- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

" SÁNG TÁC": TRONG MIỀN KÝ ỨC

12 Tháng Mười Hai 20188:24 CH(Xem: 24292)

LOI TUA- PHU QUANG
Lời Tựa - ảnh FB Phú Quang

 

 

Hình như vào thời điểm đến tuổi "Thất Thập Cổ Lai Hy" nhạc sĩ Phú Quang trí nhớ có "vấn đề". Nhất là những ca khúc của ông phổ từ thơ của các thi sĩ. Trong đêm nhạc được tổ chức ở Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngày 26-27/12/2018.  (Đêm Nhạc Phú Quang  "Trong Miền Ký Ức"), ông đã nhắc đến những trận Bom B52 đã làm cho ngôi nhà cha mẹ của ông đổ sập...ở trong LỜI TỰA  bài viết quảng cáo cho show ca nhạc của ông. Nhưng theo danh sách các nhạc khúc của ông, tôi không nghe bài nào có tiếng bom B52 cả...

 

Khi  nói về những ca khúc trong chương trình thì ông bảo có xử dụng ý thơ của các thi sĩ ....

"Tội nghiệp," ông không nhớ nỗi tác giả thơ của từng bài hát, tôi phải bỏ công ra tìm thì mới biết được ai là tác giả thơ của những ca khúc ông viết:

 

-Hà Nội Ngày Trở Về, thơ: Doãn Thanh Tùng

-Im Lặng Đêm Hà Nội, thơ:Phạm Thị Ngọc Liên

-Romance 1 - Lời thơ :Ý Nhi

-Mơ Về Nơi Xa Lắm - thơ: Thái Thăng Long

-Khúc Mùa Thu , thơ: Hồng Thanh Quang

-Tình khúc 24, Thơ: Dương Tường

-Lãng Đãng Chiều Đông Hà Nội, thơ: Tạ Quốc Chương

-Mẹ, thơ: Hồng Thanh Quang

-Biển, Nỗi nhớ và Em, thơ: Hữu Thỉnh

-Nỗi Nhớ Mùa  Đông, thơ: Thảo Phương

-Chiều Phủ Tây Hồ, thơ :Thái Thăng Long

-Em Ơi Hà Nội Phố-  thơ :Phan Vũ ( Đây là bài hát đã mang đến cho Phú Quang giải thưởng đầu tiên trong đời về âm nhạc )

...v.v..

 
Khi nghe một ca khúc của Phú Quang, không có tên tác giả thơ, với một người dễ tính, bình thường, thì đó là những ca khúc sáng tác của Phú Quang. Với một người tôn trọng tài sản trí tuệ khi nghe một ca khúc của Phú Quang thì sẽ có câu hỏi:  "Không biết tác phẩm này của Phú Quang là do ông ấy sáng tác hay phổ từ thơ của ai ?"


Phổ thơ không có xấu, trừ khi vất tên của tác giả thơ đi thì hành động đó không chấp nhận được trong một thế giới văn minh. Trường hợp nhạc sĩ Phú Quang có khác đi, lúc mới phổ biến ca khúc phổ từ thơ, ông có ghi hay nhắc tên tác giả thơ ở tác phẩm. Sau một thời gian tác phẩm nổi tiếng, thì những ca khúc phổ thơ của ông chỉ còn độc tên ông...

 

Trong một Video Clip về  bài hát "KHÚC MÙA THU" Phú Quang nói là ca khúc này viết tặng cho hai người bạn (thật ra chỉ là Nhạc phổ Thơ), trong video clips Phú Quang nói về người Việt ở Quận Cam, California.USA,  Phú Quang bảo ông ta qua đây thăm một người bạn là TIẾN SĨ (Sic) và Phở ở Quận Cam dở tàn tệ, dân Việt ở Quân Cam đa số là DANH CA, (đánh cá).

Không hiểu tại sao Nhạc sĩ Phú Quang lại phát biểu như thế, quả tình tôi không rõ Phú Quang học đến lớp mấy và học ở đâu. Nhưng  nghề đánh cá có gì xấu xa ? Đức chúa JESUS khi xưa cũng đã từng đi đánh cá ... (không biết nhạc sĩ Phú Quang có biết chuyện này không?)

