ, nhưng nhân cách ấy mà là tướng lĩnh, là cán bộ lãnh đạo thì chúng ta là ai đây? Dân tộc ta sao lại chịu hèn kém thế này!

 

Tôi lại ngậm ngùi nghĩ đến lịch sử, nghĩ đến chữ “thằng” trong văn hóa dân gian VN. Người Việt ta xưng hô ai đó là “ông” để bày tỏ lòng kính trọng, và gọi bằng “thằng” những kẻ hèn hạ đáng khinh. Lịch sử ta chép rằng một trong những truyền thống của người Việt cổ là tín ngưỡng thờ cúng các vị anh hùng, thũ lĩnh. Người VN trọng cái khí phách, cái đảm lược của một tướng lĩnh trước gian nan, kính cái đức hy sinh, thờ người dám xả thân vì nước; bởi thế cho nên lại càng thêm khinh ghét những kẻ nhu nhược, luồn cúi, làm tay sai cho giặc. Thời Pháp thuộc cha ông ta có câu vè để răn con cháu:

 

Việt Gian có lũ thằng Tường

Thằng Lộc thằng Tấn thằng Phương một bầy

Thằng Tường tức danh sĩ Tôn Thọ Tường, Thằng Lộc là Tổng Đốc Trần Bá Lộc, Thằng Tấn là Lãnh binh Huỳnh Công Tấn và Thằng Phương là Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương. Tất cả bốn người trên đều là những “quan to”, thuộc hàng thượng lưu do cộng sự đắc lực và có công lớn với thực dân Pháp trong những vụ truy nã, đánh dẹp các phong trào nghĩa quân của ta. Cha ông đã liệt họ vào hạng “Thằng” để nói lên sự khinh miệt những kẻ theo giặc “cõng rắn cắn gà nhà” là vậy.

Ngày nay các quan to của nước ta đa số là quan tham; chỉ khi bị vướng vòng lao lý thì mới thành khẩn nhận rằng mình xài bằng giả, mình năng lực kém, mình “não bé” chỉ có trái tim trung thành với đảng (lời của Tướng Hóa). Mà đảng thì đã thần phục Trung Quốc; cho nên hễ dân đi biểu tình chống Trung Quốc là chúng mê muội, cứ y lịnh của giặc mà đánh đập người dân đến tóe máu, mà nhốt tù người dân vô tội vạ.

Không ai chối cãi rằng bạo lực cộng sản đã hủy diệt ý thức và đánh gục ý chí của dân tộc Việt sau hơn 70 năm cầm quyền. Nhưng muốn hạ gục một dân tộc thì cũng cần xem đến quá trình lịch sử của dân tộc đó. Chúng ta đã nhiều lần bị đánh gục nhưng điều quan trọng là người dân VN luôn luôn trỗi dậy mạnh mẽ để vực dậy chính mình và  đưa đất nước vượt qua biết bao đau thương và can qua. Điều này đang được nhìn thấy qua thái độ dũng cảm gần đây của số đông người dân VN trước các dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng.

Và một khi đã nhận diện ra rằng lãnh đạo chỉ  là loại tay sai, chỉ là hàng “não bé” thì thái độ của người dân ngày nay cũng khác. Tôi nhớ đến chiếc dép của cô Nguyễn Thị Thùy Dương, khi cô ném thẳng nó về phía đoàn đại biểu Quốc Hội TPHCM trong buổi tiếp dân ở Thủ Thiêm; tôi nhớ thái độ điềm tĩnh của Bs Nguyễn Đình Thành khi nói với người mẹ trước ngày anh ra tòa thụ án “Mẹ an tâm, hãy xem như con đi học vắng nhà vài năm”; tôi nhớ đến nụ cười của người cựu chiến binh Lê Đình Lượng trước bản án 20 năm tù và câu nói vọng lên của chị Quý, vợ anh trước phiên tòa:“sao xử ít thế!”;…

Họ có cô đơn không? Họ có thể đang là thiểu số, họ có thể đang một mình nhưng chắc chắn họ không cô đơn. Họ đã từng có mặt trên mảnh đất này từ hàng nghìn năm trước, và là nhân tố tạo nên những cuộc đổi thay. Đất  nước này đang cần lắm những con người như thế, những người dân bình thường mang trong mình cái đảm lược của một vị tướng trước cảnh voi chiến bị sa lầy.

Nếu so với họ về nhân cách thì thật là đáng xấu hổ; nước ta ngày nay những kẻ làm tướng lĩnh, làm lãnh đạo chỉ toàn là “Thằng” cả. Thế nên trước những “trò hề công lý”, bảo sao anh chàng chiến binh Nguyễn Văn Túc chẳng nổi giận, mà mắng thẳng vào mặt những kẻ mặc áo gấm đỏ của Tòa Án Nhân Dân Hà Nội những điều dân gian nghĩ trong đầu: “ĐM Cộng Sản, ĐM Tòa.

