- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

" SÁNG TÁC": TRONG MIỀN KÝ ỨC

12 Tháng Mười Hai 20188:24 CH(Xem: 23540)

LOI TUA- PHU QUANG
Lời Tựa - ảnh FB Phú Quang

 

 

Hình như vào thời điểm đến tuổi "Thất Thập Cổ Lai Hy" nhạc sĩ Phú Quang trí nhớ có "vấn đề". Nhất là những ca khúc của ông phổ từ thơ của các thi sĩ. Trong đêm nhạc được tổ chức ở Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngày 26-27/12/2018.  (Đêm Nhạc Phú Quang  "Trong Miền Ký Ức"), ông đã nhắc đến những trận Bom B52 đã làm cho ngôi nhà cha mẹ của ông đổ sập...ở trong LỜI TỰA  bài viết quảng cáo cho show ca nhạc của ông. Nhưng theo danh sách các nhạc khúc của ông, tôi không nghe bài nào có tiếng bom B52 cả...

 

Khi  nói về những ca khúc trong chương trình thì ông bảo có xử dụng ý thơ của các thi sĩ ....

"Tội nghiệp," ông không nhớ nỗi tác giả thơ của từng bài hát, tôi phải bỏ công ra tìm thì mới biết được ai là tác giả thơ của những ca khúc ông viết:

 

-Hà Nội Ngày Trở Về, thơ: Doãn Thanh Tùng

-Im Lặng Đêm Hà Nội, thơ:Phạm Thị Ngọc Liên

-Romance 1 - Lời thơ :Ý Nhi

-Mơ Về Nơi Xa Lắm - thơ: Thái Thăng Long

-Khúc Mùa Thu , thơ: Hồng Thanh Quang

-Tình khúc 24, Thơ: Dương Tường

-Lãng Đãng Chiều Đông Hà Nội, thơ: Tạ Quốc Chương

-Mẹ, thơ: Hồng Thanh Quang

-Biển, Nỗi nhớ và Em, thơ: Hữu Thỉnh

-Nỗi Nhớ Mùa  Đông, thơ: Thảo Phương

-Chiều Phủ Tây Hồ, thơ :Thái Thăng Long

-Em Ơi Hà Nội Phố-  thơ :Phan Vũ ( Đây là bài hát đã mang đến cho Phú Quang giải thưởng đầu tiên trong đời về âm nhạc )

...v.v..

 
Khi nghe một ca khúc của Phú Quang, không có tên tác giả thơ, với một người dễ tính, bình thường, thì đó là những ca khúc sáng tác của Phú Quang. Với một người tôn trọng tài sản trí tuệ khi nghe một ca khúc của Phú Quang thì sẽ có câu hỏi:  "Không biết tác phẩm này của Phú Quang là do ông ấy sáng tác hay phổ từ thơ của ai ?"


Phổ thơ không có xấu, trừ khi vất tên của tác giả thơ đi thì hành động đó không chấp nhận được trong một thế giới văn minh. Trường hợp nhạc sĩ Phú Quang có khác đi, lúc mới phổ biến ca khúc phổ từ thơ, ông có ghi hay nhắc tên tác giả thơ ở tác phẩm. Sau một thời gian tác phẩm nổi tiếng, thì những ca khúc phổ thơ của ông chỉ còn độc tên ông...

 

Trong một Video Clip về  bài hát "KHÚC MÙA THU" Phú Quang nói là ca khúc này viết tặng cho hai người bạn (thật ra chỉ là Nhạc phổ Thơ), trong video clips Phú Quang nói về người Việt ở Quận Cam, California.USA,  Phú Quang bảo ông ta qua đây thăm một người bạn là TIẾN SĨ (Sic) và Phở ở Quận Cam dở tàn tệ, dân Việt ở Quân Cam đa số là DANH CA, (đánh cá).

Không hiểu tại sao Nhạc sĩ Phú Quang lại phát biểu như thế, quả tình tôi không rõ Phú Quang học đến lớp mấy và học ở đâu. Nhưng  nghề đánh cá có gì xấu xa ? Đức chúa JESUS khi xưa cũng đã từng đi đánh cá ... (không biết nhạc sĩ Phú Quang có biết chuyện này không?)

 

link video clip:

 

Một bài báo viết về chuyện nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ nhiều bài hát hay về Hà Nội. Ông cho biết: "Thật lòng mà nói hồi trẻ và bây giờ vẫn thế, tôi thích văn chương hơn âm nhạc. Việc có nhiều bài hát phổ thơ cũng là lẽ tự nhiên. Những bài hát giữ nguyên tác hoàn toàn rất ít, chỉ chiếm 2%. Còn lại, tôi thường chỉnh sửa cải biên khá nhiều, bởi thơ và ca từ khác nhau...Dù chỉ dùng một câu hay vài chữ của người ta thôi, tôi cũng luôn đề rõ trong tác phẩm rằng lời phổ thơ của họ, để tỏ lòng tôn kính người ta gợi cảm hứng sáng tác cho mình".(Hữu Du)

 

À té ra ông ấy thích "văn chương" , đó là chuyện ngày xưa, còn bây giờ với trí nhớ không được tốt của Phú Quang, những tác phẩm phổ thơ của ông chỉ còn ghi là : Sáng tác Phú Quang.

 

Các bạn thử nhìn vào các tác phẩm của Phú Quang ở trên internet và ở các CD, DVD của các nhà sản xuất âm nhạc thì sẽ biết.