 

link video clip:

 

Một bài báo viết về chuyện nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ nhiều bài hát hay về Hà Nội. Ông cho biết: "Thật lòng mà nói hồi trẻ và bây giờ vẫn thế, tôi thích văn chương hơn âm nhạc. Việc có nhiều bài hát phổ thơ cũng là lẽ tự nhiên. Những bài hát giữ nguyên tác hoàn toàn rất ít, chỉ chiếm 2%. Còn lại, tôi thường chỉnh sửa cải biên khá nhiều, bởi thơ và ca từ khác nhau...Dù chỉ dùng một câu hay vài chữ của người ta thôi, tôi cũng luôn đề rõ trong tác phẩm rằng lời phổ thơ của họ, để tỏ lòng tôn kính người ta gợi cảm hứng sáng tác cho mình".(Hữu Du)

 

À té ra ông ấy thích "văn chương" , đó là chuyện ngày xưa, còn bây giờ với trí nhớ không được tốt của Phú Quang, những tác phẩm phổ thơ của ông chỉ còn ghi là : Sáng tác Phú Quang.

 

Các bạn thử nhìn vào các tác phẩm của Phú Quang ở trên internet và ở các CD, DVD của các nhà sản xuất âm nhạc thì sẽ biết.

 

Ở một bài viết trước đây "THƠ VÀ NHẠC, THƠ VÀ CA TỪ" trên Tạp Chí Hợp Lưu tôi có viết:

 

 "Những ca khúc của Việt Nam hầu như phần chính tạo nên giá trị của ca khúc là lời ca. Một ca khúc NHẠC 50 PHẦN TRĂM, LỜI 50 PHẦN TRĂM, cái hồn của bài nhạc nó nằm trong lời hát đến hơn 50 phần trăm, nếu giòng nhạc dễ nghe sẽ đưa cái hồn của lời hát thấm vào tâm cảm của người nghe. Nhạc có hay cách mấy mà lời ngô nghê vô nghĩa, thì ca khúc ấy sẽ bị giảm giá trị rất nhiều.

 

Dĩ nhiên một ca khúc muốn nổi tiếng còn phải tùy vào nhiều công sức của người khác, như ca sĩ, nhạc sĩ hòa âm và nhà sản xuất.

 

Người nhạc sĩ giỏi, chỉ cần 30 phút với chiếc dương cầm thì có thể tạo nên một khúc nhạc, họ chỉ mới hoàn thành có 50 phần trăm, năm mươi phần trăm còn lại đó lời ca. Lời ca là linh hồn của ca khúc, nếu không có lời ca, thì không được gọi là ca khúc.

 

Nếu thử nghe lại toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì phần tạo nên giá trị của tác phẩm là phần lời ca nhiều hơn là phần giai điệu.

 

Nếu đem toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang, bỏ tất cả các lời hát phổ từ thơ của các thi sĩ, thì ca khúc của Phú Quang còn lại gì? Bởi những ca khúc khá nổi tiếng của ông hầu như phổ từ thơ." (Đặng Hiền)

 

Và trong một đoạn viết ngắn trên FB cá nhân vào ngày hôm qua tôi có hỏi :

 

"Nếu một người viết ca khúc lấy nguyên một bài thơ của người khác, thêm bớt một vài câu để thành ca từ rồi vất tên tác giả bài thơ đi. Thế gọi là gì ???"

 

Thì nhận được nhiều bình luận, đa số cho rằng đó là hành động không tốt, là ăn cắp, thậm chí ăn cướp...

 

Qua bài viết ngắn này, theo tiêu chuẩn của Phú Quang,  xin thưa đó là : từ "SÁNG TÁC" sang "TỐI TÁC" ạ.

 

ĐẶNG HIỀN

(12/12/2018)