Nguyệt Quỳnh

Ý kiến bạn đọc
07 Tháng Mười Hai 20188:31 SA
Khách
Tường là Nguyễn Văn Tường chứ không phải Tôn Thọ Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 91522)
Xuân vừa về trên bãi cỏ non… Nghe câu hát ấy của Phạm Duy, ta nghe mùa xuân về đâu đó quanh đây, về trên những thảm cỏ xanh mướt, về trên những bông hoa dại đủ sắc mầu dọc theo con đường chúng ta đi.
18 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 23796)
Võ Đình đi đi, lại lại, bứt rứt, bực bội, tìm cách "vẽ" Ôn Như Hầu, nhưng câu thơ hắc búa của Gia Thiều cứ trơ ra như một "ảo giác" không thể "vẽ" được. Võ xoay ngang, chém dọc, bổ đôi, chẻ ba lời thơ, bước vào trong, chạy ra ngoài, mắt nhìn trời, tay vạch đất...
17 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 25978)
Nằm trong lịch sử sân khấu phương Tây với những nghi lễ tôn giáo từ thời Hi Lạp cổ đại, sân khấu Pháp đã có sự phát triển bền bỉ và có nhiều thành tựu theo chiều dài các thế kỉ. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tình hình kịch Pháp về cơ bản là kế thừa kịch nửa sau thế kỉ XIX.
26 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 26651)
Literary fiction commits a double arbitrariness: that of invention itself and the arbitrariness with which it imitates what is essentially arbitrary: reality. (Văn chương phạm vào hai lần vũ đoán: một là cái vũ đoán của tự thân sự sáng tạo, và hai là cái vũ đoán của sự mô phỏng một thứ mà chính nó, tự bản chất, cũng là một sự vũ đoán: hiện thực) Añicos/ Bits (Những mảnh vụn) / Juan Calzadilla
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 24234)
Là một trong những nhà văn tài hoa nhất và sáng tác sung mãn nhất của thế hệ ông, văn chương Mai Thảo bao trùm một giai đoạn dài từ kháng chiến chống Pháp đến di tản hải ngoại; ở khoảng nào, ông cũng có những tác phẩm xuất sắc, vẽ nên những chân dung con người với một nội dung siêu hình, một tâm thức lãng mạn, đớn đau.
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 96736)
Gần đây tôi có dịp đọc một số tài liệu của người trong nước viết về văn học miền Nam 1954-1975. Rải rác đó đây không ít, nhưng gom vào một mối thì có thể kể ra hai nguồn. Thứ nhất là bài phỏng vấn khá thú vị của chị Thụy Khuê, đài RFI bên Pháp, với nhà phê bình Vương Trí Nhàn, hiện sống tại Hànội, xung quanh đề tài văn học miền Nam từ 1954-1975 (*).
17 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 88663)
Vào những giờ phút cuồng dại vì tâm chúng ta mù quáng thì bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Cho nên, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ là điều hữu ích cho tất cả, nhất là đối với những người có trách nhiệm điều hành công việc quốc gia, khi mà họ nắm trong tay quyền lực và phương tiện có thể tạo dựng nền hòa bình cho thế giới.
29 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 29808)
Mọi Rợ văn hóa [cultural barbarism]. Thoạt nghe có vẻ lạ tai, nhưng suy nghĩ kỹ, mới thấy thấm thía. Đọc cổ thư Trung Hoa, thường thấy những người tự xưng là “người Hoa hạ” rất tự hào về tập tục đội mũ, mặc áo, dinh thự nguy nga, ăn uống tiếp khách ngồi bàn, ngồi ghế, có chữ viết, sách vở.
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 28295)
1945, Võ Phiến gia nhập bộ đội trong một thời gian ngắn, sang 1946 ra Hà Nội học trường Văn Lang; đến tháng 12/1946, trở về Bình Định tham gia kháng chiến, sang năm 1947 về làm thuế quan tại Gò Bồi. Năm 1948, ông kết hôn với cô Võ Thị Viễn Phố (Võ Phiến là Viễn Phố nói lái) và ông dạy học ở trường trung học bình dân Liên Khu V.
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 35666)
Khác với Nam Cao, người trí thức của Nguyễn Mộng Giác không rơi vào dằn vặt vì vật chất "cơm áo gạo tiền". Ông ý thức sự quan trọng của vật chất nhưng không bao giờ cho đó là vấn đề lớn đối với trí thức. Sau chiến tranh, ông hiểu khó khăn, thiếu thốn là đương nhiên. Điều ông khắc khoải là bị đứng bên lề cuộc sống.