 

Ở một bài viết trước đây "THƠ VÀ NHẠC, THƠ VÀ CA TỪ" trên Tạp Chí Hợp Lưu tôi có viết:

 

 "Những ca khúc của Việt Nam hầu như phần chính tạo nên giá trị của ca khúc là lời ca. Một ca khúc NHẠC 50 PHẦN TRĂM, LỜI 50 PHẦN TRĂM, cái hồn của bài nhạc nó nằm trong lời hát đến hơn 50 phần trăm, nếu giòng nhạc dễ nghe sẽ đưa cái hồn của lời hát thấm vào tâm cảm của người nghe. Nhạc có hay cách mấy mà lời ngô nghê vô nghĩa, thì ca khúc ấy sẽ bị giảm giá trị rất nhiều.

 

Dĩ nhiên một ca khúc muốn nổi tiếng còn phải tùy vào nhiều công sức của người khác, như ca sĩ, nhạc sĩ hòa âm và nhà sản xuất.

 

Người nhạc sĩ giỏi, chỉ cần 30 phút với chiếc dương cầm thì có thể tạo nên một khúc nhạc, họ chỉ mới hoàn thành có 50 phần trăm, năm mươi phần trăm còn lại đó lời ca. Lời ca là linh hồn của ca khúc, nếu không có lời ca, thì không được gọi là ca khúc.

 

Nếu thử nghe lại toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì phần tạo nên giá trị của tác phẩm là phần lời ca nhiều hơn là phần giai điệu.

 

Nếu đem toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang, bỏ tất cả các lời hát phổ từ thơ của các thi sĩ, thì ca khúc của Phú Quang còn lại gì? Bởi những ca khúc khá nổi tiếng của ông hầu như phổ từ thơ." (Đặng Hiền)

 

Và trong một đoạn viết ngắn trên FB cá nhân vào ngày hôm qua tôi có hỏi :

 

"Nếu một người viết ca khúc lấy nguyên một bài thơ của người khác, thêm bớt một vài câu để thành ca từ rồi vất tên tác giả bài thơ đi. Thế gọi là gì ???"

 

Thì nhận được nhiều bình luận, đa số cho rằng đó là hành động không tốt, là ăn cắp, thậm chí ăn cướp...

 

Qua bài viết ngắn này, theo tiêu chuẩn của Phú Quang,  xin thưa đó là : từ "SÁNG TÁC" sang "TỐI TÁC" ạ.

 

ĐẶNG HIỀN

(12/12/2018)

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Tư 20204:09 SA
Khách
Tôi muốn biết lời bài hát"trong miền ký ức" , nó là của PQ hay nhà thơ nào mà tôi tìm mãi ko ra. Bởi vì nó quá giống thung lũng Thác bà thác ông- thủy điện thác bà (cũng có thể là ngẫu nhiên) nơi kỷ niệm ko thể quuên của nhiều thân phận!. Xin cho biết. Cám ơn!
15 Tháng Mười Hai 20188:10 SA
Khách
-Có bạn "Lê Đình" đọc bài này trên FB của Hợp Lưu, có ý kiến rằng :..."Có chút gì đó phảng phất sự đố kỵ".
Và chúng tôi đã trả lời:
-Chúng tôi không hề đố kỵ Nhạc sĩ Phú Quang, chỉ muốn không có những chuyện như vất tên tác giả THƠ ra khỏi tác phẩm một cách vô ý . Thật ra, nói ra những "chuyện tệ hại" đó là để giúp cho xã hội được tốt hơn, và cũng giúp cho những nhạc sĩ bị "lơ dãng" quên sẽ nhớ lại và giữ được phẩm giá. Có thể bạn là người ái mộ của nhạc sĩ Phú Quang, nhưng cũng nên bình tĩnh và sáng suốt để nghe hoặc đọc những chuyện khác với ý của bạn.(TCHL)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81454)
"Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác.
11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 90394)
G iấc mơ thổ kể chuyện một lũ người hoá điên vì ám ảnh quá khứ. Quá khứ ở trong mọi ý nghĩ, đè nặng lên từng số phận. Quá khứ hằn dấu lên ngôn ngữ, trong những lời nói đã trở thành thói quen, được phát ra như những khẩu hiệu trơ cứng, như trong câu của Quý với Vĩnh lúc đi săn rồng “ Khẩn trương lên giặc lái đến bây giờ ”. Quá khứ ở trong từng thức ăn, đồ uống, trong giải trí, trong thịt rồng, tim phượng, trong “rượu Armagnac Marquis de Caussade, đóng chai năm 71” , và trong “trận World Cup của năm 66” .
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 83684)
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24/3/1916 tại quê ngoại, xã Phước Lộc, quận Sơn Tịnh, nhưng lớn lên tại quê nội thị xã Thu Xà, xã Nghiã Hoà. Hai nơi đều thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Mất ngày 17/1/ 1946, tại Thu Xà.
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 93465)
Khảo sát trên những văn bản tác phẩm của Trần Vũ, tôi thu được một kết quả khá thú vị: có tổng số 13 trên 27 truyện ngắn mà trong đó có sự hiện diện hình ảnh của những cơn mưa. Điều này đủ để nói lên rằng mưa chiếm một vị trí nhất định trong ký ức của anh ― có thể nói gần như một nỗi ám ảnh.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89142)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86530)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 80707)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85179)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 99568)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 29511)
Như cụm từ "thơ hiện đại", "thơ trẻ" là hạn từ có thể được sử dụng cho một nền thơ, ở bất cứ giai đoạn nào, trong bất kì đất nước nào. Việt Nam không là ngoại lệ. Từ thập niên 60, 70 và vân vân… Nhưng có lẽ Thơ Trẻ được dùng với tần số cao là khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX. Từ đó, nó xuất hiện ngày càng đậm đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trong giới khoa bảng. Đậm đặc và lạ.