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Tư 20204:09 SA
Khách
Tôi muốn biết lời bài hát"trong miền ký ức" , nó là của PQ hay nhà thơ nào mà tôi tìm mãi ko ra. Bởi vì nó quá giống thung lũng Thác bà thác ông- thủy điện thác bà (cũng có thể là ngẫu nhiên) nơi kỷ niệm ko thể quuên của nhiều thân phận!. Xin cho biết. Cám ơn!
15 Tháng Mười Hai 20188:10 SA
Khách
-Có bạn "Lê Đình" đọc bài này trên FB của Hợp Lưu, có ý kiến rằng :..."Có chút gì đó phảng phất sự đố kỵ".
Và chúng tôi đã trả lời:
-Chúng tôi không hề đố kỵ Nhạc sĩ Phú Quang, chỉ muốn không có những chuyện như vất tên tác giả THƠ ra khỏi tác phẩm một cách vô ý . Thật ra, nói ra những "chuyện tệ hại" đó là để giúp cho xã hội được tốt hơn, và cũng giúp cho những nhạc sĩ bị "lơ dãng" quên sẽ nhớ lại và giữ được phẩm giá. Có thể bạn là người ái mộ của nhạc sĩ Phú Quang, nhưng cũng nên bình tĩnh và sáng suốt để nghe hoặc đọc những chuyện khác với ý của bạn.(TCHL)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 91548)
Xuân vừa về trên bãi cỏ non… Nghe câu hát ấy của Phạm Duy, ta nghe mùa xuân về đâu đó quanh đây, về trên những thảm cỏ xanh mướt, về trên những bông hoa dại đủ sắc mầu dọc theo con đường chúng ta đi.
18 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 23805)
Võ Đình đi đi, lại lại, bứt rứt, bực bội, tìm cách "vẽ" Ôn Như Hầu, nhưng câu thơ hắc búa của Gia Thiều cứ trơ ra như một "ảo giác" không thể "vẽ" được. Võ xoay ngang, chém dọc, bổ đôi, chẻ ba lời thơ, bước vào trong, chạy ra ngoài, mắt nhìn trời, tay vạch đất...
17 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 25989)
Nằm trong lịch sử sân khấu phương Tây với những nghi lễ tôn giáo từ thời Hi Lạp cổ đại, sân khấu Pháp đã có sự phát triển bền bỉ và có nhiều thành tựu theo chiều dài các thế kỉ. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tình hình kịch Pháp về cơ bản là kế thừa kịch nửa sau thế kỉ XIX.
26 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 26659)
Literary fiction commits a double arbitrariness: that of invention itself and the arbitrariness with which it imitates what is essentially arbitrary: reality. (Văn chương phạm vào hai lần vũ đoán: một là cái vũ đoán của tự thân sự sáng tạo, và hai là cái vũ đoán của sự mô phỏng một thứ mà chính nó, tự bản chất, cũng là một sự vũ đoán: hiện thực) Añicos/ Bits (Những mảnh vụn) / Juan Calzadilla
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 24243)
Là một trong những nhà văn tài hoa nhất và sáng tác sung mãn nhất của thế hệ ông, văn chương Mai Thảo bao trùm một giai đoạn dài từ kháng chiến chống Pháp đến di tản hải ngoại; ở khoảng nào, ông cũng có những tác phẩm xuất sắc, vẽ nên những chân dung con người với một nội dung siêu hình, một tâm thức lãng mạn, đớn đau.
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 96760)
Gần đây tôi có dịp đọc một số tài liệu của người trong nước viết về văn học miền Nam 1954-1975. Rải rác đó đây không ít, nhưng gom vào một mối thì có thể kể ra hai nguồn. Thứ nhất là bài phỏng vấn khá thú vị của chị Thụy Khuê, đài RFI bên Pháp, với nhà phê bình Vương Trí Nhàn, hiện sống tại Hànội, xung quanh đề tài văn học miền Nam từ 1954-1975 (*).
17 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 88689)
Vào những giờ phút cuồng dại vì tâm chúng ta mù quáng thì bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Cho nên, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ là điều hữu ích cho tất cả, nhất là đối với những người có trách nhiệm điều hành công việc quốc gia, khi mà họ nắm trong tay quyền lực và phương tiện có thể tạo dựng nền hòa bình cho thế giới.
29 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 29814)
Mọi Rợ văn hóa [cultural barbarism]. Thoạt nghe có vẻ lạ tai, nhưng suy nghĩ kỹ, mới thấy thấm thía. Đọc cổ thư Trung Hoa, thường thấy những người tự xưng là “người Hoa hạ” rất tự hào về tập tục đội mũ, mặc áo, dinh thự nguy nga, ăn uống tiếp khách ngồi bàn, ngồi ghế, có chữ viết, sách vở.
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 28305)
1945, Võ Phiến gia nhập bộ đội trong một thời gian ngắn, sang 1946 ra Hà Nội học trường Văn Lang; đến tháng 12/1946, trở về Bình Định tham gia kháng chiến, sang năm 1947 về làm thuế quan tại Gò Bồi. Năm 1948, ông kết hôn với cô Võ Thị Viễn Phố (Võ Phiến là Viễn Phố nói lái) và ông dạy học ở trường trung học bình dân Liên Khu V.
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 35675)
Khác với Nam Cao, người trí thức của Nguyễn Mộng Giác không rơi vào dằn vặt vì vật chất "cơm áo gạo tiền". Ông ý thức sự quan trọng của vật chất nhưng không bao giờ cho đó là vấn đề lớn đối với trí thức. Sau chiến tranh, ông hiểu khó khăn, thiếu thốn là đương nhiên. Điều ông khắc khoải là bị đứng bên lề cuộc sống.